Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng:" thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài". Em hiều ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ" Đập đá ở Côn Lôn" của nhà thơ Phaan Châu Trinh, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Qua bài thơ “qua đèo ngang" của huyện thanh quan em hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Xuân Diệu khẳng định:" thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài " . hãy chứng minh qua bài thơ quê hương của tế hanh ( dàn bài viết hẩn cả mở bài lẫn kết bài hoặc bài văn luôn cũng đc ạ)
Bạn tham khảo nha:
I.MB: Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi ngày kia khi tìm đến nhận định của Xuân Diệu :" Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài " tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là vẻ đẹp của cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật mà tác phẩm chứa đựng
II.TB
1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm
-- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ
-Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.
- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật . Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.
2. Chứng minh qua bài Quê hương: Phân tích theo nội dug và nghệ thuật
a) Nội dung
b) Nghệ thuật
3. Đánh giá chung
- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú t hêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật
- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.
III.KB: Như vây, với nhận định của mình, Xuân Diệu đã nêu ra một chân lí sống còn của văn học, của nghệ thuật. Đó là phải có nội dung đặc sắc cùng một hình thức thể hiện hợp lí “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop). Đồng thời đây cũng là kim chỉ nam cho mỗi người nghệ sĩ muốn tác phẩm của mình bất tử cùng thời gian.
Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trải tim mới làm nên thi sĩ. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh ( viết thành bài văn)
Đề bài : Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng : Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài , hãy CM câu nói ấy qua bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Ở ĐÂY CÓ AI GIỎI VĂN GIÚP MK VỚI
ĐỀ BÀI
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng :''thơ hay là hay cả hồn lẫn xác hay cả bài'
Qua bài thơ cảnh khuya của Hồ Chí Minh làm sáng tỏ nhận định trên
KHÔNG CHÉP MẠNG NHA MỌI NGƯỜI
CÁM ƠN TRƯỚC
nek bn
1/ Mở bài: giới thiệu vấn đề, giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. 2/ Thân bài: 2.1. Giải thích: - Nghệ thuật: Là những đặc sắc về hình thức (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu...) - Trái tim: Là thế giới của đời sống tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện... với những rung động thẩm mĩ nhạy cảm thể hiện thiên chức của người nghệ sĩ. - Để có những bài thơ hay đòi hỏi người nghệ sĩ vừa phải có tài, vừa phải có tâm. =>Đây là ý kiến nhằm khẳng định, đề cao thiên chức của nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Làm sáng tỏ qua Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: - Những đặc sắc về nghệ thuật: thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, hình ảnh thơ đẹp, giản dị, sáng tạo... - "Trái tim" của thi sĩ: mặc dù sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh nhưng tiếng lòng nhà thơ vẫn tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành được cống hiến, được góp một "mùa xuân nho nhỏ" vào mùa xuân lớn của dân tộc... 2.3. Đánh giá: - Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ vừa đặc sắc về nghệ thuật, vừa tiêu biểu cho "trái tim" của nhà thơ. -Ý kiến của Andre Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc và trân trọng tài năng, trái tim của người nghệ sĩ... 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề.
Bàn về thơ,nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng"Thơ cần có hình cho người ta thấy,có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ"Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận. Lưu ý:Cái này là viết bài văn ạ,viết giúp mình bài văn Mình đang cần gấp!!!