Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 8 2019 lúc 4:41

- Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.

- Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.

- Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

- Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 4 2018 lúc 15:47

- Tranh 1 : Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn : “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.

- Tranh 2 : Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.

- Tranh 3 : Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa thì hai anh em vẫn chấp nhận.

- Tranh 4 : Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 4 2018 lúc 12:17

- Tranh 1: Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

- Tranh 2 : Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như : Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.

- Tranh 3 : Tộ đã biết mình chưa ngoan nên không dám nhận kẹo của Bác. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 12 2017 lúc 13:26

- Tranh 1: Chàng trai cứu con rắn, không ngờ đó là con của Long Vương. Để trả ơn chàng, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý.

- Tranh 2: Người thợ kim hoàn biết đó là viên ngọc quý bèn đánh tráo khiến chàng rất buồn.

- Tranh 3: Mèo tới nhà thợ kim hoàn bắt chuột phải đi tìm ngọc. Cuối cùng chuột cũng tìm được.

- Tranh 4: Khi viên ngọc bị cá đớp mất, Chó nghĩ ra cách chờ người đánh được con cá lớn, Mèo nhảy tới ngoạm ngọc, chạy biến.

- Tranh 5: Mèo đội ngọc lên đầu nên bị quạ sà xuống cướp mất. Nó nghĩ ra cách nằm phơi bụng giả chết. Qụa sà xuống định rỉa thịt Mèo. Mèo nhảy lên vồ khiến quạ phải van xin và trả lại ngọc.

- Tranh 6: Chàng trai vui mừng khi thấy viên ngọc và càng yêu quý hơn hai con vật thông minh và tình nghĩa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 6 2019 lúc 1:52

- Tranh 1 : Trông thấy Ngựa đang gặm cỏ, Sói ta thèm thuồng đến rỏ dãi.

- Tranh 2 : Sói cải trang thành bác sĩ với cặp kính đeo mắt, đầu đội mũ chữ thập, khoác áo choàng trắng, đeo ống nghe và tiến đến gần Ngựa.

- Tranh 3 : Sói mon men tiếng lại gần Ngựa và dụ dỗ. Ngựa nhón nhón chân vờ cho Sói khám bệnh.

- Tranh 4 : Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.

Nguyễn Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Gia Hân
28 tháng 10 2021 lúc 11:45

Cot trueness  la NYU the Naomi a

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 10 2017 lúc 6:45

- Tranh 1 : Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, chúng mình đi xem đi”.

- Tranh 2 : Hết giờ ra chơi, hai bạn tới bên bức tường. Nam đẩy Minh ra ngoài trước, đến lượt Nam lách ra thì bác bảo vệ tới, nắm chặt hai chân em. Em vùng vẫy vì sợ quá, bác bảo vệ lại càng nắm chặt hơn. Vậy là cậu ấy khóc toáng lên.

- Tranh 3 : Cô giáo nhắc bác bảo vệ nhẹ tay không làm đau Nam rồi cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người và đưa Nam về lớp.

- Tranh 4 : Nam bật khóc vì đau và xấu hổ. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh vào:

- Từ nay các em còn trốn học đi chơi nữa không?

Hai bạn đáp:

- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Cô vui lòng, bảo hai bạn về chỗ và tiếp tục giảng bài.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 10 2019 lúc 10:12

- Tranh 1: Ngày xưa, có hai anh em lúc nhỏ sống rất hòa thuận, nhưng khi đã có gia đình riêng, ngày nào họ cũng cãi vã khiến người cha rất buồn phiền.

- Tranh 2: Một hôm, người cha gọi các con đến và đố xem ai là người bẻ được bó đũa, ông sẽ thưởng cho một túi tiền.

- Tranh 3: Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Mặc dù cố hết sức mà họ chẳng thể nào bẻ gãy được.

- Tranh 4: Người cha bèn tháo bó đũa ra và bẻ từng cái rất dễ dàng.

- Tranh 5: Người cha khuyên các con phải biết đoàn kết lại với nhau, như vậy mới vững mạnh. Cả bốn người con cùng hiểu ra câu nói của cha : Thưa cha, chúng con sẽ vâng lời cha dặn !

Tình yêu của đời tôi
Xem chi tiết
batman
26 tháng 2 2019 lúc 17:19

Dựa vào đề bài thuật lại tâm trạng của người anh mình sinh trình bày:người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ

phanthilan
1 tháng 3 2021 lúc 12:53

Tôi tên là Kiều Phương. Anh trai tôi quen gọi tôi là Mèo bởi vì tôi luôn làm bẩn mặt tôi. Tôi luôn vui vẻ chấp nhận cái tên mà anh tôi đặt cho và hơn thế, tôi còn dùng để xưng hô với bạn bè. Tôi rất hay lục lọi các đồ trong nhà.

- Này, em không để cho chúng nó yên được à?

Tôi vênh mặt:

- Mèo mà lại! Em không phá là được...

     Một hôm, anh trai bắt gặp tôi đang nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Tôi chế thuốc để vẽ. Các đít xoong chảo bị tôi cạo trắng cả. Thế là anh trai bí mật theo dõi tôi. Sau khi có vẻ hài lòng, tôi lấy trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục... đều do tôi tự chế. Tôi canh trừng một lúc rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, tôi vui vẻ chạy đi làm những việc được bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vể rất vui.

     Nhưng mọi bí mật của tôi cuối cùng cũng bị bại lộ. Hôm đó, chú Tiến Lê - họa sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh lên chơi. Vớ được bạn gái, tôi mừng quýnh lên. Chungs tôi lôi nhau ra vườn. Ở đây, tôi đưa toàn bộ bức tranh tôi vẽ giấu ra cho bé Quỳnh. Chỉ thấy bé Quỳnh đôi lúc lại reo khe khẽ lên. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào và thì thầ gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo Quỳnh ra vườn. Lúc đó, anh trai tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:

- Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tai hội họa không?

Chú trải sáu bức tranh do tôi vẽ ra trước mặt bố. Đến mặt bố ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

Ông không kìm được, ôm thốc tôi lên:

- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. 

Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động. Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của tôi rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào. Bố mẹ tôi rất tin vào thẩm địnhchú Tiến Lê. Chú còn hứa sẽ giúp tôi phát huy tài năng.

     Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng anh tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi trên bàn học, anh chỉ muốn gục xuống khóc. 

     Anh chẳng tìm thấy ở mình một tài năng gì. Và không hiểu sao anh không thể thân với tôi như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ thôi là anh gắt um lên. 

     Anh quyết định làm mọi việc mà anh vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của tôi. Dường như mọi thứ trong nhà của tôi đều được đưa vào tranh. Mặc dù tôi vẽ những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Tôi vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ thương.

     Gấp lại những bức tranh của tôi, anh lén trút một tiếng thở dài...

     Bố mẹ hào hứng mua sắm cho tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng tôi - "đồng nghiệp" hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt tôi là không thay đổi. Lúc nào cũng len nhem, bị anh quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Anh từng thấy tôi rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ anh cảm thấy tôi như chọc tức anh...

     Rồi cả nhà - trừ anh - vui như tết khi tôi, qua giới thiệuTiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn ngay trước mặt ban giám khảo. Trước khi đi thi, tôi cứ hay xét nét anh, khiến anh rất khó chịu. Tôi nhập tâm vào lời dạy của chú Tiến Lê: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu".

     Một tuần sau tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của tôi được trao giải nhất. Tôi lao vào ôm cổ anh, anh viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ tôi ra. Tuy thế, tôi vẫn kịp thì thầm vào tai anh: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

     Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo anh chen qua đám đông để xem bức tranh của tôi đã được đóng khung, lồng kính. Trong xanh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mộng mơ nữa. Mẹ hồi hộp thì thâm vào tai anh:

- Con có nhận ra con không?

     Anh giật sững người. Chẳng hiểu sao anh lại bám chặt tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt tôi, anh hoàn hảo đến thế ư? Anh nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt anh tôi lại...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp

     Anh không trả lời mẹ vì anh chỉ muốn khóc. Bởi vì nếu được nói với mẹ, anh sẽ nói rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"

Khách vãng lai đã xóa