Những câu hỏi liên quan
Lê Mỹ Lê
Xem chi tiết
Tung Duong
14 tháng 2 2019 lúc 13:50

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Bình luận (0)
way Beny
14 tháng 2 2019 lúc 13:54

Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.

Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.

Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.

Bình luận (0)
Believe
23 tháng 8 2021 lúc 11:01

                                “Đường  vô  xứ  Nghệ  quanh  quanh

                             Non  xanh  nước  biếc  như  tranh  họa  đồ”

Nếu  ai  đã  được  đến  với  xứ  Nghệ  quê  tôi,  chắc  hẳn  sẽ  không  khỏi  ngỡ  ngàng  trước  vẻ  đẹp  “nghiêng  nước  nghiêng  thành”  của  thiên  nhiên  nơi  đây.  Mỗi  nơi  mang  một  màu  sắc,  một  vẻ  đẹp  riêng  nhưng  dòng  sông  Lam  hiền  hòa,  thơ  mộng  là  nơi  đẹp  nhất  trong  lòng  tôi.  Không  biết  từ  bao  giờ,  dòng  sông  Lam  đã  trở  thành  một  mảnh  ghép  không  thể  thiếu  để  vẽ  lên  bức  làm  say  đắm  lòng  người  mang  tên  “ miền  xứ  Nghệ  thân  thương”.

Dòng  sông  Lam  nên  thơ,  trữ  tình  là  một  món  quà  vô  giá  mẹ  thiên  nhiên  ban  tặng  cho  mảnh  đất  Nghệ  An  quê  tôi.  Từ  xa,  sông  Lam  như  một  dải  lụa  xanh  mềm  mại,  mỏng  manh  trải  dài  vô  tận  như  tình  yêu  thương  vô  bờ  bến  của  mỗi  người  con  xứ  Nghệ  với  dòng  sông  quê  hương.  Nước  sông  trong  veo,  mặt  sông  phẳng  lặng  như  một  chiếc  gương  khổng  lồ  in  hình  cả  một  bầu  trời  xanh  thẳm,  điểm  vài  gợn  mây  trắng  bồng  bềnh,  thơ  thẩn  trôi.  Nơi  đây  luôn  có  tiếng  hò  reo  của  những  cậu  bé  chăn  trâu,  thả  diều,  mùi  hoa  thơm,  cỏ  dại  ngây  ngất  lòng  người.  Giữa  dòng  đời  hối  hả,  tấp  nập,  thật  khó  để  tìm  thấy  nơi  đâu  bình  yên,  với  một  không  gian  nhuộm  sắc  xanh,  trời  xanh,  núi  xanh,  nước  xanh,  một  màu  xanh  thanh  bình,  tươi  mát  như  sông  Lam. 

Bình  minh  lên,  sông  Lam  khoác  trên  mình  chiếc  áo  lụa  đào  thướt  tha,  mang  vẻ  đẹp  lộng  lẫy  đến  huy  hoàng.  Ông  mặt  trời  trong  trĩnh,  phúc  hậu  như  lòng  đỏ  một  quả  trứng  thiên  nhiên  đầy  đặn  đang  mải  mê  soi  mình  dưới  mặt  nước,  không  quên  nhẹ  nhàng,  khoan  thai  rải  từng  tia  nắng  ấm  áp  xuống  trần  gian  đánh  thức  vạn  vật.  Những  áng  mây  trắng  bồng  bềnh,  lơ  lửng  trôi  theo  gió  như  đang  chạy  trốn  ông  mặt  trời.  Từng  gợn  sóng  nhỏ  li  ti  đang  thì  thầm  với  nhau  chuyện  gì  đó  rồi  vỗ  nhẹ  vào  hai  bên  bờ  đánh  thức  thảm  cỏ  non  còn  ướt  đẫm  sương  đêm.  Bác  chài  dậy  sớm,  thổi  lửa  nấu  cơm,  từng  làn  khói  nhẹ  nhàng  bay  lên  rồi  tan  dần  trên  không.  Mấy  chị  tre  bên  bờ  điệu  đà  nghiêng  mình  soi  gương  dưới  mặt  sông  phẳng  lặng,  không  quên  vẫy  tay  chào  đón  những  người  con  xa  quê  trở  về  hay  những  du  khách  đến  với  miền  xứ  Nghệ  yêu  dấu.  Những  hạt  hạt  sương  sớm  long  lanh  như  những  viên  pha  lê  đang  chạy  nhạy  trên  từng  chiếc  lá,  cành  hoa.  Hàng  phượng  vĩ  trải  dài  dọc  bờ  sông  xòe  cánh  tay  chào  đón  nắng  ban  mai,  điểm  những  chùm  hoa  đỏ  rực,  lung  linh  như  một  nàng  thiếu  nữ  kiêu  sa,  lộng  lẫy  khoe  sắc  thắm  dưới  dòng  sông  hiền  hòa,  thơ  mộng.

Hoàng  hôn  buôn  xuống,  sông  Lam  điệu  đà  thay  áo  mới,  một  chiếc  áo  hây  hây  ráng  vàng  mang  vẻ  đẹp  nên  thơ,  trữ  tình  đến  kì  diệu  và  nhẹ  nhàng,  lưu  luyến  chiếu  những  tia  nắng  cuối  cùng  xuống  trần  gian.  Bầu  trời  cao  vời  vợi,  từng  áng  mây  thơ  thẩn  trồi  theo  gió.  Trên  sông,  nước  chầm  chậm  trôi.  Hơi  nước  mát  lạnh  thổi  lên  tôi  một  cảm  giác  thoải  mái,  dễ  chịu  đến  diệu  kì.  Từng  con  thuyền  cùng  các  bác  ngư  dần  nối  đuôi  nhau  về  bến  đỗ.  Những  câu  hò  ví  dặm  thân  thuộc  từ  những  con  đò  ngang  cứ  vang  vọng  mãi  trong  tôi.  Từng  nhịp  cầu  nơi  đây  gắn  liền  với  cuộc  sống  giản  dị  mà  thanh  bình,  hạnh  phúc  cùa  người  dân  ven  sông.  Hai  bên  bờ  sông,  bọn  trẻ  thi  nhau  thả  những  con  diều  tuổi  thơ  với  tiếng  nói  cười  vui  vẻ.  Những  cánh  diều  sặc  sỡ  như  những  cánh  bướm  sắc  màu  chao  lượn  trên  nền  trời  hoàng  hôn  vừa  đỏ  hồng,  vừa  trong  xanh,  vừa  hây  hây  ráng  vàng.  Dọc  bờ  sông,  từng  đàn  trâu  thong  dong  về  làng.  Tiếng  sáo  ngân  nga  của  đám  trẻ  mục  đồng  trên  lưng  trâu  làm  xao  xuyến  lòng  người.  Dòng  sông  tĩnh  lặng,  êm  đềm,  thơ  thẩn  trôi,  một  chiếc  lá  rơi  thôi  cũng  đủ  làm  rung  động  cả  mặt  nước. 

Bức  tranh  sông  Lam  từ  khi  bình  minh  lên  đến  hoàng  hôn  buông  xuống  thật  đẹp  đẽ  và  thơ  mộng.  Đến  với  miền  xứ  Nghệ  thân  thương,  du  khách  sẽ  không  thể  bỏ  qua  dòng  sông  hiền  hòa,  nên  thơ  làm  say  đắm  lòng  người  này.  Nơi  đây  có  lẽ  là  nơi  để  mỗi  người  con  xứ  Nghệ  gửi  gắm  những  kỉ  niệm  tuổi  thơ  đáng  nhớ.  Để  mỗi  khi  giá  rét,  những  kí  ức  tươi  đẹp  đó  lại  sống  dậy  như  những  tia  nắng  diệu  kì  sưởi  ấm  lòng  ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Tấn Tài
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Max
10 tháng 4 2020 lúc 13:49

1.Giá trị nội dung văn bản.

– Qua đoạn trích, nhà văn Đoàn Giỏi đã dựng lên bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo.
– Hình ảnh chợ Năm Căn hiện lên với vẻ trù phú, đông vui, tấp nập kẻ mua người bán với những nét đặc trưng tiêu biểu chỉ có ở vùng cực Nam của Tổ quốc.
– Qua đây, ta hiểu hơn về tác giả Đoàn Giỏi là người vô cùng am hiểu mảnh đất Cà Mau, có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên và con người nơi đây.

2. Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm.

– Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.
– Tác giả sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.
– Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜкαŋşʉкε♡
10 tháng 4 2020 lúc 13:55
Sông nước Cà MauI. Đôi nét về tác giả: Đoàn Giỏi 

- Đoàn Giỏi (1925-1989), quê ở tỉnh Tiền Giang

- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

- Tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ

II. Đôi nét về tác phẩm: Sông nước Cà Mau

1. Xuất xứ

- Bài văn “Sông nước Cà Mau” (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam”

- “Đất rừng phương Nam” sáng tác nawm1957 là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

3. Bố cục (3 phần)

 

- Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau

- Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn

- Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn

4. Giá trị nội dung

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…

 III. Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Giỏi (tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản “Sông nước Cà Mau” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau

- Không gian rộng lớn

- Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

- Tất cả đều màu xanh

- Âm thanh rì rào bất tận

- Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

→ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

→ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau.

2. Cảnh kênh, rạch và sông Năm Căn

- Tên gọi các con sông, địa danh: không mĩ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của sông nước Cà Mau, ví dụ như: rạch Mái Giầm (vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm), kênh Bọ Mắt (vì ở đó tụ tập hông biết cơ man nào là bọ mắt),…

→ Tự nhiên, hoang dã, gần với thiên nhiên, giản dị, chất phác

- Con sông Năm Căn:

   + Nước đổ ra biển đêm ngày như thác

   + Con sông rộng hơn ngàn thước

   + Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành

   + Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống

→ Con sông rộng lớn và hùng vĩ

3. Vẻ đẹp của chợ Năm Căn

- Quang cảnh : Túp lều lá thô sơ, ngôi nhà gạch hai tầng, đống gỗ cao, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, cây cối trù phú, nhà bè ban đêm,...

- Sinh hoạt : họp chợ trên sông, mỗi con thuyền một nét riêng biệt, ...

- Con người : những cô gái Hoa kiều, người Chà Châu Giang, bà cụ người Miên,...

→ Vẻ đẹp trù phú, độc đáo của chợ Năm Căn

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn

   + Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc

   + Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, cảm nhận bằng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật…

- Cảm nhận của bản thân về sông nước Cà Mau: đẹp hoang sơ, hấp dẫn…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Sỹ Vinh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
21 tháng 9 2019 lúc 15:06

1. 

- Con cò: ẩn dụ để chỉ người mẹ 

- trông: điệp ngữ => chỉ sự vất vả tần tảo lo toan của mẹ.

2. 

Bài ca dao nói về những vất vả lo toán, những tần tảo của mẹ để nuôi con khôn lớn. Mẹ vất vả, hi sinh cho con và gửi gắm ở con những ước mơ khát vọng, mong con khôn lớn trưởng thành. Qua bài ca dao, bản thân mỗi người ý thức được cần phải biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.

Bình luận (0)
nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Namikaze Minato
6 tháng 6 2018 lúc 6:35

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Bình luận (0)
trang
5 tháng 6 2018 lúc 22:26

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Bình luận (0)
Đỗ Khoa Nguyên
Xem chi tiết
Vanh Leg
2 tháng 1 2019 lúc 21:10

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Bình luận (0)
๖ۣۜØʑąωą кเşşッ
2 tháng 1 2019 lúc 21:04

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

Trả lời:

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):

1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?

2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.

3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.

Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):

1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?

3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

1.Chế độ ăn uống:

- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…

- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.

2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

- Đội nón (mũ) khi ra nắng.

- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

3.Trời lạnh cần:

- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.

4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?

Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Trả lời:

- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.

- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.

Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:

- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

- “Rét run cầm cập”.

Trả lời:

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

- Đi nắng cần đội mũ nón.

- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Khi trời nóng không nên lao động nặng.

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:

1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau

 a) Tắm ngay khi người đang nóng nực.
 b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh.
 c) Hạ nhiệt một cách từ từ.
 d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa.
xe) Gồm c và d.

2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau

 a) Mặc thật nhiều quần áo.
 b) Mặc đủ ấm.
 c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng.
xd) Gồm b và c.
 e) Gồm a và c.
Bình luận (0)
nguyenhoanglamnhi
14 tháng 1 2021 lúc 21:03

            Cậu hãy tham khảo trên mạng đi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyen van quyet
Xem chi tiết
Doãn Thanh Phương
24 tháng 2 2018 lúc 19:23

Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

Bình luận (0)

Theo mình là :

Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. 

~ Chúc bạn học giỏi ! ~

^^

Bình luận (0)
kinamoto yukiko
24 tháng 2 2018 lúc 19:29

Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoàng dã.Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc

Bình luận (0)
Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
2 tháng 4 2020 lúc 21:28

- Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.

- Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.


- Điểm nổi bật : 

- Đoàn Giỏi viết về cách “người ta gọi tên đất, tên sông". Người Nam Bộ không dùng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Nhà văn đã dẫn chứng một loạt tên gọi như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía,..., kế cả tên gọi “Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên nghĩa là “nước đen’”'. Với cách đặt tên ấy khách chỉ cần nhớ tên gọi là có thể miêu tả đặc điểm nổi bật của vùng ấy. Điều đó biểu lộ đức tính chuộng sự đơn giản nhưng hiệu quả của người phương Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Sơn
2 tháng 4 2020 lúc 21:35

mình viết nhầm phần điểm nổi bật ; mình đã sửa lại nếu thiếu bạn có thể bổ sung thêm cho thật hoàn chỉnh :

- Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo đặc điểm riêng biệt của đất, sông

-Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều
dân tộc, có thể mua mọi thứ không cần bước ra khỏi thuyền

-Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hóa ngay trên
thuyền

-Chợ sầm uất, có nhiều hàng hóa, người mua bán đông vui nhộn nhịp

-Ánh đèn chợ rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố nổi

-...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê
5 tháng 4 2020 lúc 20:51

Cảm ơn bạn hiền!!!!!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Văn Nhật long
Xem chi tiết
Phong Thần
2 tháng 5 2021 lúc 7:53

Có thể phiền bạn chép ra đoạn đó đc ko. Mình ko có sách để xem.

Bình luận (0)
Trần Văn Nhật long
2 tháng 5 2021 lúc 8:01

Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...].  Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. 

Bình luận (1)
Phong Thần
2 tháng 5 2021 lúc 8:23

Nội dung: Đoạn văn trên miêu tả cảnh sắp về đêm ở Cà Mau 

Bình luận (0)
ewsrdtfyg
Xem chi tiết
trongnghia
8 tháng 4 2018 lúc 10:19

1. Nội dung:
- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp; Sinh hoạt độc đáo mà hấp dẫn.
- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dẫn đến như vậy.
2. Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất( tôi), trực tiếp quan sát, miêu tả cảnh từ trên thuyền
-Sử dụng nhiều phương thức và thủ pháp miêu tả( quan sát, so sánh, tưởng tượng), nhất là việc huy động nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm ấn tượng .

Bình luận (0)