Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng.
Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.
Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ?
Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.
Chồn trở nên khiêm tốn hơn và bảo bạn : “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí không của mình.”
Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.
Những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân đó là : quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Ông bà thường ra đồng vào lúc sáng sớm, trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ không để cho đất nghỉ, cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
Phân tích nhân vật Gà Rừng trong truyện ngụ ngôn: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:
Cậu có bao nhiêu trí khôn?
- Mình chỉ có một thôi.
- Ít thế Sao? Mình thì có hàng trăm.
Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông ta reo lên: “Có mà trốn đằng trời!” Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.
Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn:
- Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!
Chồn buồn bã:
- Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.
Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo, ghé tai Chồn:
- Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!
Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng rằng đã chết: Ông ta quẳng nó xuống đám cỏ, rồi thọc gậy vào hang bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng.
Hôm sau, đôi bạn gặp nhau. Chồn bảo Gà Rừng:
- Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của tớ.
Khi gặp nạn, Chồn như thế nào ?
Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.
Khi gặp nạn, Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào cả.
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau : Gá Rừng / và / Chồn / là / đôi / bạn / thân / nhưng / Chồn / vẫn / ngầm / coi thường / bạn / . Một hôm / , Chồn / hỏi / Gà Rừng / :
- / cậu / có / bao nhiêu / trí khôn / ?
- / MÌnh / chỉ / có / một /thôi / .
giải giúp tôi với ạ
Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế.
Em hãy đọc đoạn 3 của bài và chú ý tới thái độ của các con vật.
Những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế là:
- Những anh gọng vó: bái phục nhìn theo.
- Những ả cua kềnh: âu yếm ngó theo.
- Đàn ăn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Kết thúc truyện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao bức tranh CLCC lại đc coi là 1 kiệt tác? Em hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ câu trả lời.
Giúp mình với ạ!!!!
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
Nói lại cách gà mẹ báo cho con biết :
Em hãy đọc đoạn sau: Khi gà mẹ thong thả ... đến hết, chú ý những tiếng kêu của gà mẹ khi gọi con.
a) Không có gì nguy hiểm.
Miệng kêu đều đều “ cúc… cúc … cúc”.
b) Có mồi ngon, lại đây !
Gà mẹ vừa bới vừa kêu “cúc, cúc, cúc”.
c) Tại họa, nấp nhanh !
Gà mẹ xù lông, miệng liên tục kêu, gấp gáp “roóc, roóc”
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt..........đâu”
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?
Câu 2: Hãy tìm 2 tình thái từ có trong đoạn trích trên?
Câu 3: Hãy xác định các vế câu và mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng trong câu sau: Nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà.
Câu 4: Gia đình là nơi để trở về, hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên trong đó có sử dụng trợ thán từ.
Câu 1 : Trích trong truyện Cô bé bán diêm. Tác giả: A- đéc- xen