Những câu hỏi liên quan
Trần Minh Long
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 8 2019 lúc 11:19

- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác

- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…

- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 12 2019 lúc 14:08

Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.

Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 1 2017 lúc 9:24

+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.

hiền nè
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
8 tháng 5 2020 lúc 10:46

1.Từ  ''chẳng'' được lặp lại nhiều lần để thể hiện một cách sâu đậm  hơn  lời tâm sự , lời than thở về  nỗi nhớ người chồng của nàng ,  giãi bày, bộc bạch , nói lên nỗi lòng của nàng trong cảnh lẻ loi, đơn chiếc, một mình cô đơn vò võ chờ chồng từ chiến trận trở về.

2.

- Chính nỗi sầu muộn cô đơn, lẻ loi đó của nàng, mà nàng rất cần một người có thể sẻ chia và đồng cảm với tâm trạng của nàng lúc này

- Nàng không có ai để giãi bày nỗi lòng của mình, để giải tỏa được tâm trạng cô đơn, chỉ có cây đèn trong phòng.

- Hình ảnh chiếc đèn hiện lên đã chứng minh cái sự cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ

-Thay vì đèn, tác giả lại nói “hoa đèn” để liên tưởng tới sự tàn lụi, cạn dầu tương đương với cảnh người phụ nữ đợi chờ tới héo hon, thanh xuân qua đi từng ngày.

-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.

=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi

-“Buồn rầu nói chẳng nên lời,” Buồn quá chả buồn nói cũng chả muốn cười, nàng chỉ có một mình với hoa đèn đến đáng thương. Hoa đèn chính là tàn của bấc đèn vẫn còn được nung đỏ đến sáng rực, như lòng nàng đang cháy đến tàn đỏ như bấc đèn kia.

=> Hình ảnh “Hoa đèn kia với bóng người khá thương” càng làm người đọc thương cảm đến xót thương cho người phụ nữ lẻ loi


 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hồng
Xem chi tiết
Trần Minh Long
Xem chi tiết
Phạm Tú Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
28 tháng 6 2018 lúc 7:39

Có lẽ dễ tưởng rằng nỗi lòng người vợ có chồng chinh chiến xa xôi là một nội dung văn chương phổ thông khắp nơi trên mặt đất, nhưng thực ra không phải vậy! Người da trắng thời La-mã viễn chinh tưng bừng, rồi trong năm sáu trăm năm nay lại viễn chinh tưng bừng. Bao nhiêu Tây chồng vượt đại dương đi đánh... thế giới, mỗi lần đi vừa xa vừa lâu, Tây lại rất chịu khó viết tiểu thuyết, thế mà văn học Tây không có tác phẩm lớn nào về nỗi mong mỏi chồng của bao nhiêu Tây vợ! Viễn chinh mà không vượt biển thì đến nay vẫn chưa ai phá nổi thành tích của người Mông Cổ. Không nghe nói văn học Mông Cổ có kiệt tác như Chinh phụ. Rồi người Tàu tuy không đi đánh thật xa như Tây hay Mông Cổ nhưng những cuộc nam chinh của họ cũng đáng kể lắm, Tàu viết lách càng chịu khó hơn Tây, thế mà thật đông đảo văn thi nhân cũng chỉ để lại một số bài thơ ngắn chứ không người nào viết ra được thứ gì như Chinh phụ...

Vào thời Đặng Trần Côn ở Bắc Hà nhiều giặc giã, hẳn ông đã lấy cảm hứng từ những lần chúa Trịnh sai tướng mang quân đi đánh dẹp. "Chàng" đi không xa không lâu tí nào, thế mà lòng "thiếp" cảm sâu sắc đến nỗi có văn nhân mượn đem viết thành tác phẩm kích thích được văn nhân khác làm nên kiệt tác để đời. A, ở đây hoàn cảnh bé cảm xúc lớn mới là hay, chứ hay hớm gì chuyện xảy ra ngược lại! Và hễ có cảm xúc lớn rồi, ta cứ việc vay "đồ Tàu" mà dựng lên một cái "khung" thật hoành tráng cho xứng, chứ ngại gì!

Dân tộc Việt Nam không chỉ trường thi mà còn trường ca về nỗi lòng chinh phụ: Hòn Vọng Phu của Lê Thương đấy. Lời ca mới vĩ đại sao, và hiển nhiên tương ứng với cảm xúc trong lòng người chứ không liên quan gì đến thực tế sử địa.

Tuy Chinh phụ phác họa một hình ảnh lứa đôi quý tộc, nhưng cái tâm sự của "thiếp" cơ bản vượt giai cấp, đại khái cũng chính là nỗi niềm của vợ lính quèn.

Cuối cùng, vì khúc ngâm diễn một tâm sự chứ không phải kể một câu chuyện, khi đọc ta chớ sốt ruột chờ diễn biến. Và vì tình cảm nhớ nhung thì nhớ rồi lại nhớ, nên khi gặp chỗ lặp lại ta cũng chớ phàn nàn... Hay nhất cho ta người đọc, là cố tận cảm những lời hết sức gợi cảm trong bản dịch thơ tuyệt tác của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích.

Ngữ văn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
13 tháng 5 2021 lúc 17:44

Thuyết minh đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

- Đặng Trần Côn (? -) sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII. Ông cảm động trước nỗi khổ đau, mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm.

- Dịch giả Đoàn Thị Điểm (1705-1748) là người nổi tiếng thông minh, có tài văn chương.

- Chinh phụ ngâm là khúc ngâm nổi tiếng nhất về tình cảnh của người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không rõ tin tức, không rõ ngày trở về.

* Thuyết minh về nội dung đoạn trích:

- Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua hình động lặp đi lặp lại nhàm chán, vô vị, một mình "Dạo hiên vắng' buông, cuốn rèm nhiều lần: Gửi gắm niềm tin hy vọng vào tiếng chim thước mang tin vào nhưng thực tế tin tức của người chồng vẫn vô vọng" Ngoài rèm thước chẳng mách tin. "

- Tám câu sau: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ.

+ Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc" đằng đẵng như một niên".

+ Để giải tỏa nỗi sầu, người chinh phụ đã tìm đến những thứ vui như: Soi gương, đốt hương, gảy đàn, nhưng tất cả chỉ là sự miễn cưỡng, chán chường, gượng đốt, gượng soi, gượng gảy.. Vì thế, mối sầu chẳng những được giải tỏa mà càng nặng nề thêm.

* Thuyết minh về nghệ thuật đoạn trích.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật.

- Giọng điệu trữ tình bi thương.

- Thể thơ song thất lục bát phù hợp với việc diễn tả tâm trạng sầu thương của nhân vật trữ tình.

- Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ..

* Thuyết minh về ý nghĩa đoạn trích

Đoạn trích đã thể hiện được nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi.

Khách vãng lai đã xóa