Câu văn trên được rút gọn thành phần nào ?
"Đứng ở gốc cây gạo cổ thụ nơi bến nước, nhìn hút tầm mắt phía bãi sông trước mặt chỉ thấy rực rỡ một màu vàng hoa cải."
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi :
Con sông hiền hòa chảy suốt dọc thời thơ ấu của tôi! Trong kí ức lung linh và trong trẻo về miền cổ tích xa xưa ấy, dòng sông đẹp nhất vào mùa xuân. Chớm xuân, hai bên bãi sông bạt ngàn hoa cải. Loại hoa dân dã ấy, khi đồng loạt nở từng vồng, từng bè, từng bãi lớn nhìn mới lộng lẫy làm sao. Đứng ở gốc cây gạo cổ thụ nơi bến nước, nhìn hút tầm mắt phía bãi sông trước mặt chỉ thấy rực rỡ một màu vàng hoa cải. Những đám cải thìa, cải canh cao vổng lên, hoa vàng li ti, nở xôn xao. Những đám cải cúc hoa to hơn, nhị vàng cánh trắng rập rờn. Bên cạnh hoa là bướm. Bướm vàng, bướm trắng, bướm nâu rối rít bay đậu. Gió xuân không hun hút mang theo cái lạnh cắt da như gió bấc mà dịu lại, phơi phới. Con sông yên ả giữa đôi bờ hoa vàng vợi vợi. Ngày ấy, lũ trẻ con chúng tôi hay chạy ra bãi sông chơi giữa những luống cải trồng lấy hạt làm giống đang kì trổ hoa rực rỡ nhất. Đứa nào cũng tin rằng bao nhiêu tia nắng hiếm hoi của mùa xuân đều được gom cả về đây, làm nên những vạt hoa cải vàng huyền diệu này
a, Câu văn sau được rút gọn thành phần nào ?
Đứng ở gốc cây gạo cổ thụ nơi bến nước, nhìn hút tầm mắt phía bãi sông trước mặt chỉ thấy rực rỡ một màu vàng hoa cải.
b, Xác định trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết nó bổ sung nội dung gì ?
Chớm xuân, hai bên bãi sông bạt ngafn hoa cải.
c, Phân tích tác dụng của phép tu từ liệt kê được sử dụng trong câu :
Bướm vàng, bướm trắng, bướm nâu rối rít bay đậu.
d, Qua đoạn trích trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với dòng sông tuổi thơ ( viết 1 đoạn văn ngắn )
P/s : Quà j cx đc :)) Hứa thưởng nóng
a. Rút gọn thành phần chủ ngữ.
b. Trạng ngữ: Chớm xuân - bổ sung nội dung về thời gian.
c. Biện pháp liệt kê có tác dụng nêu ra những loài vật phong phú trong mùa xuân, tô điểm cho cảnh sắc bên sông.
d. Tình cảm yêu mến, gần gũi với con sông quê hương.
Bài làm :
a. Rút gọn thành phần chủ ngữ.
b. Trạng ngữ: Chớm xuân - bổ sung nội dung về thời gian.
c. Biện pháp liệt kê có tác dụng nêu ra những loài vật phong phú trong mùa xuân, tô điểm cho cảnh sắc bên sông.
d. Tình cảm yêu mến, gần gũi với con sông quê hương.
đoạn văn dưới đây có bao nhiêu câu ghép ?
sau một hồi len lách mải miết , rẽ bụi rậm , chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp . Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi , lá úa vàng như cảnh mùa thu . Tôi dụi mắt . những sắc vàng động đậy . mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non . những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó . chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi
Có 2 câu ghép:
Câu 1: Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu
Câu 2: Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.
ề 2. Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sắc đỏ Mùa xuân, cây gạo cổ thụ bên hồn nở hoa đỏ rực. Từ rất xa, Bé đã trông thấy cây gạo. Bé hớn hở chạy lại. Đứng dưới gốc, Bé ngửa cổ ngước nhìn lên. Mấy bông hoa trên cao tít chợt buông mình rơi xuống, xoay tròn trong gió. Tiếng Bé cười giòn tan. Bé nhặt những bông hoa còn nguyên vẹn, ôm trước ngực. Nhìn gần, hoa càng đẹp. Một màu vàng chìm lẫn vào trong sắc đỏ làm cho năm cánh hoa như bừng sáng thêm lên, màu hoa trong hơn. Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa, miệng thốt reo khe khẽ: - Hoa đẹp quá! Màu đỏ tươi quá! Theo Trần Hoài Dương |
Câu hỏi: Khi nhìn gần, bông hoa gạo đẹp như nào?
cậu trả lời được câu này chưa
Xác định câu đơn , câu ghép và xác định thành phần của các câu đó.
Chiều nay, đi học về , Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm , những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá ụp xuống ủ ê.
Câu đơn: những cái rễ cây/ gầy nhẳng trơ ra.
chủ ngữ vị ngữ
Câu ghép:Cây gạo/ buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
chủ ngữ vị ngữ
#Châu's ngốc
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
"Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."
(Trích Ngữ văn 9 - Tập 1, NXBGD Việt Nam - 2014, trang 48 )
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do tác giả nào sáng tác?
Câu 2: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. Cho biết vì sao đó là lời dẫn trực tiếp.
Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 4. Câu nói của Vũ Nương trong đoạn trích giúp ta hiểu được điều gì về nhân vật?
Câu 5. Theo em, chi tiết Vũ Nương trở về ở phần cuối truyện có làm mất đi tính bi kịch của truyện hay không? Vì sao?
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Hồ Thứa quê em
Hôm nay , em đi học sớm hơn mọi ngày . Em có dịp quan sát cảnh đẹp của hồ nước nằm ở trung tâm huyện em mà mọi người gọi là hồ Thứa.
Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . Nước hồ trong xanh . Đến gần , nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng . Thỉnh thoảng , vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ , trông như những con thuyền nhỏ . Vài chú vịt đang ngẩng cao đầu nhìn bầu trời tươi sáng .
Ven hồ có những khóm hoa nhiều màu sắc rực rỡ . Dưới những cây xà cừ cổ thụ , có những chiếc ghế đá màu xám . Có một chiếc cầu nhỏ nối hai bờ hồ . Ông mặt trời ló ra khỏi những cụm mây toả ánh nắng khắp nơi . Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh .
Cảnh hồ Thứa quê em thật đẹp . Mai sau em lớn lên , có dịp được đi thăm nhiều cảnh đẹp thì em vẫn sẽ nhớ mãi về hồ nước quê em .
a) Bài văn trên gồm mấy phần ? Nội dung mỗi phần là gì ?
b) Phần Thân bài được miêu tả theo trình tự nào ?
c) Những sự vật nào được miêu tả trong phần Thân bài ? Tác giả đã quan sát những sự vật ấy bằng những giác quan nào ?
d) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong phần Thân bài ?
e) Tham khảo bài văn tả cảnh nêu trên , em hãy viết một bài văn ngắn tả cảnh ao hoặc đầm nước , hồ nước , ... nơi em ở
( Nhanh lên nha , thứ hai mk nộp rồi ) Cảm ơn mấy bạn ! Nhớ làm cho đầy đủ nhé !
a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước. b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác , d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa e, bạn tự làm nha
a)
→ Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài)
→ Nội dung từng phần:
+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa
+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ)
+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ
b)
→ Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian:
+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)
c)
→ Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)
→ Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.
d)
→ Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là:
− So sánh:
+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước .
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.
++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.
− Nhân hoá:
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
#ngocquyen
Chúc bạn học tốt ạ
Tick cho mình nhé
tìm các câu láy dưới đây:
Sau một hồi len lách mải miết rẽ bụi rậm,chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu .Tôi dụi mắt, những sắc vàng động đậy. Mấy con chim mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rượi.
tìm từ láy mới đúng chứ ! Hay là tìm các câu có từ láy ?
Từ láy : len lách ; mải miết .
Câu chứa từ láy : ''Sau một hồi len lách mải miết rẽ bụi rậm , chúng tôi nhìn thấy một bãi khộp.''
.Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau rồi phân tích những câu đó:
Chiều nay, đi học về, Thương cùng cácbạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt
đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy
nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã
cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những
cái lá ụp xuống, ủ ê.
Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông/ lở thành hố sâu hoắm,// những cái rễ cây / gầy nhẳng trơ ra.
CN1 VN1 CN2 VN2
Cây gạo / buồn thiu, // những cái lá / ụp xuống, ủ ê.
CN1 VN1 CN2 VN2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào :
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Trích “Chuyện người con gái Nam Xương”)
Câu 1(0,5đ). Hãy cho biết tác giả và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2(0,5đ): Xét theo cấu tạo, câu: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” thuộc kiểu câu gì? Tại sao?
Câu 3 (1đ): Có bạn cho rằng kết thúc truyện này vừa có hậu nhưng lại vừa mang tính bi kịch. Em có đồng ý không? Tại sao?
Câu 4 (1,5đ): Hãy viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương qua câu nói của nàng “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”
Phần II. (6,5 điểm). Cho câu thơ “Xót người tựa cửa hôm mai”
Câu 1 (1,0đ). Hãy chép theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ và cho biết nội dung của đoạn thơ vừa chép.
Câu 2 (0,5đ). Hãy tìm và giải thích nghĩa của 1 thành ngữ có trong những câu thơ em vừa chép.
Câu 3 (1,0đ). Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ vừa chép.
Câu 4 (3,5đ). Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10 - 12 câu để làm rõ vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ).
Câu 5 (0,5đ). Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên cũng là vẻ đẹp của một nhân vật phụ nữ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Hãy cho biết tên của nhân vật và tên tác phẩm có sự xuất hiện của nhân vật phụ nữ ấy.