Những câu hỏi liên quan
TRẦN NGUYỄN MINH NGUYỆT
Xem chi tiết
Vũ Huy
1 tháng 12 2021 lúc 19:25

thứ 18 , đáp án c

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Phan Hoàng	Phúc
1 tháng 12 2021 lúc 19:26

A nha bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Văn Khiêm
1 tháng 12 2021 lúc 19:32

18 .sao mày ngu thế hả con

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Thắm
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
23 tháng 8 2023 lúc 16:43

Mình chưa hiểu ý của bạn lắm vì đoạn văn bạn đưa ra đã là 1 bản tóm tắt hoàn chỉnh rồi

Bình luận (0)
Tài Nguyễn Thành
Xem chi tiết
Phùng Kim Thanh
6 tháng 11 2021 lúc 8:10

C

Bình luận (0)
hang tranlan
Xem chi tiết

Tham khảo nhé:

"Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi. 
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương

Bình luận (0)
Wind
23 tháng 8 2018 lúc 21:17

Có người cho rằng, truyền thuyết Thánh Gióng có liên quan tới sự thật lịch sử.Hãy dựa vào truyền thuyết thời kì Hùng Vương và cho biết ý kiến của em.( sách thử nghiệm)

                              Bài làm

 "Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi. 
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
(Trích Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương). 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương.

Bình luận (0)
✰Nanamiya Yuu⁀ᶜᵘᵗᵉ
24 tháng 8 2018 lúc 11:22

"Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi. 
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
(Trích Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương). 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương.

~Hok tót~

Bình luận (0)
HỒ QUỐC HUY
Xem chi tiết
Gia Bảo Hoàng { Chủ Team...
28 tháng 11 2021 lúc 9:13

ủa nhưng mà mik đọc là thánh gióng kể về  thời vua hùng thứ sáu nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoài Giang
28 tháng 11 2021 lúc 9:17

Thánh Gióng - một trong những truyền thuyết tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam. Câu chuyện xảy ra vào thời Hùng Vương thứ sáu, kể về việc Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kukad'z Lee'z
28 tháng 11 2021 lúc 9:17

Truyền thuyết Thánh Gióng kể về sự việc gắn với đời Vua Hùng thứ 6.

Keuka

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 5 2017 lúc 5:22

Đáp án B

→ truyền thuyết Thánh Gióng là văn bản tự sự

Bình luận (0)
Nhi@ssi
Xem chi tiết
Phương_0401_6A
Xem chi tiết
lê thị ngọc anh
25 tháng 8 2018 lúc 20:07

bạn tham khảo nhé
Ngày đó nước ta có tên là Văn Lang, đang dưới quyền trị vì của Hùng Vương thứ sáu.Ở làng Phù Đổng, tức làng Gióng, có hai ông bà đã già mà chưa có con nối dõi. Một hôm bà vợ ra đồng sớm, thấy trên mặt đất có nhiều vết chân lớn, bèn ướm thử bàn
chân mình lên. về nhà, bà thụ thai.Bà lão mừng lắm, nhưng mong đợi mãi đến mười hai tháng bà mới sinh ra một đứa con trai. Đứa bé mặt mũi rất khôi ngô, có điều là cho đến ba tuổi vẫn chưa biết nói biết
cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đó.Năm ấy, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng cướp bóc, chém giết, làm cho dân
ta rất điêu đứng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi trong nước, rao truyền tin tìm người giúp vua đánh giặc. Khi sứ giả của vua đến làng Phù Đổng, đứa bé đang nằm bỗng dưng lên tiếng:“Mẹ cà, mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Người mẹ kinh ngạc quá, liền làm theo. Đứa bế nói với sứ giả: “Ngài về tâu với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan giặc”. Sứ giả mừng rỡ, tức thì trở về triều. Nhà vua nghe tâu, truyền ngay thợ rèn ngày, đêm làm gấp các thứ chú bé đã dặn.
Sau lúc gặp sứ giả, chú bé làng Phù Đổng bắt đầu lớn nhanh vùn vụt. Cơm mấy cũng không no, áo may xong mặc vào đã chật. Thóc gạo của cha mẹ không đủ nuôi chú bé ăn. Dân làng rủ nhau góp thêm thóc gạo để nuôi chú bé. Lúc ấy, quân giặc đã tiến vào tận chân núi Trâu gần kinh thành, tình thế rất nguy hiểm. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vừa rèn xong, vua cho đưa ngay đến làng Phù Đổng.Vừa nhìn thấy các thứ đó, chú bé liền vươn vai một cái, biến ngay thành một tráng sĩ khổng lồ trông lẫm liệt như người nhà trời.Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa tung vó lao như bay về phía quân giặc. Tráng sĩ vung roi quật tới tấp, giặc chết như rạ. Ngựa sắt vừa phi vừa phun lửa, thiêu cháy từng lớp quân giặc. Giặc đông quá, tráng sĩ vung roi không ngừng. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn giơ tay nhổ lấy những bụi tre bên đường, cứ nguyên cả bụi mà quật vào giặc. Giặc tan vỡ, rút chạy tán
loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đây thấy giặc đã tan, tráng sĩ dừng lại, cho ngựa chậm rãi đi lên núi. Tráng sĩ cởi áo giáp, bỏ lại trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay lên
trời. Nhà vua nhớ ơn người có công lớn đánh giặc cứu nước, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương, nghĩa là vua trời làng Phù Đổng, và lập đền thờ tại quê mẹ của người. Dân chúng thì gọi tráng sĩ theo cách giản dị là Thánh Gióng. Con đường Thánh Gióng ngày xưa đi đánh giặc ngang qua huyện Gia Bình này, mỗi cái ao bây giờ là một dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày đó. Tre đằng ngà ở đây bây giờ có màu vàng óng là vì xưa kia đã bị lửa của ngựa sắt đốt cháy. Làng này vẫn giữ lại tên cũ là làng Cháy.

Bình luận (0)
Không Tên
25 tháng 8 2018 lúc 20:55

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- Ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới không con?
- Dạ thưa ngài! Ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi. 
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi  lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão. Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- Ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
- Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được điều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là làng Cháy.

Bình luận (0)
Không Tên
26 tháng 8 2018 lúc 0:33

Có biết ta là ai không ? Là thánh Gióng mà các cháu đã được kể hoặc được học ở lớp 6 đấy ! Ở trên trời, khi nghe tin rằng nước ta bị giặc Ân xâm chiếm thì Ngọc Hoàng đã cử ta xuống để đánh đuổi giặc đó. Đầu tiên, mẹ ta đã ướm thử vết chân thì thụ thai. Nhưng ta mãi tới 12 tháng thì mới ra đời. Ta chả muốn nói, Ngọc Hoàng bảo ta phải nằm yên chờ sứ giả tới hỏi. Mãi đến một hôm, ta nghe tiếng sứ giả reo tìm người tài cứu nước thì ta mới nói lên tiếng nói đầu tiên là " Mẹ mời sứ giả vào đây ". Ông sứ giả vào, cái mặt ngây ra, người ông như đơ lại khi người đòi đi đánh giặc là ta nhưng ông cũng rất vui và về tâu với vua làm những vật mà ta yêu cầu. Ta đã yêu cầu những thứ như : một cái roi sắt, áo giáp sắt, con ngựa sắt. Kể từ hôm đó, ta như là "thần" ăn bao nhiêu cũng không đủ. Áo vừa mặt đã đứt chỉ, đầu đội trời, chân đạp đất. Giặc đã đến, cũng lúc đó ta nhận được những thứ ta yêu cầu. Lên ngựa, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài.... Cầm cây roi sắt, trên đường gặp địch là ta quật quật... Rồi cây gậy sắt bị gãy, ta phải nhổ cây tre bên đường. Địch thấy thế chạy tán loạn, ta đuổi đến chân núi Sóc. Ta thầm nghĩ : "Xong rồi, đã đuổi được những tên giặc này khỏi đất nước là xong việc, ta về trời thôi". Lên đỉnh núi, ta cởi áo giáp sắt ra, cùng ngựa bay về trời.

Bình luận (0)
hoàng thị xuyên
Xem chi tiết