* ĐỀ BÀI : Nhập vai nhân vật Trương Sinh kể lại truyện ;''CHUYỆN người con gái Nam Xương '' . từ khúc Trương Sinh đi lính về đến hết?
1, Nhập vai nhân vật ông giáo kể lại truyện ngắn lão Hạc
2, Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại đoạn trích tức nước vỡ bờ
3, Nhập vai nhân vật tôi kể lại văn bản tôi đi học
4, Nhập vai nhân vật bé Hồng kể lại đoạn trích trong lòng mẹ
5, Nhập vai nhân vật cô bé bán diêm kể lại câu truyện cùng tên
6, Nhập vai nhân vật Đôn Ki-hô-tê kể lại văn bản đánh nhau với cối xay gió
KỂ LẠI TOÀN BỘ VĂN BẢN GIÚP MÌNH NHÉ
MÌNH ĐANG CẦN GẤP LẮM
bạn ơi cái này nhiếu và khó quá mình ko giúp dc nha
Đề bài: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. vai người em trong truyện cây khế
MỌi người giúp mình vs ạ:
Tham khảo:
Sau khi cha mẹ mất, tôi sống cùng em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn cũng có của để. Đến khi trưởng thành, tôi và em trai cũng phải lấy vợ.
Một hôm, tôi và vợ bàn tính cho vợ chồng cậu em ra ở riêng. Sau đó, tôi gọi cậu em đến, rồi nói sẽ chia cho cậu túp lều tranh mà cha đã để lại. Cậu em vui vẻ đồng ý.
Ít lâu sau, tôi nghe dân làng đồn rằng em trai của mình bỗng nhiên trở nên giàu có. Tôi tò mò lắm, liền sang chơi để hỏi chuyện. Đến nơi, tôi choáng ngợp trước căn nhà rộng lớn với hàng chục người ở. Tôi hỏi chuyện, thì nghe cậu em kể lại tất cả.
Hằng ngày, em tôi vẫn thường xuyên chăm bón cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Một sáng nọ, khi em tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Thì ra, một con chim lớn đang ăn khế. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Em dâu tôi liền nói với chim:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nghe xong thì đáp:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Hai vợ chồng em tôi làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang có nhiều vàng bạc, kim cương.
Nghe xong câu chuyện, tôi gạ em trai đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Kể từ đó, vợ chồng tôi dọn đến ở trong túp lều. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Tôi biết là chim thần đến liền nói với chim:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng y những lời em trai tôi kể:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Tôi bảo vợ may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa tôi đến hòn đảo, rồi đáp xuống cửa hang. Đúng như lời của em tôi, trong hang có biết bao nhiêu là vàng bạc, kim cương. Tôi ra sức nhặt cho đầy túi. Trên đường về, chim thần bay đến biển thì gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. Tôi gọi mãi không thấy chim thần quay lại. Một mình lênh đênh giữa biển, tôi hối hận vô cùng vì lòng tham đã hại mình.
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi liền nói:
– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.
Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Nhập vai Trương Sinh để kể lại truyện"Chuyện người con gái nam xương"-Nguyễn Dữ
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Vừa tới tuổi đôi mươi thì được cha mẹ cưới vợ cho. Vợ tôi là Vũ Thị Thiết, dung mạo đoan trang, tính nết hiền lành, chăm chỉ.
Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.
Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
- Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.
Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
- Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ân phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa nước mắt. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Biết không sống được, bà nói với vợ tôi rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải là không muốn đợi chồng con trở về. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết, chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được, sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ.
Dứt lời, mẹ tôi nhắm mắt. Vợ tôi khóc lóc xót thương và lo liệu chôn cất cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.
Một năm sau, giặc giã đã bị dẹp yên, tôi khăn gói trở về quê cũ. Biết tin mẹ đã qua đời, tôi đau đớn lắm! Đón đứa con trai từ tay vợ, tôi bế con ra mộ mẹ để thắp nhang. Ra đến đồng, nó quấy khóc mãi, tôi dỗ dành sao cũng không chịu nín. Tôi bảo con:
- Nín đi con, đừng khóc nữa! Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi!
Bất chợt, con tôi bi bô nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Tôi ngạc nhiên gặng hỏi thì con tôi kể rằng đêm nào cũng có một người đàn ông đến nhà. Mẹ nó ngồi cũng ngồi, mẹ nó đi cũng đi theo, nhưng không bao giờ bế nó cả.
Tính tôi vốn đa nghi. Nghe con nói vậy thì cơn ghen chợt bùng lên dữ dội. Tôi vội về nhà, la hét om sòm cho hả giận. Vợ tôi ôm mặt khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con nhà nghèo khó, may được nương tựa nhà giàu. Vợ chồng sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu đường hoa, chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin chàng cho thiếp được bày tỏ, để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp!
Nhưng mặc cho nàng thanh minh thế nào tôi cũng không tin. Nàng hỏi tôi chuyện kia do ai nói thì tôi giấu không cho nàng biết. Tôi mắng nhiếc nàng thậm tệ rồi đuổi ra khỏi nhà, dù hàng xóm hết lời bênh vực. Cuối cùng, nàng ngậm ngùi vừa nói vừa khóc:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?
Đoạn nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám! Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xin vào nước làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Tuy giận là nàng thất tiết nhưng thấy nàng tự vẫn, tôi cũng động lòng thương, cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: – Cha Đản lại đến kia kìa! rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: – Đây này! Tôi chợt hiểu ra tất cả và ân hận vô cùng! Thì ra trong thời gian tôi vắng nhà, đêm đêm, vợ tôi thường đùa với con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan tày trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi!
Ở bến sông cạnh làng, có người giữ chức quan đầu mục tên là Phan Lang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh xin tha mạng. Sáng ra, có người biếu ông một con rùa mai xanh. Nhớ lại giấc mơ, ông liền thả con rùa ấy xuống sông.
Mấy năm sau, giặc Minh xâm phạm cửa ải Chi Lăng, dân chúng hoảng sợ lên thuyền chạy trốn ra ngoài biển, không may gặp bão lớn, chết đuối cả. Thây Phan Lang dạt vào một động rùa ngoài hải đảo. Có người đàn bà là Linh Phi trông thấy nói rằng: – Đây là vị ân nhân đã cứu sống ta thuở xưa! Rồi bà ta lấy thuốc thần cho uống. Lát sau, Phan Lang sống lại.
Linh Phi truyền mở tiệc thết đãi. Trong đám người dự tiệc, có một mĩ nhân chỉ trang điểm sơ qua, nét mặt rất giống Vũ Nương. Phan Lang bèn hỏi chuyện và được nàng cho biết mình là Vũ Thị Thiết, người cùng làng, vì oan khuất mà phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn và được các tiên nữ dưới thủy cung đưa về đây cùng chung sống với Linh Phi.
Trước khi Phan Lang được đưa ra khỏi thủy cung, Vũ Nương có nhờ ông ta nói với tôi rằng sẽ có ngày nàng tìm về. Nếu tôi còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bến sông.
Về đến làng, Phan Lang tìm gặp tôi, kể lại mọi chuyện, nhưng tôi không tin. Lúc ông ta đưa ra kỉ vật làm tin là chiếc hoa vàng của vợ tôi thì tôi sợ hãi nhận rằng đây đúng là vật mà nàng mang theo lúc ra đi.
Sáng hôm sau, tôi làm theo đúng lời nàng dặn, lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm ở bến sông. Quả nhiên, tôi nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau là năm mươi cỗ xe trang trí cờ tán, võng lộng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện. Tôi vội gọi thật lớn nhưng nàng vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, nhưng thiếp không thể trở về nhân gian được nữa!
Trong phút chốc, tất cả tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vò xé lòng tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con lâm vào cảnh sinh li tử biệt. Sai lầm của tôi không phương cứu chữa. Tôi chỉ còn mong ước mọi người hãy nhìn vào thảm cảnh của gia đình tôi mà rút ra bài học: Đã là vợ chồng thì hãy thương yêu, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Có như vậy, hạnh phúc mới được bền lâu
Đời người không ai là không phạm sai lầm cả, quan trọng hơn là biết sửa sai. Thế nhưng với tôi khi mắc sai lầm đã không cách nào cứu vớt được, chỉ còn lại sự đau buồn, ân hận, xót thương về những điều đã xảy ra vài năm trước đây…Tôi – Trương Sinh sinh và lớn lên trên mảnh đất Nam Xương. Cha tôi chẳng may mất sớm, nhà chỉ còn lại một mình mẹ và tôi. Hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ luôn muốn tôi lấy vợ sớm để bà có cháu bồng bế, thêm người cho vui cửa vui nhà. Đến tuổi cập kê mẹ đã tìm người mai mối rồi cưới cho tôi một cô gái vô cùng xinh đẹp, nổi tiếng đảm đang ở trong vùng tên là Vũ Thị Thiết. Tôi mừng lắm bởi gia cảnh nhà mình cũng bình thường, mẹ góa con côi, tôi được cái ngoan ngoãn chịu khó làm ăn nhưng cũng không phải con quan chức, địa chủ gì vậy mà nàng lại chịu lấy tôi. Tôi rất yêu vợ, cũng vì yêu nhiều nên đôi khi tôi hay ghen tuông bóng gió. Đó là một thói xấu nhưng vì quá yêu nàng nên tôi không kiềm chế được cảm xúc nóng nảy mối khi có người đàn ông nào muốn tiếp cận hay đến gần Vũ nương.
Gia đình nhỏ bé của tôi nay lại thêm được Vũ nương đảm đang chăm sóc, vun vén mà tôi có cảm giác thật hạnh phúc, yên bình. Chắc đó là khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời tôi. Mẹ tôi đã già yếu, bà thương con dâu như chính con ruột của mình, nàng cũng hết mực hiếu thảo với bà. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.
Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
– Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.
Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy.Còn Vũ nương, nàng rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
– Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ân phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nhìn hai người phụ nữ quan trọng nhất đời mình như thế, tôi xúc động ngôn nguôi. Trong lòng nảy sinh cảm giác thật ấm áp và an tâm khi nhà cửa, gia thất đã có đôi bàn tay khéo léo của thê tử chăm sóc. Ngày đi lính , lòng nặng trĩu quay lưng về phía ngôi nhà của chúng tôi, tôi bước đi thật nhanh, không ngoảnh đầu lại.
Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Vũ nương chẳng ngại khó nhọc, nàng luôn luôn kề cận chăm sóc mẹ tôi cho đến khi bà từ giã cõi trần. Từ đó căn nhà nhỏ vắng đi một bóng người, chỉ còn hai mẹ con nàng sống nương tựa vào nhau. Đản không biết mặt cha nó là ai, bởi vì tôi đã đi lính ròng rã mấy năm trời xa cách.
Ngày giặc bị đánh tan là lúc tôi khăn gói trở về quê nhà. Vừa tới cổng nhà nghe người hàng xóm thông báo tin dữ mẹ tôi đã qua đời hơn nửa năm trước tôi đau khổ tột độ, vội vàng vứt chiếc túi cói đựng đồ dùng cá nhân xuống nhà, rồi vội vàng ra thăm mộ mẹ. Nhưng tôi chưa biết mẹ được chôn cất chỗ nào nên dắt thằng bé con trai tôi đi theo, bởi lúc đó vợ tôi đang bận đi chợ mua đồ ăn về đãi tôi thắng giặc trở về. Trong lúc tôi cõng con trai đi thăm mộ mẹ, trên đường đi nó cứ khóc suốt không chịu nhận tôi là ba nó. Nó còn đấm thùm thụp vào lưng tôi bảo “Thả tôi ra ông không phải là ba tôi. Ba tôi đêm nào cũng tới”.Người xưa có câu “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” nên nghe con trai nói thế tôi bực lắm. Tôi tin rằng vợ tôi đã sinh hư trong lúc vắng chồng quạnh hiu, nên mềm yếu với tên nào đó rồi. Tôi vội vàng thắp hương, lạy mẹ ba lạy rồi tức tốc về nhà gặp vợ hỏi rõ đầu đuôi. Vừa đi lòng tôi vừa nóng như lửa đốt, thực sự rất tức giận.
Khi tôi bước vào nhà, vợ tôi đang loay hoay dưới bếp với rất nhiều món ngon, nàng bước ra trên mặt còn dính một vệt nhọ nồi, trông nàng lúc ấy rất xinh vô cùng duyên dáng và đáng yêu. Nhưng máu ghen trong người tôi đang lên cao ngút trời tôi không thể nào mà nguôi giận ngay được. Tôi quắc mắt hỏi vợ : Con trai nói rằng tối nào ba nó cũng đến thăm, đấy là thằng nào? Thằng nào hả?. Cơn giận bùng lên như ngọn lửa, thiêu đốt hoàn toàn lí trí của tôi. Tôi nóng nảy mắng mỏ ,quát tháo Vũ nương, mặc cho nàng có khóc lóc như thế nào tôi cũng không màng đến. Khi cơn giận lên đến đỉnh điểm, tôi đã thẳng thừng buông lời lạnh lùng đuổi nàng đi ra khỏi nhà. Mấy người hàng xóm đến can ngăn nhưng tôi còn quát cả họ, đuổi họ về. Vũ nương vẫn khóc, từng giọt nước mắt thấm ướt vạt áo nàng. Lòng tôi chợt thấy có cái gì đó nhói lên nhưng rồi ngọn lửa tức giận đã lấn át hết mọi thứ. Tôi mù quáng đuổi nàng đi, đóng cánh cổng nhà lại.
Vũ nương bị đuổi ra khỏi nhà, tôi cứ nghĩ nàng ấy sẽ đi về nhà mẹ đẻ hoặc đến nhà bà con nào đó xin tá túc. Nhưng không vợ tôi tắm rửa sạch sẽ, rồi thay xiêm y ra thành Hoàng Gia ngửa mặt than trời xin ông trời nếu như ông có mắt thì hãy chứng giám cho sự trinh tiết đức hạnh của nàng. Rồi nàng tôi gieo mình xuống sông tự tử. Nàng mất rồi. Tôi giật mình. Thật sự là nàng đã ra đi rồi … Tại sao lại thế, lòng tôi đau đớn nhìn xuống dòng nước lặng. Tôi không nghĩ nàng lại làm quyết liệt tới như thế. Tôi đâm ra oán giận mình đã quá mê muội nếu nàng không trong sạch thì sao lại phản ứng mạnh tới như thế. Tính ghen tuông đã làm tôi gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ nương. Người con gái đáng thương ấy, tôi thương nàng nhưng lại làm nàng tổn thương đến mất cả tính mạng chỉ vì nàng muốn minh chứng cho lời giải thích của nàng với tôi là sự thật.
Đêm đến, trong căn nhà lạnh lẽo. Tôi nằm mãi không ngủ được con trai thì kêu khóc đòi mẹ, tôi dỗ mãi nó mới nằm im được một lúc. Tôi cũng không ngủ được nên dậy thắp ngọn đèn lên cho sáng sủa. Khi nhìn thấy bóng của tôi trên vách tường thằng bé Đản con trai tôi mừng rỡ khoe tôi “cha con đó”. Câu nói của nó làm tôi giật mình thức tỉnh, hóa ra tôi đã nghi oan cho vợ đẩy nàng tới cái chết thê lương.Hình ảng kí ức tái hiện lại vô cùng đau thương. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, tôi cư xử quá lạnh lùng và tàn nhẫn với Vũ nương. Nàng chỉ mong tôi tin nàng. Thế nhưng tôi đã không làm được điều đó. Giờ tôi có ân hận , đau buồn đến đâu cũng chẳng thể làm nàng quay về với gia đình này nữa. Con tôi đã mất mẹ tại vì người cha vô tâm của nó…
Gần nhà tôi có một người làm nghề đánh cá tên Phan Lang một lần ông áy nằm mơ thấy một cô gái xin tha mạng, khi tỉnh dậy nhặt được một con rùa rất to nên ông ây nhớ tới giấc mơ bèn thả con rùa về biển. Một hôm người này đi biển bị lật thuyền được một cô gái cứu giúp, hỏi ra mới biết cô gái này chính là vợ tôi. Vợ tôi vì oan khuất mà tìm tới cái chết làm lay động thủy cung nên được cứu vớt. Nàng có nhờ Phan Lang nhắn với tôi rằng: Chàng hãy lập đàn giải oan cho thiếp, thiếp sẽ hiện về. Ban đầu tôi bán tính bán nghi không tin hết lời người đàn ông này nói nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng tôi đã tin. Đây thật sự là vật dụng của Vũ nương.
Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông.Vũ nương hiện lên thật nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với vào:
-Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.
Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lầm của tôi không thể nào cứu chữa được nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân mình, rằng đã kết nghĩa trăm năm, muối mặn tình nồng thì vợ chồng hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh phúc mới bền vững mãi mãi được.
mình copy trên mạng mong bạn tham thảo
Hãy Nhập Vai Trương Sinh để kể lại nỗi oan của Vũ Nuongw Trong truyện Người Con Gái NAm Xương (ko copy mạng)
Đề tài: Nhập vai vào nhân vật Thủy trong truyện" Cuộc chia tay của những con búp bê" hãy kể lại đoạn truyện từ 2 ae Thành, Thủy đến chia tay cô giáo và lớp học đến hết
Khi anh tôi dắt tôi đến trường, tôi nép bên cành cây để lén nhìn mọi vật. Tôi cố đưa mắt nhìn những cảnh vật quen thuộc: những ô ăn quan vẽ trên gạch, những tấm bản tin,... để khắc sâu vào trong tâm trí, biết đâu sau này tôi không được nhìn thấy nữa. Càng nhìn, tôi càng nghẹn ngào, tôi bật khóc thút thít. Đột nhiên, cô Tâm gọi tên tôi, làm tôi giật mình. Tôi bước vào lớp để tạm biệt cô Tâm, bạn bè. Tôi nức nở và không thể nói hết lời. Cô ôm lấy tôi và nói:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Nói rồi cô quay xuống lớp:
- Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Những tiếng "ồ" kinh ngạc vang lên. Cả lớp sững sờ. Mấy đứa bạn thân mà ngày nào cũng sát vai nhau trong mấy năm qua khóc thút thít, các bạn bỏ chỗ ngồi đến nắm chặt tay tôi, tôi cảm động lắm.
Cô Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục và lấy cây bút cùng với chiếc bút máy nắp vàng rất đẹp, đưa cho tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nữa.
Dù rất muốn nhận nhưng tôi đặt vội lên bàn, tôi không dám nhận. Tôi nói:
Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.
Cô sửng sốt và hỏi tôi:
- Sao vậy?
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán - Tôi trả lời.
Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ bạn cũng khóc mỗi lúc to hơn. Tôi muốn ôm chặt cô và các bạn cả ngày, tôi không muốn rời xa họ. Nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở tạm biệt mọi người.
Rồi anh tôi dắt tôi ra khỏi lớp. Tôi cảm thấy lòng mình đau xót, thật là không thể tin nổi. Tôi thầm ước chuyện này là mơ...
Vừa tới nhà, anh đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe
Cuộc chia tay đột ngột quá. Tôi như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Tôi chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Tôi lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Tôi khóc nức lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò:
- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé...
Anh khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay tôi:
- Đi thôi con.
Qua màng nước mắt, anh nhìn theo mẹ và tôi trèo lên xe. Bỗng tôi lại tụt xuống chạy về phía anh, tay ôm con búp bê. Tôi đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
- Anh xin hứa!
Anh mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.
#Linhngoc's#
nhập vai nhân vật chú voi để kể lại truyện thầy bói xem voi
Tôi là một chú voi già trong đoàn xiếc ở kinh thành. Ngày nọ, ông chả đưa chúng tôi về một làng quê để biểu diễn. Ở đây, có lẽ người ta chưa từng thấy anh em họ hàng của tôi bao giờ nên nhắc đến voi ai cũng háo hức. Vé bán một buổi sáng mà đã hết veo!
Buổi chiều hôm ấy, cậu bé giúp việc đưa tôi ra đồng ăn cỏ, lúc trở về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu bé đi cùng tôi: "Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?". Cậu bé nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!
Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu bé đi cùng, để gậy lại gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:
- Ôi chao! Tôi tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Ông sờ ngà tiếp lời:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Ông thầy sờ tai không chịu nhường:
- Ai bảo thế! Nó hò hè như cái quạt thóc.
- Nhầm! Nhầm hết. Nó như cái cột đình - Thầy sờ chân quát to!
Thầy sờ đuôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:
- Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó lun tủn như cái chổi sể cùn!
"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... Năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu bé đi cùng hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.
Tối hôm ấy, dân làng đến xem chúng tôi rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên võ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến chảy máu đầu!
Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con voi tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu bé đi cùng tôi... thì đã biết tôi là như thế nào và đâu đến nỗi đánh nhau đến thế!
Đại Ma Vương HT
Tôi là một chú voi già trong đoàn xiếc ở kinh thành. Ngày nọ, ông chả đưa chúng tôi về một làng quê để biểu diễn. Ở đây, có lẽ người ta chưa từng thấy anh em họ hàng của tôi bao giờ nên nhắc đến voi ai cũng háo hức. Vé bán một buổi sáng mà đã hết veo!
Buổi chiều hôm ấy, cậu bé giúp việc đưa tôi ra đồng ăn cỏ, lúc trở về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu bé đi cùng tôi: "Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?". Cậu bé nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!
Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu bé đi cùng, để gậy lại gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:
- Ôi chao! Tôi tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Ông sờ ngà tiếp lời:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Ông thầy sờ tai không chịu nhường:
- Ai bảo thế! Nó hò hè như cái quạt thóc.
- Nhầm! Nhầm hết. Nó như cái cột đình - Thầy sờ chân quát to!
Thầy sờ đuôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:
- Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó lun tủn như cái chổi sể cùn!
"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... Năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu bé đi cùng hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.
Tối hôm ấy, dân làng đến xem chúng tôi rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên võ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến chảy máu đầu!
Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con voi tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu bé đi cùng tôi... thì đã biết tôi là như thế nào và đâu đến nỗi đánh nhau đến thế
Tôi là một chú voi già trong đoàn xiếc ở kinh thành. Ngày nọ, ông chả đưa chúng tôi về một làng quê để biểu diễn. Ở đây, có lẽ người ta chưa từng thấy anh em họ hàng của tôi bao giờ nên nhắc đến voi ai cũng háo hức. Vé bán một buổi sáng mà đã hết veo!
Buổi chiều hôm ấy, cậu bé giúp việc đưa tôi ra đồng ăn cỏ, lúc trở về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu bé đi cùng tôi: "Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?". Cậu bé nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!
Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu bé đi cùng, để gậy lại gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:
- Ôi chao! Tôi tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Ông sờ ngà tiếp lời:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Ông thầy sờ tai không chịu nhường:
- Ai bảo thế! Nó hò hè như cái quạt thóc.
- Nhầm! Nhầm hết. Nó như cái cột đình - Thầy sờ chân quát to!
Thầy sờ đuôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:
- Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó lun tủn như cái chổi sể cùn!
"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... Năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu bé đi cùng hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.
Tối hôm ấy, dân làng đến xem chúng tôi rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên võ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến chảy máu đầu!
Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con voi tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu bé đi cùng tôi... thì đã biết tôi là như thế nào và đâu đến nỗi đánh nhau đến thế!
nhập vai một nhân vật trong truyện thánh gióng và kể lại câu chuyện
Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!
Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.
Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:
- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!
Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.
Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.
Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.
Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.
Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.
Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.
Bạn tham khảo nè !!
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng già cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thép dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái «huỵch», chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi!
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng «rắc» một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng: Ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Trên mạng cũng có lần sau nếu trên mạng ko có bạn có thể đăng lên đây nhé!!!
Chúc bạn học thật tốt
đóng vai nhân vật Trương Sinh kể lại tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương"
Em hãy nhập vai nhân vật để kể lại một truyện dân gian đã học.
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.