Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 4 2018 lúc 2:05

a) Đoạn 1 : Hai vợ chồng chăm chỉ.

- Thức khuya dậy sớm : Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.

- Không lúc nào ngơi tay : Cấy lúa, gặt hái xong, họ lại trồng khoai, trồng cà.

- Kết quả tốt đẹp : nhờ làm lụng chuyện cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đoàng hoàng.

b) Đoạn 2 : Dặn con.

- Tuổi già : Hai ông bà mỗi ngày lại già yếu, ít lâu sau bà lão qua đời, ông lão cũng lâm bệnh nặng.

- Hai người con lười biếng : Hai người con ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.

- Lời dặn của người cha : Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

c) Đoạn 3 : Tìm kho báu.

- Đào ruộng tìm kho báu : Hai người con nghe theo lời cha đào bới cả đám ruộng.

- Không thấy kho báu : Vụ mùa đến, hai người con trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ nên vụ ấy bội thu. Mấy mùa tiếp theo cũng vậy.

 

- Hiểu lời dặn của cha : Ai chăm chỉ, yêu quý đất đai sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 9 2019 lúc 12:45

- Tranh 1: Các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi khi hay tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi.

- Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.

- Tranh 3: Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.

- Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 9 2019 lúc 14:50

* Đoạn Một (bức tranh 1):

Ông Trần Liễu biết mình khó qua khỏi cơn bạo bệnh, liền cho gọi con trai Trần Quốc Tuấn để trối lại những lời cuối cùng.

* Đoạn Hai (bức tranh 2):

Cùng thời điểm đó, giặc Nguyên kéo quân sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là giết hại dân lành, cướp bóc tài sản... Lòng dân vô cùng oán hận.

* Đoạn Ba (bức tranh 3):

Trần Quốc Tuấn cùng các chiến sĩ nghênh đón Trần Quang Khải.

* Đoạn Bốn (bức tranh 4):

Trần Quốc Tuấn tự tay mình tắm gội cho Trần Quang Khải.

* Đoạn Năm (bức tranh 5):

Vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cùng các vị bô lão tại hội nghị Diên Hồng luận bàn việc nước.

* Đoạn Sáu (bức tranh 6):

Giặc Nguyên bại trận tháo chạy về nước.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 1 2019 lúc 5:53

Tranh 1: Nguyễn Khoa Đăng là vị quan án có tài xét xử. Một lần, có anh hàng dầu bị mất cắp tiền, nghi là bị một kẻ mù lấy. Đi hỏi thì người này ra sức chối.

Tranh 2: Bắt giải lên quan, quan sai người múc một chậu nước, rồi bắt anh ta bỏ tiền vào. Chậu nước nổi váng dầu, kẻ cắp hết đường chối cãi. Nghĩ hắn giả mù quan cho lính lấy roi đánh, chỉ ba roi sau hắn đành mở cả hai mắt.

Tranh 3: Trong vùng bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp quan cho dân sĩ cải trang thành dân phu ngồi trong hòm gỗ có lỗ thông hơi rồi đánh tiếng là hòm vàng bạc của một vị quan sắp về quê đi qua. Bọn cướp mắc mưu cướp lấy đem về tận sào huyệt.

Tranh 4: Về đến nơi, các võ sĩ bất ngờ xông ra, vừa lúc quân triều đình ập đến. Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

 
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 1 2020 lúc 5:09

* Tranh số 1: Cuộc thi nhảy xa bên hố cát cạnh con mương của bọn trẻ trong làng do chị Hà làm trọng tài, mấy cô cậu tí hon làm khán giả. Hưng Tồ nhảy đầu tiên, nhảy đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Tiếp theo là Dũng Béo đã nhảy qua hố, nhưng chân bị nún sâu vào đất mềm, được các bạn "nhổ" lên. Người thứ ba là Tuấn Sứt từng thi nhảy xa cấp huyện, cậu ta nhảy qua hố như con mèo, rồi ngồi vắt chân chữ ngũ chờ nhận giải.

* Tranh số 2: Tôm Chíp bé nhất, nhảy sau cùng. Mặt cậu đỏ lên ái ngại. Các bạn cười và nói khích. Tôm Chíp tự ái lao lên nhưng đến gần hố cậu ta lại đứng sựng lại. Cả bọn cười, nhao nhao khích bác. Tôm Chíp vừa giận mình, vừa tức bạn, toan khóc. Chị Hà lại an ủi động viên.

* Tranh số 3: Tôm Chíp xin nhảy lại. Sắp đến hố nhảy, nghe thấy tiếng kêu thất thanh bên bờ mương, Tôm Chíp vội chạy vòng qua hố nhảy, lao như bay tới bờ mương kịp cứu được một em bé ở sát mép nước bờ bên kia. Mọi người thở phào.

* Tranh số 4: Chị Hà và một số bạn nhỏ lội qua con mương. Cả bọn đều lè lưỡi không hiểu sao Tôm Chíp làm sao mà "bay" qua được con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố: "Tôm Chíp vô địch. Nhưng phải khám xem cậu ta có lắp chiếc cánh quạt nào không đã. Cả bọn cười ồ và phục Tôm Chíp ra mặt."

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 5 2019 lúc 10:51

Tranh 1 : Tuệ Tĩnh cùng học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu. Ông nói với học trò về điều ông đang suy nghĩ đã mấy chục năm qua, đó là giá trị to lớn của cây cỏ nước Nam.

Tranh 2 : Tuệ Tĩnh kể lại việc vua Trần đã cho luyện tập võ nghệ, chuẩn bị vũ khí cùng đánh giặc Nguyên xâm lược.

Tranh 3 : Nhà Nguyên cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam.

Tranh 4 : Các thái y tỏa đi học cách chữa bệnh trong dân gian bằng cây cỏ bình thường.

Tranh 5 : Cây cỏ nước Nam góp phần làm tăng sức khỏe cho các đạo binh trong cuộc chiến đấu chống giặc xâm lược.

Tranh 6 : Cac học trò của Tuệ Tĩnh một lòng theo thầy dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 11 2017 lúc 7:36

a) Đoạn 1: Cây thuốc quý

- Chàng tiều phu

   

- Gặp hổ

- Phát hiện cây thuốc quý

Lời kể : Đã từ rất xa xưa có một người tên là Cuội chuyên làm nghề đốn củi. Một hôm, khi vào rừng, Cuội bị một con hổ nhỏ xông tới tấn công. Cuội liều mạng vung roi đánh trúng đầu hổ làm nó ngã lăn ra đất. Lúc đó, hổ mẹ vừa về tới. Cuội sợ quá leo vội lên cây cao lẩn trốn. Cuội thấy hổ mẹ cúi xuống nhìn con rồi chạy tới một bụi cây gần đó, cắn một nắm lá về nhai mớm cho con. Chỉ ít phút sau, hổ con đã sống lại như không có chuyện gì xảy ra cả. Hai mẹ con hổ cùng nhau đi vào rừng sâu. Cuội biết cây kia là một cây thuốc quý nên nhảy xuống, đào gốc mang về trồng ở vườn nhà.

b) Đoạn 2: Vợ chồng chú Cuội

- Cứu người

- Lấy vợ

- Tai nạn bất ngờ

Lời kể : Nhờ có cây thuốc quý đó, Cuội đã cứu được bao nhiêu người tai qua nạn khỏi. Chàng còn cứu được cả con gái một phú ông nên được ông này nhận chàng làm rể. Hai vợ chồng Cuội rất thương yêu nhau. Nhưng có một hôm, vợ chàng bị ngã vỡ đầu, chàng phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Thế mà vợ chàng vẫn tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.

c) Đoạn 3: Lên cung trăng

- Theo cây lên trời

- Chú Cuội ngồi bên gốc cây

 

Lời kể : Một bữa, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Cuội nhìn thấy thế, sợ mất cây quý, vội chạy lại nắm lấy chùm rễ cây và đã bị cây cuốn theo tới tận cung trăng. Bây giờ vào những đêm trăng tròn và sáng, nhìn lên trời, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý giữa vầng trăng tròn vành vạnh.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 8 2019 lúc 4:41

- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.

- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.

- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 4 2018 lúc 12:17

- Tranh 1: Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

- Tranh 2 : Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như : Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.

- Tranh 3 : Tộ đã biết mình chưa ngoan nên không dám nhận kẹo của Bác. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.

Bình luận (0)