Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hao thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
31 tháng 7 2021 lúc 14:32

Tham khảo:

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích / là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam.( Câu trần thuật đơn) Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Phạm Ngọc Bảo Chi
5 tháng 8 lúc 13:45

Tham khảo:

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Thanh Thủy Vũ
Xem chi tiết
Amee
27 tháng 3 2021 lúc 23:43

tham khảo

Trên sân trường em có rất nhiều loại cây nhưng loại cây mà em cảm thấy yêu thích nhất chính là cây bàng. Cây bàng được trồng ở sân trường em cũng được một thời gian rất dài, bàng vẫn ở đó lặng lẽ đón và tiễn biết bao thế hệ học sinh đến rồi đi. Thân bàng to lớn, phải bằng ba vòng tay của bọn học sinh chúng em. Mỗi mùa bàng lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa hè, bàng cho chúng em bóng mát và nơi vui chơi. Cứ vào giờ ra chơi là bao nhiêu trò chơi của chúng em diễn ra dưới gốc bàng. Chúng em nhảy dây. đá cầu ,chơi ô ăn quan ,đọc truyện . Rồi mùa thu. Lá bàng bắt đầu ngả màu xanh tươi sang màu vàng. Thi thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua thì từng chiếc lá rụng rồi rơi êm trên mặt đất. Vào mùa đông, cây bàng trơ trụi lá, từng cành cây khẳng khiu như những cánh tay gầy guộc. Nhưng em biết, cây bàng đang ấp ủ dòng nhựa sống để nuôi những mầm non sẵn sàng mọc lên khi xuân tới. Và rồi mùa xuân ấm áp cũng đến. Bàng căng tràn sức sống mọc lên những mầm non xanh mơn mởn. Quanh năm, tuổi học trò của chúng em gắn liền với cây bàng. Chúng em ăn quả bàng ngọt bùi, chúng em lấy lá bàng quạt mát và xếp thành đồ chơi. Tóm lại, cây bàng là cây gắn liền với bao thế hệ học sinh và em rất yêu cây bàng trường em.

 
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 10 2017 lúc 5:25

Đáp án

Viết bài văn nêu cảm nhận về loài hoa em yêu quý. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.

Bài văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 câu rút gọn 

- Chỉ ra được câu đặc biệt và câu rút gọn

Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu được loài cây em yêu, ấn tượng chung của en về loài cây đó. 

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: màu sắc, hình dáng…

- Cảm nghĩ về công dụng, lợi ích của cây: làm bóng mát, lấy gỗ…

- Ý nghĩa của loài cây đó

c. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm đặc biệt của em với loài cây đó, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cối và môi trường. 

nguyen khagn
Xem chi tiết
đinh anh
11 tháng 3 2022 lúc 11:18

(Mình có tham khảo một chút trên mạng nhưng không nhiều, với cả mình cũng quên không cho câu nghi vấn vào bạn đọc và không ưng chỗ nào có thể bỏ nhé)

"Ngắm trăng" là thú vui tao nhã của những thi ca phương Đông, từ lâu trăng đã là trở thành người bạn thơ, nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi một ly rượu, ngắm trăng, thưởng hoa và ngâm thơ, nhưng khi rơi vào nghịch cảnh hiếm có ai vẫn ung dung, dành tình cảm cho cảnh đẹp tự nhiên ấy vậy mà Bác vẫn dành tình cảm mãnh liệt ấy cho trăng. Trong những ngày tháng bị giam cầm, khốn đốn, mất tự do ở tỉnh Quang Tây - Trung Quốc Bác đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ hán, trong đó có bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, hướng đến cái đẹp tự nhiên thể hiện tình cảm giữa người và thiên nhiên giữa hoàn cảnh khổ sai. Mở đầu bài thơ Bác đã sử dụng hai câu thơ:" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa," câu thơ nói lên hiện thực trần trụi, điệp từ "vô" nhấn mạnh sự thiếu thốn của người tù, thiếu đi thú vui tao nhã uống rượu, ngắm trăng, hưởng hoa, ngâm thơ và khẳng định rằng đây không phải hoàn cảnh lý tưởng để ngắm trang thưởng thức cái đẹp. Nên câu thơ thứ hai đã hỏi:" Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đây là câu hỏi tu từ với lòng rằng:" Vậy đối với cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào khi không rượu cũng không hoa?" thể hiện tâm trạng bối rối, rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên và diễn tả tâm hồn thi ca thơ mộng của tác giả. Một tâm hồn mơ mộng nhưng cũng không quá viển vông, thiết thực nhưng không mất đi đôi cánh tuyệt đẹp của trí tưởng tượng, chính đôi cánh ấy đã giúp Bác thoát khỏi song sắt lạnh lẽo, thoát khỏi cái đen tối của nhà tù và hướng đến một vầng trăng sáng như hướng đến một tương lại tốt đẹp hơn.

nguyen khagn
Xem chi tiết

Tham khảo:

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

 

fear of god
15 tháng 7 2023 lúc 22:29

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

fear of god
15 tháng 7 2023 lúc 22:29

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

Vũ Quang Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Khoa Thành
3 tháng 2 2021 lúc 19:52

Hưng ơi mày học lớp 8EG trường Lê Qúy Đôn đúng ko(Nếu nhầm thì sorry)(from steve)

Nguyễn Đại Dương
Xem chi tiết
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
nguyễn ngọc phương thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
31 tháng 3 2020 lúc 13:27

Bạn tham khảo nhé 

Đã từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho tàng lưu giữ biết bao kinh nghiệm bổ ích của con người. Và câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một trong những câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.  Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn chỉ dù đói cũng phải sạch sẽ, dù rách vẫn phải thơm tho. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người phải giữ lấy nhân cách cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cannhr khốn khó nào. Không thể phủ nhận một điều rằng con người chúng ta sẽ có những lúc này, lúc kia chứ không phải lúc nào cũng bình an được .Rồi sẽ có những lúc chúng ta trở nên nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật hay túng thiếu . Trong những hoàn cảnh ấy, con người rất dễ làm liều. Nhưng quả của việc làm liều là ta hoặc gây đau khổ cho người khác để giành lấy lợi lộc cho bản thân , hoặc ta có thể vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ đạo đức, làm những việc xấu xa mà xã hội không thể chấp nhận được. Những việc làm đó quả thật không nên chút nào. Nó sẽ biến ta thành những kẻ xấu xa, tàn ác, đáng khinh bỉ trong mắt mọi người. Chính vì thế,  điều quan trọng mà ta luôn phải nhớ cho dù sao đi nữa cũng phải giữ lấy nhân cách trong sạch của mình.  Đó chính là cách ta giữ cho mình một cái tâm thanh cao giữa dòng đời biến động.

chúc bạn học tốt

Khách vãng lai đã xóa