Những câu hỏi liên quan
Kim ngan
Xem chi tiết
Nhóc_Siêu Phàm
26 tháng 11 2017 lúc 7:58

Trong suốt mấy ngàn năm liên tiếp bị nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam muốn có được một sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Vì vậy, hình ảnh thần kì về cậu bé làng Gióng chính là mơ ước của nhân dân ta.

Hình tượng Thánh Gióng chính là hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí dũng cảm kiên cường đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thế hệ trẻ hăng hái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và đã lập nên bao chiến công lừng lẫy, mở đường đến chiến thắng vẻ vang 30 tháng 4 năm 1975, quét sạch quân thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ chính là những chàng trai Phù Đổng của thời đại mới, làm rạng danh cho lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Phương
26 tháng 11 2017 lúc 7:54

bài này tui vào đề thi văn rồi

Bình luận (0)
Đỗ Đức Đạt
26 tháng 11 2017 lúc 8:08

Trong các truyện cổ dân gian nước ta mà em đã được nghe kể hoặc được đọc qua, chỉ có truyện Thánh Gióng là tạo cho em một ấn tượng thật sâu đậm đặc biệt.

Đọc hoặc nghe kể truyện này chắc là các bạn cũng như em, đều tự hỏi chẳng biết vì sao mà người anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của dân tộc mình lại là một cậu bé mới lên ba tuổi. Phải chăng cậu bé ấy chính là hình ảnh tiêu biểu của dân tộc ta lúc mới hình thành, còn nhỏ bé và yếu đuối biết bao trước một kẻ thù phương Bắc to lớn và hung bạo. Vì thế mà đất nước ta phải nhanh chóng trưởng thành, phải lớn mạnh để đủ sức đương đầu, đánh bại giặc thù để gìn giữ toàn vẹn tấc đất ngọn rau của cha ông, để bảo vệ cuộc sống yên lành cho lương dân trăm họ. Trở lại hình ảnh của nước ta khi ấy, giặc thù xâm lược đã tràn tới núi Trâu, đi đến đâu bọn chúng cướp bóc và chém giết đến đó, gây cho nhân dân ta xiết bao điêu đứng. Rõ ràng là vận nước nguy biến. Máu của dân lành tuôn đổ. Do đó dân tộc ta, mà tượng trưng là chú bé Gióng, phải lớn mạnh để đối phó với quân thù. Lịch sử Việt Nam ta đâu chỉ riêng ở buổi đầu mà trong suốt cả chiều dài bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đều như vậy cả. Bao lần quật cường trong ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ. Thắng lợi trước Tống, Nguyên, Minh, Thanh tiếng tăm còn vang dội. Thắng lợi ở Điện Biên Phủ chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp, thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 thống nhất đất nước. Tất cả những lần ấy dân tộc Việt Nam ta, đất nước Việt Nam ta đều quật cường như thế.



 

Bình luận (0)
luyen nghia
Xem chi tiết
Le Kieu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Ngọc Anh
10 tháng 11 2017 lúc 20:27

a) Bốn từ mượn là:

+ Sứ giả

+ Tráng sĩ

+ Trượng

+ Giặc ( từ này chưa chác đã phải nha!)

b) Từ đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn ca ngợi hình tượng tráng sĩ đánh giặc cứu nước và truyền thống nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước. ( câu này mình cũng chưa chắc chắn lắm nha)

banhquaMình được 9 điểm bài kiểm tra văn 1 tiết thôi nên nhiều cái mình cũng chưa chắc chắn. Xin lỗi nhé! Lúc nào bạn thi xong cho mình biết điểm của bạn nha! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
vu tuan anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Linh
5 tháng 9 2019 lúc 19:53

Cái này bạn đọc kỹ bài là làm dc à :/ Mik mới làm hôm quá ó

Bình luận (0)
nguyen minh man
5 tháng 9 2019 lúc 19:54
Cái này hơi dài nha
Bình luận (0)
Akari Yukino
5 tháng 9 2019 lúc 20:00

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?

- Trong truyện “Thánh Gióng” có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng và giặc Ân.

- Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+, Bà mẹ ra đồng giẫm lên vết chân to, lạ và thụ thai.

+, Ba năm Gióng không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

+, Tiếng nói đầu tiên là nhờ mẹ ra mời sứ giả vào.

+, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+, Biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+, Cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân rồi bay về trời.

Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

- Ca ngợi ý thức đánh giặc , cứu nước trong con người Thánh Gióng.

- Trong Gióng luôn luôn nghĩ cho đất nước, luôn nghĩ phải đánh thắng giặc Ân nên Thánh Gióng có những khả năng, hành động khác thường.

- Thánh Gióng chính là hình ảnh của nhân dân.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc:

   Để chiến thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực cho đến vũ khí.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

+, Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

+, Nhân dân ta yêu thương Gióng muốn cho cậu bé đó lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.

+, Thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của nhân dân ta.

+, Gióng chính là sức mạnh của toàn dân.

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn thành tráng sĩ:

+, Vì nhiệm vụ cứu nước không thể chậm trễ. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đòi hỏi dân tộc ta phải có một sức mạnh phi thường như vậy.

+, Gióng vươn vai thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc, về sức mạnh, về tinh thần của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm.

đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

+, Gióng đã không chịu đầu hàng khuất phục – thể hiện sự kiên cường, dám đấu tranh của người dân Việt Nam.

+, Gióng không chỉ dùng vũ khí chống giặc ngoại xâm mà dùng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

+, Việc đánh giặc là trách nhiệm và là sự tự nguyện của bản thân không ai bắt buộc nên khi đánh giặc xong Gióng không trở về nhận thưởng, không hề đòi công danh.

+ Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng phải về trời chỉ để lại dấu tích của chiến công trên quê hương thân thuộc của mình.

+ Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.

_Học tốt_

Bình luận (0)
SHIBUKI RAN
Xem chi tiết
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
30 tháng 8 2016 lúc 15:50

Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc.

Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.

Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí..

Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

 

Bình luận (5)
Công Chúa Hoa Hồng
30 tháng 8 2016 lúc 15:59
* Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

*Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. 
-Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười. 
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.

*Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
-Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt, 
giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
- Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến 
của người anh hùng.

*Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
-Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
- Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
- Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.


*Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng 
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ 
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường 
như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, 
về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. 
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

*Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc


*Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
-Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
-Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử. 
-Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. 
-Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang. 
Gióng sống mãi.
-Không hề đòi hỏi công danh.
-Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở
Bình luận (5)
Hoàng Thúy An
29 tháng 8 2017 lúc 20:08

a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Qua chi tiết cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt. Gióng đòi đồ sắt là muốn có những vũ khí tốt nhất của thời đại lúc bấy giờ để tiêu diệt quân thù. Muốn đánh giặc phải lưu tâm tới những vũ khí hữu hiệu.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ.

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Sức mạnh tập thể đã góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược.

đ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Lũy tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, khi cần giúp nước tre cũng đã hóa thành sức mạnh.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

Bình luận (1)
nguyen manh hung
Xem chi tiết
luu cong hoang long
10 tháng 4 2016 lúc 11:13

vì 17 ko chia hết cho 2 ; 3 và 9 nên ta lấy thêm 1 con ngựa gỗ nữa hoặc nghĩ trong đầu và có 18 con ngựa

Vậy :

Người con út được số con ngựa là : 18 : 2 = 9 ( con )

Chị hai được số con ngựa là : 18 : 3 = 6 ( con )

Anh cả được số con ngựa là : 18 :9 = 2 ( con )

Và tổng số con ngựa là 9 + 6 +2 = 17 ( con )

Vậy ko phải xẻ thịt ngựa mà vân chia đúng với lời di chúc

BÀI NÀY MÌNH GẶP RỒI !!!

NHA BẠN

Bình luận (0)
Phan Le The Minh
Xem chi tiết
Tạ Uyển Nhi
21 tháng 1 2016 lúc 21:47

NẾU GIA TÀI CÓ 24 CON(VÌ 24 CHIA HẾT CHO 3;6;8)

=> 2 CON CÓ SỐ NGỰA LÀ : 24/3*2=16(CON)

SỐ NGỰA CHO LÀNG LÀ ; 24/6=4(CON)

SỐ NGỰA CHO TRẺ EM LÀ : 24/8=3(CON)

TỔNG SỐ NGỰA LÀ : 16+4+3=23(CON)

(THẾ LÀ ĐỦ SỐ NGỰA CỦA ÔNG GIÀ NHÉ ^_^ >_< <_>)

 

Bình luận (0)
Con
Xem chi tiết
❤Trang_Trang❤💋
23 tháng 12 2017 lúc 19:49

Mười mấy tuổi, tôi đã từng xem nhiều lễ hội trong làng. Hằng năm, cứ vào mùa xuân, bố tôi thường dẫn tôi đến chò sân đình, ở đố, đôi mắt trẻ thơ của tôi cứ ngây ra trước bao cảnh sắc. Nhưng suốt đời tôi vẫn không thể nào quên được cảnh làng tôi tiễn đưa cậu bé Gióng lên đường đi đánh giặc Ân, cứu nước.

Đó là vào một buổi sáng trời không mưa cũng không nắng. Có lẽ trời đất cũng rầu lòng trước cảnh vó ngựa kẻ thù đang giày xéo lên Tổ quốc mình.

Mới sớm tinh mơ, con đường làng hẹp đầy vết chân trâu đã lũ lượt người Người đâu mà lắm thế! Tôi có cảm tưởng cả nước Vàn Lang của Vua Hùng đang đổ dồn về đồng đất làng tôi. Không còn nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó đã trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Còn ngoài đình làng thì khỏi phải nói, chật như nêm cối. Ai cùng muốn chen vào giữa sân. Hơn hai chục anh trai làng lực lưỡng đang nắm tay nhau làm thành một vòng rào, cố giữ không cho mọi người tràn lên mảnh sân gạch giờ trở nên quá bé nhỏ so với cái vóc dáng khổng lồ của con ngựa sắt.

Các cụ bô lão đang sửa soạn lễ tế trời đất, cao lớn là thế, mà chỉ mới đứng ngang bụng ngựa. Nhờ nhanh nhẹn, tôi đã len lỏi vào sát bên trong, do vậy có thể nhìn kĩ được con ngựa thần kì này. Bờm ngựa dựng đứng lên như một hàng chông sắt. Thỉnh thoảng ngựa vẫy đuôi. Tôi hình dung cái đuôi ấy chi cần quệt vào thằng giặc nào là thằng ây đủ chết mất ngáp. Ngựa lại còn dậm chân, làm gạch sân đình vốn nung rất chín, cũng nát thành cám. 

Con ngựa sắt đã hùng vĩ, phi thường, chủ của nó càng hừng vĩ, phi thường hơn! Làm sao có thể tưởng tượng được một cậu bé kém tôi cả chục tuổi, cách đây mấy tháng còn nằm toong gióng treo, chưa biết đi, chưa biết nói, giờ đã trở nên một tráng sĩ oai phong lẫm liệt trong bộ giáp sắt, đầu đội mũ sắt, tay cầm roi cũng bằng sắt!

Bình luận (0)