Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
– Này, u ăn đi! (2)”
(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
Xác định các kiểu câu và hành động nói trong đoạn văn sau:(5đ)
“ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ.(1)
-Này u ăn đi! (2) Để mãi. (3) U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.(5)
Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6)
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:(7)
-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(8)
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt .(9)
- Không đau con ạ!(10
(1) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày
(2) Kiểu câu: Cầu khiến; Hđ nói: Điều khiển
(3) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày
(4) Kiểu câu: Cầu khiến; Hđ nói: Điều khiển
(5) Kiểu câu: Cầu khiến; Hđ nói: Điều khiển
(6) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày
(7) như câu 6 nha
(8) Kiểu câu: Nghi vấn; Hđ nói: Bộc lộ cảm xúc
(9) Kiểu câu: Trần thuật; Hđ nói: Trình bày
(10) Kiểu câu: Cảm thán; Hđ nói: Bộc lộ cảm xúc
Mình ko chắc là có đúng hay ko nữa! Bạn tham khảo nha! Có chỗ sau thì bạn sửa lại nha! Chúc bạn làm bài tốt!
[1],[6] .[7].[9]câu trần thuật,dùng để kể
[2] câu cầu khiến,dùng để yêu cầu
[3] câu trần thuật,dùng để bộc lộ cảm xúc
[4],[5] câu trần thuật,dùng để thông báo
[8] câu nghi vấn,dùng để hỏi và bộc lộ cảm xúc
[10] câu cảm thán,dùng để bộc lộ cảm xúc
mình nghĩ thế này ko bt đúng ko
Đúng rồi! Chỉ là cái hành động nói bạn làm chi tiết còn mình thì làm khái quát đó! Nên cái nào cũng đúng nha!
Xác định các kiểu câu và hành động nói trong đoạn văn sau:
“ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ.(1)
-Này u ăn đi! (2) Để mãi. (3) U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.(5)
Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6)
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:(7)
-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(8)
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt .(9)
- Không đau con ạ!(10)
giúp mình nhanh nhé tick co. đang cần gấp
Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc.
[…] Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!…
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
" Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?" → hành động hỏi.
" Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" → hành động trình bày.
" U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?" → mục đích hỏi.
" Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!" → mục đích bộc lộ cảm xúc đau khổ, buồn chán.
Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:
- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"
Giúp mk vs
Xác định các kiểu câu và hành động nói trong đoạn văn sau
-Với vẻ mặt băng khoăn, cái tý bưng khoai chìa tận mặt mẹ.
-Này U ăn đi! để mãi. U ăn thì con mới ăn. U không ăn con cũng không ăn nữa.
-Với vẻ mặt băng khoăn, cái tý bưng khoai chìa tận mặt mẹ.
==> Ai làm gì? từ sắc thái tới hành động
-Này U ăn đi! để mãi. U ăn thì con mới ăn. U không ăn con cũng không ăn nữa.
==> Ai làm gì? Hành động cử chỉ trực tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
"Bà lão láng giềng.... Băn khoăn"
(Ngô Tất Tố, Tắt Đèn)
b. Phân tích sự tương tác về hạnh động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích?
b, Sự tương tác về hành động lời nói của hai nhân vật giao tiếp: hai nhân vật đổi vai luân phiên
+ Bà lão hỏi thăm – chị Dậu cảm ơn
+ Bà lão hỏi tình hình anh Dậu – chị Dậu trả lời thân tình
+ Bà khuyên bỏ trốn- chị Dậu tán thành, nghe theo
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
"Bà lão láng giềng.... Băn khoăn"
(Ngô Tất Tố, Tắt Đèn)
c. Lời nói và cách nói của các nhân vật cho thâý tính cách và cách ứng xử của hai người có những nét văn hóa đáng trân trọng như thế nào?
c, Cách nói thân tình, gần gũi, thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm giữa những người hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau
Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:
- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
Câu in đậm "con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi" hàm ý: từ hôm sau con không được ăn ở nhà
- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" có hàm ý: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài
Vì phải bán đứa con đứt ruột đẻ ra nên chị Dậu không thể cất lời nói thẳng, chị nói hàm ý để giấu và tránh đi điều đau lòng đó.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
(1)- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ !
(2)- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?(3) Hay là u thương chúng con đói quá?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
b) Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn:
+ "Sáng nay người ta đấm u có đau không?"
+ " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?"
+ "Hay là u thương chúng con đói quá?
- Đặc điểm hình thức: có dấu "?" và các từ nghi vấn như "không", "làm sao", "hay"
b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.