Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Luong Thuy Linh
Xem chi tiết
Lê Ly
17 tháng 9 2019 lúc 22:02

- Là cuốn tiểu thuyết ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Nguyễn Thị Hương
10 tháng 2 2022 lúc 20:35

Ý nghĩa nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí" là:

* Triển khai ý *

- Viết bằng chữ Hán

- Có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

- Tuy nhiên, tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê đó mà còn được viết tiếp, tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.

* Viết liên tiếp *

Nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí" được viết bằng chữ Hán, có nghĩa là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tuy nhiên, tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê đó mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 12 2017 lúc 11:54

Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí

- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc

- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 1 2017 lúc 15:34

Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí

- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc

- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.

Thuy Chu
Xem chi tiết
Đoan
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 10 2019 lúc 2:10

Chủ đề:

- Phản ánh sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.

- Ca ngợi khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn và tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 4 2018 lúc 2:08

Chọn đáp án: C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 8 2019 lúc 16:39

Đáp án C

Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.

Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thaotitans Thaotitans
28 tháng 11 2016 lúc 14:00

truyền kỳ mạn lục :ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ

doan truong tan thanh:tiếng kều đứt ruội

vu tuy but mk ko bít

Đặng Thị Huyền Trang
6 tháng 11 2017 lúc 20:48

Vũ trung tùy bút, hiểu theo nghĩa tùy theo ngọn bút viết trong khi mưa, được viết khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ, ghi lại nhiều sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn.

Tuy Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là "muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc". Và trong 90 (tính luôn bài Tự thuật) truyện dài ngắn, không được tác giả sắp xếp theo thể loại; theo Dương Quảng Hàm có thể phân ra làm bảy loại sau:

Tiểu truyện các bậc danh nhân: Phạm Ngũ Lão, Lý Đạo Tái, Truyện vua Lê Lợi, Đoàn Thượng,... Ghi chép các cuộc du lãm, những nơi thắng cảnh: Cảnh chùa Sơn Tây, Đền Đế Thích,... Ghi chép các việc xảy ra ở cuối đời Lê: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Cuộc bình văn trong nhà Giám,... Khảo cứu về duyên cách, địa lý: Thay đổi địa danh, Xứ Hải Dương, Xứ Đường An, Tên làng Châu Khê,... Khảo về phong tục: Hoa thảo, Cách uống chè, Nón đội, Mẹo lừa, Trộm cắp, Thần trẻ con, Tệ tục, Thần hổ,... Khảo về học thuật: Học thuật, Lối chữ viết, Bàn về âm nhạc, Các thể văn,... Khảo về lễ nghi: Lễ tế giao, Lễ nhà miếu, Lễ sách phong,... Khảo cứu về điển lệ: Khoa cử, Phép thi, Quan chức,..

Trong Lời Bạt viết năm 1989, Nguyễn Lộc chỉ phân ra làm bốn loại, đó là:

Ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc bấy giờ, từ việc trong phủ chúa Bàn về các thứ: lễ, tệ tục, thi cử, phong tục, âm nhạc, chữ viết. viết về các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử. Một số sự việc linh tinh khác

Trong Từ điển Văn học (bộ mới) xuất bản năm 2004, Nguyễn Phương Chi, cũng phân ra bốn loại, nhưng khác hơn trên, đó là:

Một, phần lớn sách dành cho các bài nghiên cứu phong tục và các biến thiên của nó qua các thời đại. Ở phần này, tác giả phê phán việc thờ cúng nhảm nhí, cũng như nhiều hủ tục cưới xin, ma chay, đình đám khác. Hai, một số mẩu ký sự hồi ức, cố sự, trực tiếp phản ánh sinh hoạt xã hội nhiều rối ren, biến động ở xã hội Đàng Ngoài thời Lê mạt. Ba, một số truyện miêu tả và thưởng ngoạn thiên nhiên với con mắt nhà nghệ sĩ. Và qua đó, tác giả gửi gắm những tình cảm sâu nặng đối với quê hương. Bốn, một số bài dành để phân tích một số hiện tượng, đặc điểm cùng sự phát triển của các thể tài văn học Việt Nam.
Ngọc Nguyễn Minh
6 tháng 11 2017 lúc 22:14

- Truyền kì mạn lục: Ghi chép những điều kì lạ được lưu truyền trong dân gian.

- Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê

- Vũ trung tùy bút: Tùy bút viết trong những ngày mưa (ngày nhàn)

- Đoạn trường tân thanh: Tiếng kêu mới đứt ruột.