Có ý kiến cho rằng: "Bánh trôi nước mang hơi thở văn học dân gian". Hãy trình bày quan điểm của em.
Có ý kiến cho rằng: "Bánh trôi nước mang hơi thở văn học dân gian". Hãy trình bày quan điểm của em.
Câu hỏi của Nguyễn Diệu Anh - Ngữ Văn lớp 7 - Học toán với OnlineMath
vào đây tham khảo
Trl :
BN tra lên mạng lak có nha.>>>>
hok tốt
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Học tập mang đến cho con người rất nhiều lợi ích”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của em về ý kiến trên.
Có ý kiến cho rằng:"Quan điểm về chân lí tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc của Nguyễn Trãi trong "Nước Đại Việt ta" toàn diện và sâu sắc nhất". Em có đồng ý ko? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Bài tham khảo:
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ đa nghĩa. Em hãy trình bày ý kiến của mình?
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương có 4 lớp nghĩa. Nghĩa thứ nhất là tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc làm bằng bột nếp sắc trắng, dáng bánh tròn, nhân bánh bằng đường phên (lấm lòng son).
Bánh được nấu, được luộc trong nồi nước sôi (bảy nổi ba chìm). Bánh ngon hoặc dở, rắn hoặc nát là do bàn tay nhào bột nặn bánh. Hình ảnh chiếc bánh trôi được tả rõ ràng.
Bài thơ còn có 3 nghĩa nữa. Câu thơ thứ nhất với hai tiếng “thân em”, với từ "trắng" và "tròn" gợi lên sự liên tưởng về vẻ đẹp duyên dáng, trinh trắng của cô thiếu nữ Việt Nam.
Hai câu 2, 3 mang hàm nghĩa về thân phận "bảy nổi ba chìm", về cuộc đời “rắn nát ”của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Hình ảnh "tấm lòng son" ở câu thơ thứ tư ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam đó là tấm lòng son sắt thủy chung.
Chính những lớp nghĩa (2, 3 ,4) ấy mới làm nên giá trị nhân văn bài thơ "Bánh trôi nước"
bài thơ bánh trôi nc có 2 lớp nghĩa:
+ bánh trôi là một món ăn truyền thống của nhân dân ta
+ bánh trôi là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ trong xã hội xưa .
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: "sách là người bạn lớn của con người". Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của em về ý kiến trên.
Trong cuộc sống, mỗi sự vật đều có giá trị, ý nghĩa riêng. Một trong những vật có giá trị vô cùng lớn và mang ý nghĩa quyết định đến đời sống con người chính là sách, chính vì thế chúng ta có thể khẳng định: “Sách là người bạn lớn của con người”. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người đọc mở mang hiểu biết cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Bên cạh đó, chính chún ta cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở, viết lách. Bạn thử nghĩ xem, nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta liệu sẽ có những bài học bổ ích? Và xã hội sẽ liệu có phát triển được như bây giờ? Sách lưu giữ thông tin của nhiều lĩnh vực, bên cạnh việc cung cấp tri thức, sách còn giúp ta rèn giũa tâm hồn cũng như giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi. Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác. Những người này mãi sẽ không tiến bộ và sẽ bị tụt về phía sau. Mỗi người hãy lựa chọn cho mình những quyển sách tốt nhất để học tập và trau dồi bản thân, giúp cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn.
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 1 trang giấy, trình bày quan điểm của mình về ý kiến sau:
“ Trong học tập, sự tập trung tư tưởng quan trọng hơn việc dành nhiều thời gian học bài”
Tham khảo:
Tập trung là khả năng để hướng trực tiếp sự chú ý đến một tư tưởng duy nhất hay một đối tượng hoặc một việc đang làm như là đọc sách, nghe nhạc, rửa bát, chuyện trò hay giải quyết vấn đề chuyên môn, nghề nghiệp. Song song với sự tập trung là sự loại bỏ hoàn toàn những đối tượng khác ra khỏi nhận thức. Có thể coi tập trung là một sự lựa chọn, ta chọn điều này đồng nghĩa với việc ta loại bỏ những thứ còn lại. Và việc hoàn toàn tập trung giống như là bạn hoàn toàn lựa chọn một thứ và không vấn vương đến lựa chọn khác nữa. Chắc hẳn các bạn đều đã từng làm thí nghiệm này, đó là lấy một kính hội tụ (gương lồi) đốt cháy một mảnh giấy khi ánh sáng của mặt trời được tập trung trên nó. Lửa chỉ có thể bùng lên khi tia nắng được hội tụ trên một điểm nhỏ. Khi kính hội tụ bị dời đi xa quá hay gần quá mảnh giấy, tia sáng không thể tập trung đủ và không có điều gì xảy ra. Kinh nghiệm này diễn tả một cách rõ ràng năng lực của tập trung. Sự tập trung đầu óc là thành phần quan trọng cấu thành trí tuệ của chúng ta, bởi nếu không có nó thì sự phát triển bản thân mỗi con người rất khó có thể được thực hiện. Có thể coi năng lực tập trung là năng lực cơ bản nhất của não bộ, là nền tảng để ta thực hiện các năng lực khác như ghi nhớ, quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề, phán đoán nhanh nhạy… Nó hỗ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh hơn, cải thiện trí nhớ, và giúp cho việc chú tâm trên bất cứ nhiệm vụ, công việc, hành vi hay mục tiêu nào, và đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Nhận xét về văn học trung đại việt nam có ý kiến cho rằng :"Một trong những nét nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này tình cảm nhân đạo sâu sắc thấm thía ". Qua bài thơ : Bánh trôi nước của Hồ Xuan Hương em hãy làm rõ nhận ddinj trên
có ý kiến cho rằng : " Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt đã thể hiện rõ quan niệm về một đất nước độc lập " . Theo em đúng hay sai ? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng 1 đoạn văn ?
Sao cái này lạ vậy , trong tiếng việt lớp 2 làm gì có bài này nhỉ
????????????????????????uk,ko co that
có ý kiến cho rằng : " Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt đã thể hiện rõ quan niệm về một đất nước độc lập " . Theo em đúng hay sai ? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng 1 đoạn văn ?