Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 4 2018 lúc 11:49

- Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói có tính chất kinh niên được giải quyết về cơ bản.

- Về công nghiệp, giai cấp công nhân với tinh thần dựa vào sức mình là chính đã nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp quan trọng như mỏ than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy điện Hà Nội…; xây dựng thêm nhiều nhà máy như nhà máy cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống, thuốc lá Thăng Long, cá hộp Hải Phòng, chè Phú Thọ... Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.

- Về thủ công nghiệp, có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất thêm, bảo đảm nhu cầu tối thiểu của đời sống, giải quyết phần nào việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công miền Bắc tăng gấp hai lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Về thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, đã cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng cho nhân dân ; giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển : hoạt động ngoại thương dần dần tập trung vào tay Nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

- Về giao thông vận tải, gần 700 km đường sắt bị phá được khôi phục ; sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô; xây dựng lại và mở rộng thêm nhiều bến cảng như Hải Phòng. Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 10 2019 lúc 7:33

Đáp án A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 3 2018 lúc 7:31

Chọn A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 11 2017 lúc 8:03

Đáp án A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 7 2017 lúc 16:31

Đáp án: A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 8 2017 lúc 16:21

- Nông nghiệp:

+ Chính phủ đề ra chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi là ngành chính.

+ Các hợp tác xã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật, năng suất tăng đạt từ 6 đến 7 tấn trên một hécta.

- Công nghiệp: Được khôi phục nhanh chóng, đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà máy thủy điện. Các ngành công nghiệp trọng điểm có bước phát triển, giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142%.

- Giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục.

- Văn hóa, giáo dục, y tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 11 2018 lúc 15:43

- Hoàn thành cải cách ruộng đất.

- Nông nghiệp: Nông dân hăng hái khẩn hoang, sắm sửa nông cụ, xây dựng nhiều công trình thủy lợi.

- Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới: cơ khí Hà Nội, gỗ Cầu Đường...

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Mở rộng ngoại thương.

- Giao thông vận tải: Khôi phục các tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ôtô, đường hàng không quốc tế được khai thông.

- Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm xây dựng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 5 2019 lúc 18:01

Miền Bắc trở lại hòa bình, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

- Đến cuối tháng 6 -1973, miền Bắc cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.

- Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

- Đến cuối năm 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971 - là hai năm đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đời sống nhân dân được ổn định.

- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 -1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 5,7 vạn bộ đội. Miền Bắc cũng đưa vào chiến trường 26 vạn tổn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.

- Chi viện của miền Bắc cho miền Nam thời kì này, ngoài việc phục vụ nhiệm vụ chiến đấu với trọng tâm tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 8 2017 lúc 2:45

* Ở miền Bắc:

- Năm 1976 căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

- Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế đều tiến bộ đáng kể.

- Miền Bắc còn làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia trong thời kì mới.

* Ở miền Nam:

- Công việc tiếp quản vùng mới giải phóng từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo, từ căn cứ quân sự đến các cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương.

- Tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

- Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

- Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế v.v được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.

Bình luận (0)