Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ánh Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn hồng nhi
Xem chi tiết
Dinh Vuongg
Xem chi tiết
khang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 7 2019 lúc 2:57

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nahf thơ.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

   + Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

   + Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

   + Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

   + Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

   + Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao

   + Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

   + Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

   + Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

→ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

Bình luận (0)
TN PT
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
15 tháng 8 2023 lúc 18:26

Bài thơ là vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa xuân về và tâm trạng xôn xao của tác giả khi được đón mùa xuân. Những hình ảnh mùa xuân được gợi lên từ bài thơ thật trong sáng và gần gũi: "lá mía" kêu xào xạc; "mầm ngô" lên xanh non; "bãi dâu" vào mùa ngon, "cà chua" hồng giấu mặt; "cát" cựa mình lấp loáng, dòng sông chảy nặng phù xa. Mọi cảnh vật đều được mùa xuân tiếp thêm nhựa sống mới. Nhưng không chỉ là cảnh vật mà còn có cả lòng người từ dòng sông muốn hòa thành biển khơi. Qua bài thơ trên ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả. Con người dù có như thế nào vẫn luôn có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên chúng ta cần phải học cách trân trọng và bảo vệ thiên nhiên như chính cuộc sống của chúng ta.

Bình luận (0)
Chí Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:49

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:50

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa