Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là
A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng
B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười
C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn
D. Không tham gia hoạt động của lớp
Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện việc sống chan hoà với mọi người.
a) Cởi mở, vui vẻ. | |
b) Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. | |
c) Tham gia tích cực mọi hoạt động do lớp, Đội tổ chức. | |
d) Biết chia sẻ suy nghĩ với mọi người xung quanh. | |
e) Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng. | |
g) Khi chỉ định mới phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười. | |
h) Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp. |
Đánh dấu X vào ô trống các câu: a, b, c, d, h
Em có tán thành ý kiến dưới đây không? Vì sao?
a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó.
b) Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.
c) Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.
d) Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người tốt.
đ) Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
e) Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.
a) Tán thành
Khi vui hay buồn nếu được chia sẻ thì sẽ làm niềm vui tăng lên, nỗi buồn giảm đi cảm thấy thật thân thiết với người lắng nghe. Do đó tình bạn sẽ trở nên thân thiết, gắn bó.
b) Không tán thành.
Nếu chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, nỗi buồn sẽ bớt đi.
c) Tán thành.
Một người bạn biết lắng nghe sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được điều đó.
d) Không tán thành.
Đó có thể là một người bạn vô tư, lạc quan hoặc không khéo léo khi không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người khác chứ không phải là một người bạn không tốt.
đ) Tán thành.
Dù là trẻ em hay bất kì ai đều có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khí khăn.
e) Tán thành.
Trẻ em có quyền được bình đẵng như nhau
Đánh dấu X vào trước những hành vi, việc làm thể hiện hợp tác với mọi người xung quanh
Luôn quan tâm, chia sẻ với bạn bè.
Tích cực tham gia các hoạt động chung.
Không quan tâm đến việc của người khác.
Làm thay công việc cho người khác.
Việc của ai người đấy biết.
Biết hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
- Luôn quan tâm, chia sẻ với bạn bè.
- Tích cực tham gia các hoạt động chung.
- Biết hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên, vì sao ?
a) Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện ;
b) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ;
c) Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế ;
d) Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh ;
đ) Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội:
e) Học tập vì quyền lợi của bản thân ;
g) Học tập, làm việc vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân vì hạnh phúc của nhân dân ;
h) Vượt mọi khó khăn thực hiện kế hoạch đặt ra ;
i) Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức ;
k) Dồn hết sức lực vào việc học tập.
- Những việc làm thể hiện có trách nhiệm: (a), (b), (d), (đ), (g), (h).
- Những việc làm thể hiện thiếu trách nhiệm: (c), (e), (i), (k).
Trên đường đi học về, Hiếu và Tùng trao đổi với nhau về biểu hiện sống chan hòa với mọi người. -Hiếu nói:" Những gia đình giàu có thì không cần phải sống hòa hợp, vui vẻ với mọi người xung quanh. ". -Tùng thì cho rằng :" Những gia đình giàu có thì vẫn phải sống hòa hợp, vui vẻ với mọi người xung quanh, có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp. ". a/ Em có tán thành với ý kiến của bạn Hiếu không? Vì sao? b/Em có tán thành với ý kiến của bạn Tùng không? Vì sao?
chọn đáp án b
vì: dù hoàn cảnh sống như thế nào thì chúng ta vẫn phải sống chan hòa với mọi người thì cuộc sống gia đình mới hạnh phúc mọi người với sống vui vẻ với nhau được
Em không tán thành với ý kiến của bạn Hiếu vì ko phỉa cứ là người giàu người ta sẽ nể mình. Em đồng tình với ý kiến bạnTùng vì người giầu cũng cần giúp vui vẻ, chan hòa cùng mọi người.
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần
A đem lại lợi ích cho bản thân
B tạo cơ hội cho mọi người phát triển
C cư xử với mọi người thân thiện hơn
D khi gặp khó khăn không sợ hãi hoặc chán nản
Bạn Hiền là học sinh giỏi lớp 6/1 nhưng bạn không tham gia các hoạt động tập thể của lớp,của trường vì sợ mất thời gian,ảnh hưởng đến kết quả học tập.
a)Em hãy nhận xét hành vi của Hiền.
b)Nếu là bạn của Hiền,em sẽ làm gì?
a) hành vi bạn Hiền là sai
b)nếu em là Hiền thì em sẽ tích cực tham gia một cách hứng thú và nhiệt tình
a) Hành vi của Hiền là không đúng,là ích kỉ.Nếu ai cũng như Hiền thì mọi hoạt đông của lớp,của trường sẽ bị ngừng trệ.
b) Nếu em là bạn của Hiền thì em sẽ:
+ Khuyên Hiền nên tham gia các hoạt động của lớp,của trường
+ Giải thích để Hiền hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động tập thể như: mở mang hiểu biết,xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp,rèn luyện được những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân
+ Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội cho Hiền tham gia các hoạt động của lớp
Tick nha!
- Hành vi của bạn Hiền không đúng, vì tham gia vào các hoạt động tập thể không những giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng mà còn giúp ta hòa đồng với bạn bè hơn, tích lũy được những kĩ năng cần thiết cho bản thân. Nếu có suy nghĩ như Hiền thì những hoạt động bổ ích đó sẽ bị ngưng trệ.
- Nếu em là bạn Hiền, em sẽ:
+ Giải thích lợi ích của viện tham gia các hoạt động tập thể và khuyên bạn nên tham gia.
+ Cùng mọi người khuyên nhủ, động viên và tạo cơ hội cho Hiền tham gia.
( Mình nghĩ vậy, đúng tick nhé ~)
Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
a) Luôn luôn tham gia đúng giờ ;
b) Luôn luôn phải nhắc nhở ;
c) Bị bạn bè lôi kéo ;
d) Nhờ người khác tham gia để được nghỉ ;
đ) Làm việc để được nhận xét tốt;
e) Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân ;
g) Lo lắng đến công việc được phân công ;
h) Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu ;
i) Vận động các bạn cùng tham gia ;
k) Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động;
l) Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.
- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (a), (e), (g), (i), (k), (l).
- Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (b), (c), (d), (đ), (h).
Hành vi nào không biểu hiện lòng yêu thương con người
A Đem lại niềm vui cho mọi người.
B Chia sẻ nỗi buồn với người khác.
C Giúp kẻ đang bị truy nã trốn thoát
D Giúp đỡ người gặp khó khăn.
Hành vi nào không biểu hiện lòng yêu thương con người
A Đem lại niềm vui cho mọi người.
B Chia sẻ nỗi buồn với người khác.
C Giúp kẻ đang bị truy nã trốn thoát
D Giúp đỡ người gặp khó khăn.
Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?
a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân ;
b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;
c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc ;
d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra ;
đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới ;
e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (e)
+ Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị.
+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân.
Những hành vi (d), (e) thể hiện chí công vô tư vì bạn Lan, bà Nga đã giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
- Những hành vi (a), (b), (c), (đ), thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phôi mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.