Hãy viết cấu hình electron của ion F- cho biết cấu hình e của ion F- trùng với cấu hình e nguyên tử của nguyên tố nào?
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : O, F, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử O, F, mỗi nguyên tử nhận thêm mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne đứng sau.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử phi kim lại có khuynh hướng nhận thêm electron để trở thành các ion âm ?
O: 1 s 2 2 s 2 2 p 4
F: 1 s 2 2 s 2 2 p 5
Ne: 1 s 2 2 s 2 2 p 6
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu nguyên tử F nhận thêm 1e để trở thành ion F - , nguyên tử O nhận thêm 2e để trở thành ion O 2 - thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Như ta đã biết, cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là 2 electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền (năng lượng thấp). Vì vậy, các nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng sau.
BT1:Viết cấu hình electron của các nguyên tố sau và cho
biết chúng là KL hay PK, viết CH e của ion mà nó có thể tạo ra
S (16), Rb (37), Zn (30), F (9); Mn (25); Mg (12)
BT2: Các ion X2+, Y3+, Z2+ có cấu hình electron lần lượt là
+/ 1s22s22p63s23p63d4 ; +/ 1s22s22p63s23p63d5
; +/ 1s22s22p63s23p63d9 . Hãy viết cấu hình electron của X, Y, Z và KHHH của X, Y, Z.
BT3: Xác định tên nguyên tố X trong các trường hợp sau:
a/ X có 4 e ở lớp N. b/ X có tổng 9 e ở phân lớp p.
c/ X có tổng 7 e ở phân lớp s
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử R và ion X2-, Y+ đều là 4s24p6.Hãy viết cấu hình electron nguyên tử R, X, Y và cho biết nguyên tố nào là phi kim, kim loại hay khí hiếm? Vì sao ?
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : Al, Mg, Na, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử Al, Mg, Na, mỗi nguyên tử nhường mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử kim loại lại có khuynh hướng nhường electron để trở thành các ion dương ?
Cấu hình electron của Al, Mg, Na, Ne :
Al 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 3 p 1 |
Mg 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 |
Na 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 1 |
Ne 1 s 2 2 s 2 2 p 6 |
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu :
nguyên tử Na nhường le để trở thành ion Na + ;
nguyên tử Mg nhường 2e để trở thành ion Mg 2 + ;
nguyên tử Al nhường 3e để trở thành ion Al 3 + ,
thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Ta đã biết cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền. Vì vậy, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng dễ nhường electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng trước.
Từ cấu hình e của ion viết cấu hình e của nguyên tử
a. Ion A+, B2+, D3+, X-, Y2-, Z3- đều có cấu hình electron là: 1s22s22p6. Viết cấu hình của A,
B, D, X, Y, Z.
b. Ion A+, B2+, X-, Y2-, Z3- đều có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6. Viết cấu hình của
A, B, X, Y, Z
Cho nguyên tử các nguyên tố sau: K (Z = 19), Ca (Z = 20), Al (Z = 13), F (Z =9), Br (Z = 35). Viết cấu hình e và quá trình hình thành ion tương ứng của các nguyên tử trên.
Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố X, Y, T, Q trong các trường hợp sau:
- X có Z = 20.
- Nguyên tử Y có tổng số electron trên phân lớp p là 9.
- Q có Z = 29.
- T có cấu hình electron ion T 2 - : 1 s 2 2 s 2 2 p 6 .
Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố R là 40. Số khối của R < 28. a- Tìm số proton, điện tích hạt nhân, viết cấu hình electron và xác định vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn. b- R có thể tạo ra ion nào? Viết cấu hình electron của ion đó. c- Cho m gam kim loại R tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 loãng 1M vừa đủ thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Tính m và V.
Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố R là 40. Số khối của R < 28. a- Tìm số proton, điện tích hạt nhân, viết cấu hình electron và xác định vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn. b- R có thể tạo ra ion nào? Viết cấu hình electron của ion đó. c- Cho m gam kim loại R tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 loãng 1M vừa đủ thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Tính m và V.