Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?
A. Số đỏ
B. Giông tố
C. Vỡ đê
D. Lấy nhau vì tình
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương bao nhiêu của tiểu thuyết Số đỏ?
A. Chương XIII
B. Chương XIV
C. Chương XV
D. Chương XVI
Đoạn trích thuộc chương thứ XV của tiểu thuyết Số đỏ
Đáp án cần chọn là: C
Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) co suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
- Nhan đề tác phẩm chứa đựng nghịch lý khiến người đọc tò mò: Hạnh phúc một tang gia
+ Mâu thuẫn trào phúng nằm ở nhan đề, phản ánh đúng sự thật một cách mỉa mai, hài hước và đau xót: đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ bởi chúng đã đợi quá lâu để được hưởng thụ gia tài
+ Tác giả xây dựng bối cảnh bối rối, lo lắng, bận tâm của gia đình có tang nhưng cụ cố tổ mất có nghĩa là di chúc được thực hiện, vì vậy tất cả con cháu đều mong chờ và cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi cái chết đó diễn ra. Vũ Trọng Phụng liên tiếp tạo ra các mâu thuẫn trong tình huống truyện bộc lộ các mâu thuẫn, trào phúng khác.
Phân tích sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người từ tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:
- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp
- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả
* Văn học hiện thực phê phán
Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.
+ Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản
Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
A. Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát.
B. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu.
C. Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời.
D. Thể hiện niềm cảm thông, thương xót, trân trọng vẻ đẹp của người lao động trong xã hội đương thời.
Giá trị nội dung:
- Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu
- Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời
Đáp án cần chọn là: D
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
A. Tập trung khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
B. Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng
C. Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
D. Giọng văn mỉa mai, sử dụng các thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
E. Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích
F. Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình
Đáp án: B, D, E
- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích”
+ Cảnh đám ma được tổ chức linh đình
+ Cảnh cậu Tú Tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình
+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân
- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống
- Giọng văn mỉa mai, sử dụng các thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt
- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích
Hướng dẫn soạn bài " Hạnh phúc một tang gia" - Trích "Số đỏ" - Vũ Trọng Phụng - Văn lớp 11
Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, tiếng cười trào phúng và lòng căm phẫn của tác giả Vũ Trọng Phụng nhằm vào đối tượng nào?
A. Những kẻ còn giữ thói phong kiến hủ lậu.
B. Những kẻ vì ham của, hợm của mà mất hết tình người
C. Những kẻ đua đòi “tân thời” - Âu hóa
D. Cả ba ý trên.
Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
Mâu thuẫn sự trào phúng:
+ Nguyên tắc gây cười phát hiện, thể hiện mâu thuẫn nghịch lý, những điều trái khoáy ngược đời bóc trần bản chất hiện tượng
+ Mâu thuẫn trào phúng qua nhan đề: tính chất ngược đời, lố lăng
+ Mâu thuẫn giữa giả và thật: giữa hình thức thể hiện của con cháu nhà cụ cố với thực trạng đau xót của một đám tang. Những kẻ rởm đời, lọc lõi lại được tôn vinh, ngợi ca. Những bức tranh biếm họa về nhân vật lần lượt hiện ra
⇒ Tác giả tái hiện được thực trạng xã hội thượng lưu với bản chất gian manh, lố bịch, rởm đời lúc bấy giờ.
Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội tư sản đương thời?
Nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Số đỏ”:
- Là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, tố cáo xã hội thượng lưu bịp bợm, giả dối, chạy theo đồng tiền
- Xã hội tri thức, bản chất đầy mâu thuẫn trào phúng thể hiện:
+ Nhan đề chứa tính hài hước
+ Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa
+ Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội
+ Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại
+ Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo
→ Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén trong Hạnh phúc một tang gia, tác giả phê phán thói trưởng giả, sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ