Những câu hỏi liên quan
Hoàng Kim
Xem chi tiết
Vũ Giang Thuỷ Tiên
Xem chi tiết
Trần Ngọc Minh Châu
5 tháng 12 2021 lúc 15:15

dễ lắm bạn ơi hãy suy nghĩ kĩ lên là làm đc à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
quỳnh anh
Xem chi tiết
lu lu
10 tháng 5 2022 lúc 7:13

umk mà dài quá lười nhập mik lm 3 ko 4 mặt giấy thi lận

Bình luận (2)
hoàng bảo ngọc
Xem chi tiết
hoàng minh tùng
20 tháng 4 2023 lúc 17:12

Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương.[99] Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.[99]                                                                  một số danh sĩ thăng long thời xưa : Cao Bá Quát, Cao Bá Đạt , Văn Siêu                              CÓ TRONG VỞ MÀ KO MỞ RA CHÉP ĐÚNG LÀ CHỊ BÍCH CHÉP CÁI NÀY ĐỜI NÀO MỚI XONG    

Bình luận (3)
Đại Tướng: Đào Quang Huy
26 tháng 4 2023 lúc 20:05

Một vài nét khái quát (2đ)

- Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương

- Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
- Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây

-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình

-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân

Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19

Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam

- Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)

Bình luận (0)
Tue Duong Cao
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Gia Khang
15 tháng 11 2021 lúc 10:56

 T I C K cho mk đi mà

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phùng Đức Chính
15 tháng 11 2021 lúc 11:11

Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.

Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.

Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.

Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....

Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Doãn Khánh Ngọc
15 tháng 11 2021 lúc 11:11

Sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, gia đình em sẽ cùng nhau sum họp trong bữa cơm gia đình. Một bữa cơm gia đình bình dị mà ấm áp cùng không khí hòa thuận, vui vẻ giúp em và các thành viên trong gia đình thêm yêu thương, gắn kết với nhau hơn.

Sau 5 giờ chiều, gia đình đều tập trung đông đủ ở nhà. Trong khi mẹ em tranh thủ ra chợ mua đồ ăn cho buổi tối thì bố em tranh thủ buộc lại giàn bí ngoài vườn. Hai chị em em sau khi đi học về cũng giúp mẹ quét dọn nhà cửa, sân vườn.

Hôm nay bữa cơm gia đình em cũng bắt đầu lúc 6 giờ 30 phút tối như thường ngày, trên mâm cơm gia đình là hai món mặn, một món canh và bát cà muối nhỏ. Những món ăn của gia đình em đều rất giản dị nhưng đều được mẹ em cân nhắc về hàm lượng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên. Gia đình em vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ, chúng em hồ hởi kể lại những câu chuyện thú vị những câu chuyện thú vị đã gặp ở trường. Bố mẹ cũng hỏi chúng em về tình hình học tập, động viên chúng em cố gắng học tốt. Sau khi ăn tối, gia đình em cùng nhau ăn hoa quả tráng miệng và xem chương trình thời sự được phát lúc 7 giờ tối tại VTV1.

Đúng 7 giờ 30 hai chị em em tự giác ngồi vào bàn học để làm bài tập và chuẩn bị cho tiết học ngày hôm sau.

Không khí gia đình em luôn đầm ấm, hạnh phúc bởi không khí hòa thuận, bởi những món ăn ngon mang hương vị gia đình và bằng chính tình yêu thương mà các thành viên trong gia đình em dành cho nhau. Em luôn trân trọng từng khoảnh khắc sum họp bên gia đình của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Minh B
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh B
3 tháng 1 2023 lúc 21:06

Mình đang gấp mai mình nộp rồi

Bình luận (0)
Trần Khánh ngọc
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
28 tháng 9 2018 lúc 20:04

     Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
     Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa

     Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
     Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu

     Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
    Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.

Bình luận (0)
Hoàng Dương Ngọc Quỳnh
28 tháng 9 2018 lúc 20:04

Ngày nào tôi bước ngẩn ngơ 
Cổng trường rộn thắm sắc cờ mùa thu. 
Tiếng cười bạn cũ vô tư 
Ngập ngừng nhìn thấy lá thư ngăn bàn. 

Dường như trống ngực vội vàng 
Mở thư đọc thấy đôi hàng chữ nghiêng 
Lời chào anh chị lớp trên 
Rằng ra trường sẽ chẳng quên trường mình. 

Tự nhiên ngơ ngẩn cái nhìn 
Trời xanh mắt nắng đang tìm vòm cây 
Tôi sum họp với bạn bầy 
Mà anh chị phải xa thày, xa cô... 

Mái trường như lớp sóng xô 
Bao năm gối bước học trò sang ngang...

Bình luận (0)
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
28 tháng 9 2018 lúc 20:15
BÀI THƠ: VỀ LẠI TRƯỜNG XƯACon về thăm lại trường xưaCác em áo trắng ngây thơ nói cườiTừ đâu hàng lệ tuôn rơiCon nghe vang vọng nụ cười ngày xưa Con xa ngày ấy đến giờCon xa xa tiếng thầy cô giảng bàiGiờ về thăm lại trường ơiTóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu Xây bao nhiêu những nhịp cầuGiờ đây cô cũng mái đầu pha sươngCô thầy là những tấm gươngHướng cho tuổi trẻ con đường mình đi. 

 BÀI THƠ: VỀ THĂM THẦY TÔI

Tôi về thăm mái trường xưaThời gian vọng lại đong đưa tiếng thầyHàng cây đường cũ còn đâyThầy tôi tóc điểm hoa mây nữa đời Nhớ sao lớp học chỗ ngồiChia đôi phấn trắng đâu rồi ngày xưaÀ ơi câu hát chiều mưaÀ ơi bài giảng sớm trưa say nồng Cả đời đưa sáo sang sôngThầy tôi chẳng quản nhọc công sớm chiều"Lời thầy chan chứa tin yêuLòng con nhớ mãi muôn điều...thầy ơi!" BÀI THƠ: HOÀI NIỆM ÁO TRẮNG NGÀY XƯA 

                                                                           Thả trôi cánh phượng ngày hè

Trên cành khản giọng con ve kêu buồnNgày xưa mơ ước chuồn chuồnTiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay Thòm thèm những túi ô maiHọc trò đùa cợt tương lai mong chờÁo trắng tung một trời thơBao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng Sân trường còn mãi nắng vàngThầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhungTìm về ký ức bâng khuângBạn bè nhắc nhớ những lần chia tay Màu mực lưu bút dần phaiVọng về bạn cũ trường đây kiếm tìmVỉa hè thánh thót tiếng chimKhát khao cười nói nỗi niềm cố nhân. BÀI THƠ: CÒN ĐÂY HOÀI NIỆMNgoài trời có lá thu rơiCó cơn gió mát thổi vào hồn tôiMang về ký ức xa xôiThuở còn cắp sách đến trường ê, a Yêu sao cô giáo thướt thaĐón em vào lớp - cô là cô tiênDạy em, cô giống mẹ hiềnNắn từng nét chữ, bút nghiên cuộc đời Dạy cho em biết nên ngườiKính thầy yêu bạn, vâng lời mẹ chaGiờ là cô bé cấp baNhững lời cô dạy mãi còn trong tim Biết bao hoài niệm về côGửi vào ký ức lòng em nghẹn ngàoThương cô biết đến nhường nào!Những chiều đến lớp, trải dài cơn mưa Ôi!Trang giáo án ngày xưaHành trang kiến thức cho em vào đờiƠn cô cao tựa biển trờiSáng soi từng bước đường đời em đi.     
Bình luận (0)
trần thị tuyết mai
Xem chi tiết
Rumi_ngốc
16 tháng 10 2018 lúc 21:51

1.Bài 1 do mình hơi lười làm nên để mình làm xong sẽ chụp gửi qua cho bạn nhé.

2.                                                                 Làm

Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.

Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa sống hạnh phúc mãi mãi.

3.                                                                                        Bài làm 

ôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào… 

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.

Mong bạn tích choa ^6

Bình luận (0)
Đinh Phương Anh
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
21 tháng 4 2023 lúc 23:00

Thời kỳ Nguyễn (1802-1945) là thời kỳ triều đại cuối cùng của lịch sử Việt Nam trước khi nước ta bị Pháp xâm lược và chiếm đóng. Trong thời kỳ này, sự học được coi là rất quan trọng và được đánh giá cao trong xã hội.

Sự học thời Nguyễn chủ yếu tập trung vào việc học văn học, lịch sử, triết học và kinh tế. Học sinh thường phải học thuộc lòng các bài văn hay và các bài thơ để có thể thi đỗ các kỳ thi quan trọng.

Một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn bao gồm:

Nguyễn Du: là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với tác phẩm "Truyện Kiều".

Nguyễn Khuyến: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.

Phan Đình Phùng: là một nhà cách mạng, nhà văn, và là một trong những nhân vật quan trọng trong việc kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

Nguyễn Văn Siêu: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.

Tự Đức: là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Nguyễn, ông được biết đến với các chính sách cải cách và phát triển giáo dục.

Bình luận (0)
Đại Tướng: Đào Quang Huy
26 tháng 4 2023 lúc 20:01

Một vài nét khái quát (2đ)

- Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương

- Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
- Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây

-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình

-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân

Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)

Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19

Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam

- Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)

Bình luận (0)