Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiên nhân?
Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Anh (chị) có cảm nghĩ gì vế công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông?
Điều thôi thúc tác giả vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ:
- Niềm tự hào văn hiến dân tộc
- Ý thức trước những di sản bị thất lạc của cha ông
- Tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự cường trong văn học
- Ý muốn lưu truyền văn hóa cho đời sau nghiên cứu, tìm hiểu, gìn giữ, bảo vệ văn hóa
Cảm nghĩ về việc sưu tầm, biên soạn của Hoàng Đức Lương:
- Là công việc hết sức khó khăn, gặp nhiều trở ngại
- Công việc thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao khi gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc
- Công việc có ý nghĩa lớn lao, về mặt tinh thần, đáng trân trọng
Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ tư làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?
A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.
B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn.
C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).
D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.
Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?
A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.
B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có người yêu thích thơ văn.
C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).
D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.
Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ ba làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?
A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.
B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn.
C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).
D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.
Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ hai làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?
A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.
B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn.
C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).
D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.
Theo Hoàng Đức Lương, còn có lí do nào khác làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời?
A. Điều kiện bảo tồn bản thảo thơ văn không tốt.
B. Ỷ lại người trước, mỗi người không thấy trách nhiệm của mình.
C. Chê trách thời trước, không chịu đóng góp công sức của thời mình.
D. Cả A, B và C.
Qua việc sưu tầm, em có cảm nghĩ gì về nét văn hóa dân gian của quê hương Ninh Bình? Em đã làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân gian ấy?
Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.
Những nguyên nhân khiến sáng tác thời xưa không được lưu truyền đầy đủ:
- Chỉ có thi nhân mới thấy cái hay, cái đẹp của thi ca, ít người quan tâm tới thơ ca
- Người có học bận rộn chốn quan trường, khoa cử, ít người quan tâm tới thơ ca
- Có người quan tâm tới thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì, thiếu tâm huyết
- Triều đình chưa quan tâm, đặt tên cho lí do này
Lí do thuộc về khách quan
- Thời gian hủy hoại sách vở: Trải qua triều đại lâu dài... tan nát trôi chìm
- Chiến tranh, hỏa hoạn làm sách vở mai một
b, Nghệ thuật lập luận
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp
- Phương pháp lập luận quy nạp
- Dùng câu hỏi tu từ: Làm sau giữ mãi... được mà không
- Lập luận chặt chẽ, trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc
1. Sưu tầm bài viết về đức tính giản dị của Bác. (bài viết chứ ko phải thơ)
2. Viết bài tập làm văn chứng minh: Bác Hồ có lối sống rất giản dị. (dài vừa phải, khoảng 2 mặt giấy tập, ngắn hơn càng tốt:>)
2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.