Những câu hỏi liên quan
Rạchihumi
Xem chi tiết
Thuyết Dương
3 tháng 6 2016 lúc 9:45

-So sanh (trong cau "Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận."

-Nhan hoa (trong cau " Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm láy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,.. lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai."

 

Bình luận (0)
Edogawa Conan
8 tháng 6 2016 lúc 20:26

So sánh và nhân hóa nhé bạn

 

Bình luận (0)
Nam Cung Dạ Nguyệt
Xem chi tiết
Lê Hoàng Anh
8 tháng 5 2020 lúc 16:11

Em có cảm nhận rằng rừng có những màu xanh trường kì rất đẹp  và chúng ta cần bảo vệ rừng để rừng luôn luôn có màu xanh trường kì ấy   

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn minh ngọc
Xem chi tiết
Anh2Kar六
22 tháng 2 2018 lúc 21:11

\(\text{Câu 2 :}\)

Nắng sớm mai dịu dàng chiếu sáng cả khu vườn. Gió nhè nhẹ thổi. Tiếng chim ca líu lo cất lên chào buổi sáng. Tia nắng nhàn nhạt nghịch ngợm, vui đùa trên chiếc lá non làm nổi bật hình ảnh giọt nước mưa nhỏ nhoi còn đọng trên lá.

Giọt nước thấy mình thật đẹp. Trong suốt như pha lê, sáng long lanh như ngọc. Từ trên lá non, giọt nước thấy dưới đất có một vũng nước đục ngầu. Giọt nước cất tiếng:

-    Trời ơi! Sao có người đục ngầu và xấu xí đến thế nhỉ? Hãy nhìn tôi này, trong trẻo và trắng ngần thế này kia mà.

Vũng nước cất giọng Ồm Ồm trả lời:

-    Tôi không xinh đẹp bằng bạn nhưng tôi có con mắt nhìn xa xăm. Dưới đất này tôi có thể nhìn thấy bầu trời trong xanh, thấy tán lá cây xanh mướt và thấy được cả khu vườn. Còn bạn, bạn chỉ nằm trên lá non có chạy nhảy được đâu.

Giọt nước rất tò mò:

-    Vậy bạn kể cho tôi nghe đi. Làm sao bạn có thể nhìn được cả khu vườn trong khi bạn cũng chì đứng yên một chỗ.

Vũng nước lăn tăn theo làn gió chạy qua. Nó vừa rung rinh vừa thủng thẳng đáp:

-    Tôi thấm dần vào trong đất hoặc bay hơi lên. Và khi ấy, tôi sẽ nhìn được cả khu vườn. Bạn có biết khu vườn đẹp thế nào không?

Giọt nước hớn hở:

-    Tôi cũng có thể nhìn thấy khu vườn và bầu trời mà.

Vũng nước ôn tồn:

-    Bạn trong trẻo nhưng nhỏ bé và mong manh thế kia. Qua đôi mắt bạn, người ta chĩ nhìn thấy một nhành cây hoặc một nhánh cỏ. Còn tôi, sau cơn mưa rào chỗ nào cũng có vũng nước đọng. Khi bổc lên theo hơi nước, chúng tôi kể cho nhau nghe về những bông hoa rực rỡ, tràn đầy sức sống. Chúng tôi thấy những viên sỏi lấp lánh trên đường. Chúng tôi thấy biết bao cảnh, bao người. Còn bạn, giọt nước ạ. Bạn đậu trên lá thì bạn chỉ thấy màu xanh của lá non. Bạn đỗ trên cánh hoa thì bạn chỉ thấy cánh hoa mà không thấy thân cây.

Giọt nước thấy mình bé nhỏ thật. Nó thầm hối hận vì đã kiêu hãnh và nhìn mọi vật qua vẻ bề ngoài. Vũng nước đục mới thông thái làm sao!

Rồi gió thổi mạnh, gió đưa bàn tay nâng cành cây lên cao. Giọt nước chao đảo rồi lại gieo mình vào vũng nước đục...

Bình luận (0)
nguyễn minh ngọc
22 tháng 2 2018 lúc 21:21

Cảm ơn

Bình luận (0)
Nguyễn Bá Hoàng Minh
22 tháng 2 2018 lúc 22:11

Câu1:

Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi vềdiễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Bình luận (0)
nguyễn minh khuê
Xem chi tiết
Moon
Xem chi tiết
Hắc Hoàng Thiên Sữa
15 tháng 6 2021 lúc 10:03

Tham Khảo Nhé!!!

ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt được thể hiện trong đoạn thơ.Tuy vậy, các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa: mây biếc, núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời; xanh ngắt là sắc xanh thuần tuý trải trên một vùng đất bao la. Và đến đây, khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu ngàn dâu xanh ngắt, ta nhận thấy đó không còn là một tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót, vô vọng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận. Trong thơ ca trung đại, thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu, hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.Tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở - người đi. Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại

 

Bình luận (1)
Phùng Thế Nam Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Long
22 tháng 3 2022 lúc 21:24

gfgggggggg

Bình luận (0)
NGUYỄN CHÍ tiến
1 tháng 4 2023 lúc 14:45

triu

 

Bình luận (0)
trí
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết
Vũ Trọng Phú
26 tháng 6 2018 lúc 17:26

Sông nước Cà Mau tuy được trích trong truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, nhưng văn bản này có thể xem là một bài văn miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam Tổ quốc. Bài văn như một “cuốn phim” lần lượt mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng và độc đáo của vùng Sông nước Cà Mau. Đó chính là sự phối hợp rất khéo léo, tài tình của tác giả với nghệ thuật vừa tả cảnh, vừa kể chuyện và thuyết minh được đan xen, lồng ghép hợp lí. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên kì thú và một bức tranh sinh hoạt đặc sắc của con người không thể nào quên.

Đoạn đầu của văn bản, nhà văn đă sử dụng hiệu quả văn tả cảnh với những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện... tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đỏng và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối... Phải chăng đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông sông ngòi, kênh rạch? Tất cả được bao trùm trong màu xanh - trên trời thì xanh, dưới nước thì xanh, chung quanh mình củng chỉ toàn một sắc xanh cây lá... những khu rừng xanh bốn mùa. Những màu sắc, âm thanh đã được hoà quyện lại tạo nên được cái ấn tượng chung ban đầu về cảnh quan thiên nhiên vùng Cà Mau. Có thể nói, đoạn văn như những “thước phim” quay chậm, mà người quay đã lùi xa để bao quát được toàn cảnh.

Tiếp dẫn là đoạn văn thuyết minh, giải thích về một số địa danh của thiên nhiên và con người vùng Cà Mau được đan xen vào với đoạn văn đặc tả dòng sông Năm Căn. Kênh rạch vùng Cà Mau được kể qua những cái tên lạ: rạch Mái Giầm, kềnh Bọ Mát, kênh Ba Khía... và những lời giải thích vô cùng thú vị: chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vìhai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cong xốp nhẹ... hoặc Ba Khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon... Qua cách đặt tên ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên. Họ giản dị, chất phát ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai Không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Rồi đến đoạn tả dòng sông Năm Căn, nhà văn đã kết hợp nhiều nghệ thuật đặc sắc như: tập trung nhiều chi tiết để miêu tả sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước một cách rất ấn tượng: Con sông mênh mông hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đần đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận... Cách dùng động từ chính xác và tinh tế để cùng chỉ một hoạt động của con thuyền: Thuyền chúng tôi chèo thoát ra qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các cụm động từ thoát ra, đổ ra, xuôi về đều chỉ hoạt động của con thuyền. Nhưng cái tài của nhà văn đã lựa chọn từ và sắp xếp các từ đó theo một trình tự “tối ưu” gợi ra khung cảnh mà con thuyền vượt qua: “thoát qua” diễn tả trạng thái vượt qua nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả trạng thái từ nơi hẹp (kênh nhỏ) ra nơi rộng (sông lớn); còn xuôi về diễn tả trạng thái con thuyền nhẹ nhàng trôi trên dòng sông nước êm ả. Như vậy chẳng phải là - nghệ thuật đặc sắc đó sao? Còn cái vẻ hoang dã của dòng sông Năm Căn thì được vẽ lại tài tình bằng cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm táp, lớp này chồng lèn lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những cung bậc màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cây đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Quả thật là nhà văn đã quan sát tinh tế mà miêu tả lại càng tài tình trong cách dùng tính từ chỉ màu sắc.

Cảnh sắc chợ Năm Căn như được hiện lên rõ rệt và sinh động trước mắt người đọc. Phải chăng tác giả đã quan sát kỹ lưỡng, vừa bao quát vừa cụ thể, kết hợp giữa kể và tả, giữa liệt kê và chọn lọc chi tiết đặc sắc, cuốn hút chúng ta đến với vẻ đẹp vừa trù phú vừa độc đáo của chợ.

Bằng hàng loạt các chi tiết liệt kê: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm, ánh đền măng sông chiếu ì ục trên mặt nước như những khu phố nổi... Đoạn văn đã sử dụng đến 12 chữ những đế gây ấn tượng về sự trù phú. Không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: một xóm chợ vùng cận biển có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp chủ yếu ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi., có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Với sự đa dạng màu sắc, trang phục, tiếng nói cùa người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu giang...

Mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc hiện lên thật sống động thông qua nghệ thuật miêu tả đầy sáng tạo của nhà văn. Tác giả đã huy động các giác quan và nhiều điểm nhìn để quan sát, miêu tả cùng với sự hiểu biết phong phú về thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất ấy, giúp cho người đọc vừa hình dung được cụ thể, vừa có thêm những hiểu biết để yêu mảnh đất Cà Mau thân yêu!

Bình luận (0)
Hiếu Lê Quang
Xem chi tiết