Những câu hỏi liên quan
린 린
Xem chi tiết

Vẽ đẹp của a thanh niên trong Lặng lẽ sapa

Copy nhớ ghi rõ nguồn .

Bình luận (0)
Kuruishagi zero
8 tháng 12 2018 lúc 16:05

Nghĩ đến Việt Nam, mọi người sẽ nghĩ đến những nét đẹp văn hoá khác nhau. Nón lá Việt Nam là một trong những nét đẹp cổ truyền, biểu tượng cho văn hoá của người dân Việt Nam.

Về lịch sử nguồn gốc của nón lá có lẽ khó có thể chắc chắn được nón lá ra đời vào thời kì nào. Bởi từ xa xưa trong những câu thơ dân gian hình ảnh nón lá đã xuất hiện:

"Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ...''
(Thơ cổ )

Cũng có nhiều tài liệu ghi chép, nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XIII đời nhà Trần, cách đây khoảng 3000 năm. Nhưng theo nhiều thống kê lại có những ghi chép khác. Như vậy có thể khẳng định, nón lá có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời sẽ được đạt tên theo vật liệu tạo ra nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón dừa,... Chất liệu làm nên chiếc nón lá rất phong phú nhưng lại rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Nón lá có dáng hình chóp, vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Mỗi loại nón lại có kích thước rộng tròn khác nhau. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quang cũng thấp nhất. Hay nón Nghệ, rộng trên 80 cm, sâu 10 cm.

Để tạo nên được một chiếc nón hoàn hảo cần rất nhiều vật dụng cũng như công sức và thời gian. Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ, khung nón,... Lá thì lấy từ hai loại cây giống như lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi hoặc có thể dùng lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ. Sợi chỉ dùng để khâu nón là sợi dây rất dai lấy từ bẹ cây móc. Mỗi chiếc nón có hoặc không có dây đeo làm bằng vài mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung hình chóp. Khung và bộ vành vơi 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng nghệ thuật và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được vật liệu tốt, người thợ phải mang tàu lá nón đi là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho thẳng. Lửa phải vừa độ, không nóng quá, không nguội quá. Tiếp đó, xếp lá nón lên khung và khâu lại cẩn thận, tỉ mỉ. Thời gian làm nên chiếc lá rất lâu vì phải cẩn thận từng khâu. Hoàn thành xong chiếc lá, người thợ sẽ quét lên đó một lớp dầu bóng để chiếc nón không bị mốc và bền lâu. Người thợ sau khi làm xong thường sẽ trang trí lên nón những bài thơ hoặc những hình vẽ thêu chỉ đẹp mắt.

Nón lá đi vào đời sống nhân dân ta lâu đời bởi vậy được phân chia thành nhiều loại. Nổi tiếng trong đó phải kể đến nón quai thao, nón Huế, nón Ba Đồn,... Mỗi loại mang một vẻ đẹp của vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Từ khi có mặt, nón lá đã gắn liền với con người đất Việt bao thế kỉ qua. Chiếc nón theo chân người nông dân ra đồng, giúp những bác nông che nắng, che mưa. Chiếc nón theo tay những nghệ sĩ đi vào thơ ca:
"Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà"

Chiếc nón còn gắn liền với những người dân lao động, trở thành chiếc mũ đội đầu giản dị. Hơn thế, tà áo dài của người phụ nữ Việt cùng chiếc nón đã trở thành nét đẹp văn hoá vô cùng tự hào của con người đất Việt.

Xã hội dù có thay đổi. Cuộc sống có ngày một phát triển. Những nền văn hoá có thể giao thoa nhưng chiếc nón lá không bao giờ mất đi. Nó đã là một biểu tượng của cuộc sống, văn hoá và con người Việt Nam.

Bình luận (0)
Kuruishagi zero
8 tháng 12 2018 lúc 16:05

“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”


Chiếc nón lá mộc mạc, giản dị, đơn sơ là một người bạn gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Nón lá từ lâu đã là một nét đẹp truyền thống, trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, đi vào nhiều bài ca dao và thơ ca, nhạc họa.

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời, gắn với quá trình phát triển của dân tộc. Hình ảnh của nón lá đã xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịch từ khoảng 2500-3000 năm TCN. Người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, che nắng. Nón từ xưa đã được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến.

Đi khắp đất nước Việt Nam xinh đẹp, đâu đầu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh chiếc nón. Chiếc nón nhìn đơn giản là thế nhưng để tạo ra một chiếc nón đẹp đòi hỏi bàn tay công phu, khéo léo của người làm. Làm nón phải tỉ mỉ từ khâu đầu tiên là chọn lá, phơi lá. Nón lá thường được làm từ lá cọ. Lá không được quá non cũng như quá già. Trước khi đưa vào làm nón, lá phải được phơi nắng cho thật khô, thật mềm và giữ được lâu. Sau đó lá sẽ được mang đi sấy trắng. Những chiếc lá trắng nhất được dùng để làm những chiếc nón tinh xảo nhất, giá bán thường cao hơn những chiếc khác. Ngoài lá nón, vành nón cũng là bộ phận hết sức quan trọng của chiếc nón. Vành nón chính là xương sống của nón. Vành nón được làm từ những thanh lứa khô và dẻo. Dưới bàn tay khéo léo của con người, những thanh lứa ấy được vót thật tròn và mịn. Sau đó được uốn thành những vòng tròn có đường kính to, nhỏ khác nhau. Các vành nón được xếp lên khuôn nón. Một chiếc nón có 16 vòng tất cả, vòng to nhất có đường kính khoảng 50cm, những vòng tiếp theo càng lên đỉnh càng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất chỉ bằng đồng xu. Vành nón phải đều tăm tắp, không được méo mó, xộc xệch thì mới tạo ra được những chiếc nón đẹp. Sau công đoạn xếp vành lên khuôn là công đoạn xếp lá. Người thợ thủ công lấy từng chiếc lá, làm cho phẳng rồi xếp ngay ngắn lên khung nón. Mỗi chiếc nón gồm có 2 lớp lá, có một lớp mo lang ở giữa. Sau khi đã có một bộ khung hoàn hảo, cuối cùng là bước khâu nón bằng kim và cước mỏng như sợi chỉ. Những đường kim mũi chỉ lên xuống nhịp nhàng sẽ gắn chặt lá nón và vành lại với nhau. Công đoạn này đỏi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ để khâu nón cho đẹp cũng như không bị mũi kim đâm vào tay. Chiếc nón hoàn thành xong được quét một lớp dầu bóng để thêm bền và tăng tính thẩm mĩ. Quai nón được buộc đối xứng ở hai bên. Quai nón thường làm từ nhung, lụa hay chỉ với những màu sắc: cam, đỏ, hồng, tím…

Nón đã trở thành môt người bạn hết sức gần gũi hằng ngày. Nón không chỉ che nắng, che mưa mà còn giúp xua đi cái nắng hè oi bức. Nón là vật bất li thân với các bà, các chị. Nón theo người nông dân ra đồng. Những cô thiếu nữ mặc áo dài trắng đội nón lá bước đi trên phố làm bao ánh mắt phải ngước nhìn chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nón còn có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Nón đi vào những câu ca dao, điệu hò, nón trở thành đạo cụ để biểu diễn nghệ thuật. Những màn múa nón duyên dáng trên sân khấu luôn khiến người xem không thể rời mắt. Trong những đám cưới truyền thống, nón là vật mà mẹ chồng trao cho con dâu, luôn chứa đựng biết bao tình cảm.

Nón cũng có nhiều loại. Có thể kể đến nón ngựa hay nón Gò Găng ở Bình Định, nón quai thao gắn với những câu hò của liền anh, liền chị trong ngày hội, nón bài thơ nổi tiếng của Huế là loại nón trắng và mỏng, có in một vài câu thơ trên nón, nón thúng tròn bầu giống cái thúng, ta vẫn hay gọi là “nón thúng quai thao”. Tuy nhiên, thông dụng hơn cả vẫn là nón hình chóp. Giá một chiếc nón trên thị trường hiện nay khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Trải qua bao năm tháng, ở nước ta hiện nay vẫn còn một số làng nghề làm nón nổi tiếng như: làng Chuông(Hà Tây), làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy), đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế). Những làng nghề này ngoài sản xuất ra những chiếc nón công phu còn là nơi thu hút khách du lịch đến thăm và trải nghiệm thử những công đoạn làm nón.

Từ lâu, nón đã không chỉ là một người bạn gần gũi mà còn trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Nhìn thấy hình ảnh chiếc nón lá, ta như thấy cả tâm hồn của người Việt, những con người chất phác, hiền lành, đôn hậu:
 

“Ôi nón bài thơ của xứ nhà
Có bàn tay nhỏ nở như hoa
Có thành phố cổ giàu mưa nắng
Bóng nón đi về thêm thiết tha”

Bình luận (0)
nguyễn thị phương anh
Xem chi tiết
Trần Đỉnh Khiêm
22 tháng 12 2018 lúc 21:14

Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen :” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em :” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ :” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.

Bình luận (0)
Trần Đỉnh Khiêm
22 tháng 12 2018 lúc 21:49

SAO BẢO 6 K

Bình luận (0)
Trần Đỉnh Khiêm
22 tháng 12 2018 lúc 21:50

CÔ GIÁO DỌC CHO MÌNH CHÉP DẤY

Bình luận (0)
Boss Nấm
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Huy
20 tháng 12 2018 lúc 21:45

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi

tớ tự viết đấy.Cô giáo tớ dạy vậy !

Bình luận (0)
Nguyễn Bá Huy
20 tháng 12 2018 lúc 22:23

cậu thấy tớ hay ko ?
 

Bình luận (0)
Lady_Vu
22 tháng 12 2018 lúc 15:04

mình cũng mún viết lắm nhưng lười......(~.~)
 

Bình luận (0)
* Moon Tea *  방탄소년단
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
28 tháng 11 2018 lúc 21:10

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn!

Bình luận (0)
Ahwi
28 tháng 11 2018 lúc 22:10

=))) Tớ làm nhưng cậu nên thêm ý vào để bài văn dc hoàn chỉnh ạ

A/Mở Bài

- Dẫn dắt các vấn đề có liên quan đến bút bi

- Giới thiệu đối tượng (bút bi) = cách gọi tên...

B/Thân Bài

1/Nguồn gốc xuất xứ

- Nguồn gốc từ Phương Tây

-Dược đưa vào nước ta vào khoảng năm 70,80 của thế kỉ XX

2/Mô tả đối tượng + tả bao quát + cấu tạo + công dụng

- Dài khoảng 1gang tay , đường kính 1cm

- Phần ngoài bút là ống = nhựa , bảo vệ ruột bút

-Phần ruột là ống thon dài chứa mực

-Đầu bút có viên bi dùng để....

-Gần đầu bút có miếng su tăng độ nhám

- Gắn bên nắp bút là cây gài dùng để gài vào sách vở tránh rơi mất

3/Công dụng

-Thường dc dùng rộng rãi trong trường học và sổ sách giấy tờ công ty

- Là sự lựa chọn phổ biến của h/sinh liện nay

4/Cách sử dụng 

( cái này tham khảo =) tự vt nhé)

C/Kết bài

-Tầm q trọng của bút bi

-nêu cảm xúc của bạn

Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
28 tháng 11 2018 lúc 21:10

Bút bi là một vật dụng gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết trong đời sống con người. Bút bi không thể thiếu đối với những bạn học sinh đang ngày ngày cắp sách đến trường.
Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút ra đời. Từ xa xưa, ông cha ta thường dùng bút lông để viết rất bất tiện khi phải mài mực, chấm mực thường xuyên. Sau đó chiếc bút máy ra đời với nhiều ưu điểm hơn hẳn. Người sáng chế ra chiếc bút bi là một nhà báo người Hung-ga-ri tên là Bi-rô. Điều thôi thúc ông sáng chế ra chiếc bút bi là để thuận lợi cho công việc làm báo của mình vì bút máy làm giấy nhoè mực. Bi-rô nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Từ khi ra đời đến nay, chiếc bút bi luôn tục được cải biến để phù hợp hơn với người dùng và trở nên thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi du nhập vào nước ta từ thế kỉ XX.
Chiếc bút bi có rất nhiều chủng loại phong phú và đa dạng nhưng phổ biến nhất là loại có nắp đậy và loại nút bấm. Nhưng dù là loại nào thì về cơ bản bút bi cũng có hai bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng với hình dạng, màu sắc rất phong phú nhưng đa phần là màu trong suốt để người viết nhìn thấy ruột bút bên trong. Vỏ bút có độ dài từ 14 đến 15 cm, hình thụ và thon dần về phía đầu bút. Vỏ bút có loại bề mặt trơn nhẵn, chỗ cầm để viết có khứa thành các rãnh ngang hoặc được lắp một lớp cao su để không bị trơn tay khi viết. Có loại có hình lục giác hoặc bát giác đều. Để góp phần làm cho chiếc bút bi đẹp hơn các cơ sở sản xuất thay đổi mẫu mã, màu sắc và các hoa văn trang trí để thu hút khách hàng. Với chiếc bút bi đậy nắp, vỏ bút thường có cấu tạo đơn giản. Vỏ bọc thường bằng nhựa hình trụ, chỗ tiếp giáp với tay người viết thường làm bằng cao su mềm hoặc rãnh mềm, tạo ma sát giúp việc cầm bút dễ dàng hơn. Nắp đậy ôm khít vào ngòi bút, ở đỉnh nắp có gắn một con chíp nhỏ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Nắp đậy còn có khuy cài để cài bút vào vở, sách, túi để bút không bị rơi. Riêng với loại bút có nút bấm thì phần đầu của bút bi gắn liền với bộ phận ruột bút bên trong gọi là lẫy bút. Khi viết, ấn vào phía đầu trên của bút bi thì ngòi bút sẽ ra, không muốn viết nữa thì ấn vào cái lẫy để ngòi bút thụt vào.
Bộ phận quan trọng nhất của chiếc bút bi là ruột bút. Ruột bút thường được làm bằng nhựa, dài từ 10 đến 12 cm, dùng để đựng mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường ruột bút có màu trong suốt để người viết có thể biết còn bao nhiêu lượng mực bên trong. Có những loại ốn mực không trong suốt mà có màu trắng sứ với những đường kẻ màu bên trên để giúp người viết nhận diện được màu mực bên trong. Gắn với ống mực là ngòi bút. Đầu ngòi bút có gắn một viên bi nhỏ tầm 0,7 đến 1mm. Viên bi nhỏ đó có khả năng chuyển động đều, tạo ra khe hở cho mực thoát ra ngoài. Một số loại bút có phần lò xo nhỏ làm bằng kim loại hình xoắn ốc. Lò xo này kết hợp với đầu bấm ở cuối than bút và hai gờ nhỏ trên ruột bút để điều khiển ngòi bút lộ ra hay thụt vào trong vỏ. Bút bi có nhiều loại mực: mực nước, mực khô, mực nhũ, mực dạ quang,... kiểu dáng ngày càng đẹp. Có chiếc bút có nhiều ngòi với nhiều màu khác nhau xanh, đỏ, vàng, đen, tím, hồng... rất tiện lợi cho người sử dụng. Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút, như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời.
Bút bi từ khi sáng chế đến nay ai cũng công nhận ưu điểm của nó. Chiếc bút bi viết nhanh, không mất thời gian bơm mực, mực khô nhanh, không nhoè, không dây bẩn ra sách vở. Tuy vậy vì viết nhanh nên bút bi làm chữ người viết có phần xấu đi nhiều so với viết bút mực. Do vậy mà học sinh cấp một, các thầy cô giáo vẫn bắt buộc học sinh phải dùng bút mực để luyện nét chữ cho thành thục rồi mới được sử dụng bút bi. Chiếc bút bi là một vật dụng cần thiết, là người bạn không thể thiếu đối với mỗi học sinh, sinh viên. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề: bút bi theo chân các kĩ sư đến với công trình kiến trúc, là phương tiện để các nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ thoả sức sáng tạo, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận bến bờ tri thức.
Chiếc bút bi có nhiều công dụng như thế, vì vậy cần phải bảo quản bút bi đúng cách để chiếc bút được bền lâu. Khi viết xong cần phải đậy nắp bút hoặc bấm nút để ngòi bút thụt vào bên trong, tránh dây mực ra xung quanh và ngòi bút được bảo quản. Cần tránh để rơi bút hoặc để đầu bút cắm xuống đất thì sẽ hỏng ngòi. Khi mua phải thử xem mực bút có ra đều không. Tránh để hỏng hóc hay mất mát thì nên để bút trong hộp bút hoặc ống bút. Khi chiếc bút lâu ngày không được sử dụng thì hãy ngâm vào nước nóng để mực ra đều. Chiếc bút bi có thể thay ngòi nên khi sử dụng hết mực thì chớ vứt cả bút đi mà chỉ nên thay ngòi mới để tiết kiệm chi phí.
Chiếc bút bi là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Bình luận (0)
Hắc Tuyết Lệ
Xem chi tiết

Bính boong…. Đồng hồ điểm đúng 9 tiếng cũng là lúc em hoàn thành bài tập cô giao. Vươn vai, em thấy mình thật thoải mái. Bỗng vẳng từ đâu lại giọng hát quen thuộc. Em vội lao xuống phòng khách. Ôi thích quá, nhóm nhạc yêu thích của em - Jonas Brother- đang biểu diễn.

Sân khấu hôm nay thật hoành tráng, những ánh đèn màu liên tục chớp nhoáng, khán giả ngồi chật ních khán đài. Khi nhóm nhạc vừa bước ra sân khấu, tiếng vỗ tay nổi lên như sấm dậy. Vẫn những khuôn mặt quen thuộc. Anh Joe- giọng ca chính cuả nhóm thật nổi bật với chiếc áo thun đen, bên ngoài là áo khoác trắng. Anh Nick cũng không kém phần: chiếc áo ba lỗ xám với chiếc áo xám cùng màu. Còn anh Kevin, tay trống tài ba, lịch sự với bộ vét trắng sang trọng. Khi giọng trầm ấm của Joe vừa cất lên, cả khán trường như vỡ oà lên. Những tiếng la hét, vỗ tay tán thưởng…Một số đứng – không, phải nói là cả biển người đang đung đưa theo nhịp hát. Hay quá, phong cách biểu diễn của anh Joe thật trẻ trung hiện đại. Giọng hát lúc trầm bổng, ấm áp, lúc lại vút cao hoà trong tiếng ghi ta réo rắt của Nick như hâm nóng cả sân khấu. Tay anh lướt trên dây đàn, đôi lúc lại hát phụ hoạ cùng Joe tạo nên sự hoà âm tuyệt diệu. Tay trống điêu luyện Kevin càng góp phần tạo cho không khí sân khấu thêm nóng bỏng.

Âm thanh, giai điệu cuối cùng của bài hát vừa dứt, cả biển người lại đồng loạt hô: Jonas Brother! Jonas Brother! Again…!!!

Với nụ cười rạng rỡ, cả ba anh cùng cúi thật sâu chào khán giả. Còn em cứ ngẩn ngơ…Ước gì lại có chương trình của nhóm nhạc Jonas Brother. Thật tuyệt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Bạn tham khảo link này thử nha:

https://olm.vn/hoi-dap/detail/69400212858.html

Chúc bạn học tốt

Forever

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Kim Ngân~♡๖ۣۜTεαм...
29 tháng 2 2020 lúc 10:32

   Đang chơi với cu Tít ở ngoài sân, bỗng em nghe thấy tiếng cô MC trong trẻo cất lên trong phòng khách:"Mở đầu cho chương trình ngày hôm nay là bài hát "Em gì ơi" do ca sĩ Phương Tuấn trình bày."Nghe đến đây em liền chạy ngay vào nhà xem .Anh Phương Tuấn là một trong những ca sĩ mà em hâm mộ nhất.

     Sân khấu được trang hoàng lộng lẫy với những ánh điện rực rỡ sắc màu.Khi nghe cô MC giới thiệu xong , anh bước ra từ trong canh gà và cúi đầu chào mọi người rồi bắt đầu vào bài hát.Khuôn mặt anh vuông chữ điền .Mái tóc được anh cắt ngắn và nhuộm màu hoe vàng làm anh thêm "ngầu'.Đôi mắt đen lay , luôn luôn có những ánh nhìn trìu mến đối với các fan hâm mộ.Anh có đôi lông mày sắc sảo , cong hình bán nguyệt.Khi biểu diễn , ánh mắt anh lúc nào cũng nhìn xuống khán giả đầy tự tin và thân thiện.Cái mũi thẳng dọc dừa, làm khuôn mặt anh thêm đẹp hơn.Đôi môi hình trái tim của anh lúc nào cũng nở một nụ cười tỏa nắng .Mỗi khi cười , anh để lộ hàm răng trắng , đều như hạt bắp.Dù là một người nổi tiếng nhưng anh ăn mặc giản dị , lịch sử cho dù trong tất cả các show diễn nào.Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả sự gần gũi và quen thuộc hơn bao giờ hết.

      Khi tiếng hát anh cất lên , ở dưới phía sân khấu tiếng hò hét của khán giả càng to hơn.Anh cười đáp lại khán giả.Hát đến đoạn ;"Lạc mình trong cánh buồm phiêu du...thưa mẹ thưa cha rằng con đi học mới về...''Giọng anh cao hơn, hay hơn , khuôn mặt anh rạng rỡ hơn.Hát hết đoạn I , anh đi xuống bắt tay giao lưu với khán giả .Nhiều fan hâm mộ đã tặng cho anh hoa , gấu bông và xin chữ kí của anh.Giao lưu xong , anh lên hát tiếp .Trên sân khấu anh đi lại nhanh nhẹn, anh thường đưa tay hình trái tim hướng xuống phía khán giả.Kết thúc bài hát , anh chào tạm biệt khán giả và nói:"Cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành cùng Tuấn trong suất thời gian qua.Tuấn hứa sẽ ra thật nhiều sản phẩm âm nhạc để đáp lại tình cảm của mọi người."Khi anh nói xong , dưới phía sân khấu mọi người vỗ tay không ngớt .Anh cúi chào mọi người rồi bước vào trong cánh gà.

      Em rất thích ca sĩ Phương Tuấn .Anh là một rap bơ và ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam .Tuy xuất thân trong gia đình không khá giả cho lắm, nhưng anh vẫn luôn cố gắng trong sự nghiệp .Em ước sau này sẽ trở thành một ca sĩ như anh.Phương Tuấn ơi! em rất quý anh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuki Asuna
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Thái Hoàng Thiên Nhi
24 tháng 6 2018 lúc 17:06

Cây phượng vĩ được trồng trong sân trường, ngay trước cửa lớp em. Em nghe cô chủ nhiệm nói cây được thầy hiệu trưởng đầu tiên trồng cách đây năm mươi năm rồi, từ khi trường mới thành lập.

Cây phượng vĩ cao lắm, cao qua cả tầng một trường em. Thân cây to và chắc nịch đến hai ba người ôm mới hết. Thân cây xù xì có màu nâu sẫm. Lá phượng xòe tán lá rộng xum xuê, tỏa bóng mát khắp một góc sân. Lá phượng gồm nhiều lá nhỏ xíu mọc ra từ cành nhỏ, xêp song song. Lá có màu xanh mướt. Khi lá đã già sẽ ngả sang màu vàng óng. Mỗi lần có một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá phượng màu vàng nhỏ xíu lại bay bay rồi rơi xuống phủ một màu vàng khắp sân trường trông thật nên thơ.

Hè đến, phượng nở hoa đỏ rực rỡ. Từ trên cao nhìn xuống hoặc từ xa nhìn lại, cây xòe tán rộng với những chùm hoa nở bung nổi bật như những đốm lửa. Hình ảnh hoa phượng có lẽ gần gũi với tất cả những cô cậu học trò nhỏ bởi hầu hết ngôi trường nào cũng trồng hoa phượng ở sân trường. Thỉnh thoảng nhìn ra gốc cây, em vẫn thấy một vài bạn nhặt cánh hoa ép vào trang vở của mình rồi cùng nhau cười khúc khích. Cây phượng cho bóng mát nên mỗi giờ ra chơi, mấy nhóm bạn lại rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới gốc cây ấy, tiếng nói cười lúc nào cũng rộn rã khắp sân trường.

Em rất yêu cây phượng vĩ ở trường. Cây không chỉ cho bóng mát mà còn cho chúng em kỷ niệm đẹp tuổi học trò. Em sẽ cùng các bạn chăm sóc cho cây luôn tươi tốt.

Bình luận (0)
Nhật Linh Nguyễn
24 tháng 6 2018 lúc 17:08

Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa, cây sấu,...nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm của tuổi học trò.

Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lí tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.

Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt "mưa lá" lại rũ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.

Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.

Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây phượng nơi góc sân trường năm nào.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Hạnh
24 tháng 6 2018 lúc 17:09

bạn có chép mạng ko zậy sao nhanh thế

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Lê Thị Thùy Nhi
28 tháng 12 2018 lúc 19:42
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì? Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé: Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương: – Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả. NHIỀU NGƯỜI ĐỌCMgid Mỗi ngày tôi rút 10 triệu chỉ để tiêu vặt! Mẹo làm giàu tại nhà ! Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày! COD Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết Tôi đã mua chiếc xe này với chỉ 10 đô trong ví Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay Uống 1 viên trước 10 phút giúp cuộc yêu kéo dài 2 tiếng! cay-but-than Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ. Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Bình luận (0)
minh phượng
7 tháng 1 2019 lúc 15:37

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.

Bình luận (0)
Đỗ Huy Ân
Xem chi tiết