Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp với các ô trống trong bảng 41.1.
Quan sát hình vẽ và thông tin trong bài, thảo luận, rồi điền nội dung phù hợp vào các ô trống ở bảng 2.
Bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
STT | Các đại diện | Nơi sống | Hình thức sống | Ảnh hưởng đến con người | ||
---|---|---|---|---|---|---|
Kí sinh | Ăn thịt | Có lợi | Có hại | |||
1 | Nhện chăng lưới | Tường, hang, cây | √ | √ | ||
2 | Nhện nhà (con cái thường ôm kén trứng) | Trên cây, tường nhà | √ | √ | ||
3 | Bọ cạp | Nơi khô ráo, trong hang, kín đáo | √ | √ | ||
4 | Cái ghẻ | Da người | √ | √ | ||
5 | Ve chó | Da, lông chó | √ | √ |
Quan sát hình 50.2 và thực hiện các bài tập sau:
- Thức ăn của chuột là gì? Động vật nào ăn thịt chuột? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:
(Thức ăn của chuột) → Chuột → (Động vật ăn thịt chuột)
- Tương tự hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:
…….. → Bọ ngựa → ……..
…….. → Sâu → ……..
…….. → ……. → ……..
- Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?
- Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào những chỗ trống trong câu sau: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích …… vừa là sinh vật bị mắt xích …… tiêu thụ.
- Thức ăn của chuột là sâu ăn lá cây. Động vật ăn thịt chuột là rắn.
Sâu ăn lá cây → Chuột → Rắn
- Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa → Rắn
Lá cây → Sâu → Chuột
Chuột → Cầy → Đại bàng
- Mỗi loài sinh vật là một mắt xích tiêu thụ mắt xích đứng trước và bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
Hãy đánh dấu vào ô trống phù hợp với nội dung trong bảng 58.2
Tình trạng của đất | Có thực vật bao phủ | Không có thực vật bao phủ |
Đất bị khô hạn | X | |
Đất bị xói mòn | X | |
Độ màu mỡ của đất tăng lên | X |
Quan sát hình 41.1, hình 41.2, đọc bảng 1, điền vào ô trống của bảng 1.
Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu
Đặc điểm cấu tạo ngoài | Ý nghĩa thích nghi |
---|---|
Thân: hình thoi | Giảm sức cản không khí khi bay |
Chi trước: cánh chim | Tạo động lực nâng cánh và hạ cánh → giúp chim bay |
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt | Bám chắc khi đậu hoặc xòe rộng duỗi thẳng giúp chim hạ cánh |
Lông ống: Có các sợi long làm thành phiến mỏng | Bánh lái, làm cho cánh chim dang rộng khi bay |
Lông tơ: Có các sợi long mảnh làm thành chum long xốp | Giữ nhiệt, làm than chim nhẹ |
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có rang | Làm đầu chim nhẹ, giảm sức cản không khí |
Cổ: dài, khớp đầu với thân | Phát huy tác dụng các giác quan, bắt mồi, rỉa long |
Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó.
Bảng 35.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật
* Học sinh có thể điền tiếp những nhân tố sinh thái khác nhau vào trong bảng.
Nhân tố sinh thái (đơn vị) | Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái | Dụng cụ đo |
---|---|---|
Nhiệt độ môi trường (oC) | Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật. | Nhiệt kế |
Ánh sáng (lux) | Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật. | Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng |
Độ ẩm không khí (%) | Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát hơi nước của sinh vật. | Âm kế |
Nồng độ các loại khí: O2, CO2, ... (%) | Nồng độ O2 ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật. CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, nồng độ CO2 quá cao thường gây chết đối với hầu hết các loài sinh vật. | Máy đo nồng độ khí hoà tan |
pH | Độ pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng hút khoáng của thực vật và do đó, ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng. | Giấy quỳ tím |
Đọc mục I, mục II, quan sát hình 57.1 và hình 57.2 điền nội dung thích hợp vào ô trống bảng sau:
Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng
Quan sát hình 46.2, 3 đọc các thông tin có lien quan tới các hình trên, điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể | Đặc điểm cấu tạo ngoài | Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù |
---|---|---|
Bộ lông | Bộ lông mao | Che chở, giữ nhiệt cho cơ thể |
Chi (có vuốt) | Chi trước ngắn | Đào hang |
Chi sau dài khỏe | Bật xa → chạy nhanh khi bị săn đuổi | |
Giác quan | Mũi thính và long xúc giác nhạy bén | Thăm dò thức ăn hoặc môi trường |
Tai thỏ rất thính vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía | Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù |
- Hãy quan sát hình dạng, cấu tạo ngoài (hình 35.1) và cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi.
- Thả ếch vào nước trong bể kính, hãy quan sát cách di chuyển trong nước của ếch (hình 35.3).
- Dựa vào kết quả quan sát hình 35.1, 35.2, 35.3 để hoàn chỉnh bảng sau bằng đánh dấu (√) vào ô trống trong bảng cho phù hợp.
- Động tác nhảy của ếch :
+ chi sau ếch gập thành hình chữ Z.
+ khi nhảy, ếch duỗi chân sau, bật mạnh về phía trước.
- Động tác bơi của ếch:
+ chi sau đẩy nước, giữa các ngón có màng bơi.
+ chi trước rẽ nước.
Bảng: Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài | Thích nghi với đời sống | |
---|---|---|
Ở nước | Ở cạn | |
Đầu hẹp, nhọn, khớp với than thành một khối thuôn nhọn về phía trước | √ | |
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu | √ | |
Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí | √ | |
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng. | √ | |
Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt | √ | |
Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) | √ | |
Đọc bảng hình 44.3, điền nội dung phù hợp vào chỗ trống trong bảng sau:
Bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài một số bộ Chim thích nghi với đời sống của chúng
Đặc điểm | Bộ ngỗng | Bộ gà | Bộ chim ưng | Bộ cú |
---|---|---|---|---|
Mỏ | Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang | Mỏ ngắn, khỏe | Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn | Mỏ quặp nhưng nhỏ hơn |
Cánh | Cánh không đặc sắc | Cánh ngắn, tròn | Cánh dài, khỏe | Dài, phủ long mềm |
Chân | Chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước | Chân to, móng cùn, con trống có cựa | Chân to, khỏe có vuốt cong, sắc | Chân to, khỏe, có vuốt cong sắc |
Đời sống | Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn | Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, giun, than mềm | Chuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịt | Chuyên săn mồi về ban đêm, bắt chủ yếu gặm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động |
Đại diện của từng bộ chim | Vịt trời, mòng két, thiên nga,… | Công, gà rừng, gà lôi,… | Đại bàng, diều hâu, cắt, chim ưng,… | Cú mèo, cú lợn,… |