Cho câu “tôi mặc một chiếc áo bằng tám da dê, vạt áo dài khoảng lưng chừng hai bắp đùi và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê” có bao nhiêu quan hệ từ?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Cho câu “Tôi mặc một chiếc áo bằng tám da dê, vạt áo dài khoảng lưng chừng hai bắp đùi và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê” có bao nhiêu quan hệ từ?
A. Ôn đới
B. Nhiệt đới
C. Xích đạo
D. Hàn đới
Tìm danh từ, tính từ trong đoạn văn sau: ( Mình cần gấp,Thank )
Có ai quen, gặp tôi bây giờ cũng không nhận ra tôi nữa đâu. Ngồi bó gối trên cầu nhìn xuống nước, chính tôi cũng khó nhận ra mình trong cái hình thù quái dị này. Tóc tôi mọc dài gần phủ gáy, hai quầng mắt hõm sâu, cổ gầy như cổ cò ma. Chiếc áo vét-tông bằng ka-ki trắng của anh học sinh cho tôi, Giờ đây đã biến thành màu cháo lòng, vạt áo phủ xuống tận gối, cứ kêu loạt xoạt theo mỗi bước chân đi. Còn chiếc quần đùi bằng vải len của tôi thì bạc phếch ra, hai ống quần rách te tua như bị cá chốt rỉa.
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu(vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thuỷ...)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. áo dài phụ n? có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Aó năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
( Theo Trần Ngọc Thêm )
Trả lời câu hỏi:
Đặt một câu ghép có sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để giới thiệu nét đẹp riêng của chiếc áo dài truyền thống và chiếc áo dài tân thời.
Ai tìm giúp mình với. Cần gấp lắm rùi...
áo dài truyền thống: Áo dài truyến thống của nước ta không chỉ rất đẹp mà nó còn tôn vẻ đẹp của người phụ nữ lên.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
a. Hãy tìm các từ láy có trong đoạn trích
b.Tìm câu ghéptrong đoạn trích và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó. Các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào?
c. Chỉ ra một trường từ vựng có trong đoạn trích?
d. Cho câu chủ đề : Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng phân hợp (khoảng 10 câu)
a. Các từ láy có trong đoạn trích là: xơ xác, còm cõi, sung sướng, ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho.
b. Câu ghép:
- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
-> Quan hệ song hành.
Hai vế được nối vơi nhau bởi dấu phẩy.
c. Trường từ vựng cảm giác của con người: sung sướng, ấm áp, mơn man
1.Lớp 4A có 42 học sinh. Trong đó có 25 học sinh giỏi toán, 23 học sinh giỏi Tiếng Việt và hai học sinh không giỏi môn nào. Hỏi có bao nhiêu học sinh giỏi cả hai môn ?
2.Ba bạn Hiền, Thi, Thoa mặc ba chiếu áo màu đỏ, vàng, xanh và cài ba cái nơ cũng màu đỏ, vàng, xanh.Biết rằng:
a)Thoa cài nơ màu xanh.
b)Chỉ có bạn Hiền là có màu áo và màu nơ giống nhau.
c)Màu áo và màu nơ của Thi đều không phải màu đỏ.Hãy xác định xem ba bạn Hiền, Thi, Thoa mặc áo màu gì và cài nơ màu gì?
3.Trên một dòng sông, có một người lái thuyền phải chở một con sói, một con dê và một chiếc bắp cải sang sông. Khó một nỗi là thuyền của bác nhỏ nên mỗi chuyến chỉ chở được một con sói, hoặc một con dê, hoặc một bắp cải. Nhưng nếu chó sói cạnh dê thì chó sói sẽ ăn thịt dê, mà dê đứng cạnh bắp cải thì dê sẽ ăn bắp cải.Làm thế nào bay giờ? Bác lái thuyền suy nghĩ một lúc rồi bác reo lên: “ ta đã có cách.”Và rồi bác đã hoàn thành công việc thật xuất sắc.Đố bạn biết bác đã làm thế nào?
4.Ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm ba hoa giấy, hoa cúc, hoa đào, hoa hồng. Bạn làm hoa ồng nói với Cúc: thế là trong chúng ta hông có ai làm hoa trùng với tên của mình
Các bạn thử đoán xem ai làm hoa gì?
5.một bản làng nọ có một gia đình có ba người con trai. Mỗi người con trai đềucó một người chị gái và một người em gái.
Cái bạn thử đoán xem gia đình đó có mấy người ?
Các bạn ơi 5 bài này mỗi bài là 2 điểm nha! CỐ GẮNG ! nhé
đây là toán vui. ( Mình đã có phép tính lời giải trước mới cho các bạn làm đấy nhé " Các bạn đừng chép từ vi tính hoặc cái gì các các bài này mình cho các bạn làm vì mình để kiểm tra các bạn mà thôi nhé " Xin cảm ơn
... Cô tôi chưa dứt câu, tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến cho kì vụn mới thôi.
(...) Mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nỗi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
a) Chỉ ra trường từ vựng có trong đoạn trích, cho biết chúng thuộc trường từ vựng nào?
b) Chỉ ra câu ghép có trong đoạn trích và phân tích quan hệ ý nghĩa của chúng.
a.
- Trường từ vựng chỉ cảm xúc: nghẹn, ứ, khóc
- Trường từ vựng chỉ việc tiêu hóa, ăn (thực chất là để bộc lộ sự căm hận của chú bé Hồng đối với những cổ tục đã đày đọa mẹ): cắn, nhai, ngấu nghiến.
- Trường từ vựng tả người: còm cõi, xơ xác, tươi sáng, trong, da mịn, tươi đẹp, khuôn miệng xinh xắn, thơm tho...
b.Câu ghép là câu:
- Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi.... => câu biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. (chính những cổ tục được so sánh với những vật cụ thể ở vế 1 mới là hệ quả để vế 2 được thực hiện)
- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ.... => câu biểu thị quan hệ đồng thời. (chính những hành động mà chú bé được trải nghiệm ở vế 1 mới đưa tới cảm nhận của chú bé Hồng ở vế 2)
Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.
Phạm Hải Lê Châu
Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)
A. Mẹ mua cho.
B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.
C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.
D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.
Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)
A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.
B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.
C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thây chiếc áo của ba cũng rất đẹp.
D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)
A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.
B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.
D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
.........................................................................................................................................
Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)
- Chủ ngữ là:................................................................................................................
- Vị ngữ là:..................................................................................................................
Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)
Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Các từ in đậm trong đoạn trích sau có nét chung nào về nghĩa?
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
- Các từ in đậm: mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay để chỉ bộ phận cơ thể con người
=> Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Đặc điểm của trường từ vựng
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
- Do hiện tượng từ nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
Từ "vạt" trong hai câu "Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre." và "Vạt áo chàm thấp thoáng." có quan hệ với nhau thế nào ?
đồng âm nhưng khác nghĩ
tk mk nha
thanks