Hãy viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh của em khi bị cô giáo phê bình
Giúp mik vs các bn ơi!!!
Miêu tả hình ảnh cô giáo lúc em mắc lỗi.
Giúp mik vs!!! Mik đag cần gấp.
Đúng mik k cho.
lên mạng ý đầy năm lớp 6 thi HK mik cũng có câu này nhưng tự nghĩ
Tham khảo nha!
Cách đây hai tuần, em đã phạm một lỗi lầm mà em không bao giờ quên được. Đó là lần em đã quay cóp tài liệu khi đang làm bài kiểm tra. Việc làm đó đã khiến cho cô chủ nhiệm của em phải buồn lòng rất nhiều.
Buổi tối trước hôm đó, em đã xem thời khóa biểu và biết rằng ngày mai không có gì phải làm cả, chỉ riêng môn Văn là phải học thuộc lại các ghi nhớ, xem lại tất cả các bài tập làm văn cô cho. Nhưng vì hôm đó có bộ phim rất hay nên em mải mê xem phim mà quên không học bài gì cả. Sáng hôm sau, khi vào tiết Văn em đã rất ngạc nhiên khi nghe cô nói rằng: “Ôn lại bài năm phút rồi lấy giấy ra làm kiểm tra nhé các em”. Lúc đó, trên trán em toát cả mồ hôi, ướt cả tóc. Em không biết phải làm sao nếu như điểm kém thì sẽ bị bố mẹ la rầy còn các bạn sẽ cười chê mình. Thẫn thờ một lúc lâu thì cô giáo bắt đầu đọc đề. Cô vừa đọc xong thì các bạn chăm chú làm bài, chỉ riêng em thì loay hoay hỏi bài nhưng chẳng ai chỉ em cả. Nhìn lên đồng hồ em thấy không còn kịp thời gian để ngồi hỏi bài nữa. Em đánh liều một phen thử xem sao. Em lấy cuốn tài liệu ra và chép lia lịa cho đến hết giờ, cô kêu cả lớp nộp bài. Nộp bài xong, các bạn ríu rít hỏi xem nhau có làm được không, còn em chỉ ngồi cười mỉm một mình vì em biết chắc rằng mình sẽ được điểm cao thôi.
Qua ngày hôm sau, khi cô trả bài kiểm tra, em đạt được điểm số rất cao. Khi cô kêu đọc điểm cho cô ghi vào sổ thì em đã rất tự tin đứng lên nói lớn rằng: “Thưa cô, mười ạ!”. Cả lớp ồ lên tuyên dương em, cô thì mỉm cười nói rằng: “Em làm bài tốt lắm!”. Lúc đó, em cảm thấy rất vui. Vừa tan học, em chạy một mạch về nhà khoe với bố mẹ và mọi người trong nhà. Ai cùng khen em giỏi, em cũng cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó nhưng không biết vì sao, tối hôm đó em không thể nào ngủ được. Cứ mãi trằn trọc suốt đêm, cứ cảm thấy mình không trung thực với cô, với những người xung quanh đã luôn tin tưởng ở mình. Điểm này không phải là con điểm thật sự do chính thực lực của mình làm, mà nó chỉ do em quay cóp mà có. Em cứ suy nghĩ mãi, không biết làm sao vì bây giờ nếu nói ra sự thật thì mọi người sẽ nghĩ mình như thế nào? Em đắn đo một lúc em quyết định sẽ nói rõ ràng cho cô biết. Sáng hôm thứ hai, em đã lấy hết can đảm để gặp cô và nói rằng: “Thưa cô, em xin lỗi cô rất nhiều vì em đã không trung thực trong lúc làm bài. Em đã quay cóp tài liệu mới có điểm mười đó”. Nghe xong, cô giáo không nói gì chỉ im lặng sửa điểm trong sổ. Nhưng em biết rằng, thẳm sâu trong đôi mắt cô là sự buồn lòng và thất vọng khi có một học sinh như em. Cuối giờ học, cô gọi em lên và nói : “Cô mong rằng sẽ không có lần thứ hai em quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra nữa. Đó là việc làm không đúng. Em cần khắc phục. Tuy vậy, cô cũng có lời khen ngợi vì em đã biết trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng khen. Em phải hứa với cô sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn và đừng làm như vậy nữa em nhé!”. Nghe cô nói xong, tự dưng hai khóe mắt em cay cav, nghẹn ngào, lí nhí xin lỗi cô mà trong lòng chan chứa bao cảm xúc khó tả. Trong lòng em giờ đây đã nhẹ nhõm hơn vì mình đã can đảm nói ra sự thật.
Qua sự việc này, em muốn nói với mọi người rằng: trong cuộc sống đầy bộn bề như bây giờ, chúng ta cần phải biết sống một cách trung thực, đừng làm người khác phải buồn lòng vì mình. Là một học sinh, ngay từ bây giờ, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, không ham chơi nữa. Em sẽ không phải khiến cho các thầy, các cô và mọi người xung quanh mình buồn lòng thêm lần nào nữa.
Hc tốt #
" Lần sau em nhớ chú ý đừng giẫm lên vườn hoa của trường nhé ! " Đấy là lời nhắc nhở dịu dàng của cô khi em vừa vô tình giẫm lên mấy cây bông trong vườn hoa của trường. Lúc ấy ,em ngước lên nhận lỗi với cô chợt thấy khuôn mặt cô tỏ ra rất dịu dàng , cảm thông và sẵn sàng tha thứ cho những đứa con của mình . Những tia nắng của mặt trời rọi qua khe cửa sổ,lọt vào đôi mắt xanh biếc của cô khi đang nói chuyện với em . Cô vẫn đứng thẳng người và tỏ ra nghiêm nghị mặc dù em biết : "có lẽ cô cũng đã quá mệt mỏi với lũ học trò tinh nghịch này rồi" . Nhưng sao em thấy mọi thứ dường như khác hẳn : cô nhìn những ngọn núi qua cửa sổ , khẽ quay lại ,nói : - Đừng bao giờ mắc lỗi nữa nhé ! Em phải là một đứa học trò ngoan , hứa với cô đi ! Cứ sau mỗi lần mắc lỗi và nhận được sự quan tâm của cô em lại càng thấy rằng : cô vẫn là người mẹ thứ 2 tuyệt vời nhất của em !
Đề 1 : Dựa vào văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân, con hãy đóng vai nhà văn để miêu tả cảnh bình minh trên đảo Cô Tô sau trận bão.
Đề 2 : Dựa vào văn bản Vượt thác của nhà văn Võ Quảng, con hãy đóng vai một nhân vật trong tác phẩm để miêu tả hình ảnh con sông Thu Bồn trong hành trình của những người lao động miền Trung.
Đề 3: Hãy miêu tả khung cảnh sân trường vào một giờ chào cờ đầu tuần.
Các bn chọn 1 trong 3 đề này để viết thành bài văn nha, các bn nhớ chọn 1 trong 3 đề để viết thành bài văn nha, ai nhanh và đúng nhất mik tick 3 cái.
Em hãy miêu tả cô giáo của em trong một giờ học mà em nhớ nhất
(văn lớp 5) giúp mik với
Tham khảo:Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn. Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
Bạn Tham Khảo :
Cô giáo đã dạy em trong nhiều tiết học. Nhưng hình ảnh cô trong tiết Tập Đọc "Hạt gạo làng ta” làm em nhớ mãi.
Hôm ấy, cô bước vào lớp trong tà áo dài màu xanh điểm những hoa văn làm nổi bật lên vóc dáng cao ráo thon thả của cô. Mái tóc hơi xoăn, dài ngang lưng luôn được cột cao gọn gàng để lộ khuôn mặt trái xoan cùng với nước da trắng hồng. Dưới hàng lông mi cong và dài là đôi mắt cô sáng long lanh màu hạt dẻ.
Cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Ngón tay gầy gầy, xương xương lật nhẹ trang sổ. Cô gọi bạn Quỳnh, Trí, Ly lên đọc bài. Các bạn đọc to, rõ ràng làm nét mặt cô rạng rỡ hẳn lên. Cô nở một nụ cười tươi tắn để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tắp. Sau đó cô nhẹ nhàng đứng dậy giới thiệu bài mới, bàn tay thoăn thoắt lướt trên mặt bảng để lại dòng chữ ”Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa. "Em rất thích lúc cô luyện đọc cho chúng em nghe. Có lúc cô phát âm thật chuẩn, miệng tròn như chữ "O". Có bạn nào đọc sai cô bắt đọc đi đọc lại nhiều lần đến khi nào đọc đúng mới thôi. Rồi cô đọc mẫu cho chúng em nghe. Giọng cô sang sảng vang lên:
”Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy”
Chao ôi! Giọng cô truyền cảm làm sao. Lúc trầm, lúc bổng, lúc tha thiết, lúc ngọt ngào. Bàn tay viết trên mặt bàng những từ ngữ , những hình ảnh nổi bật giúp em khắc sâu kiến thức. Để cho tiết học thêm phần sội nổi, cô cho chùng em thảo luận nhóm, lúc thì nhóm đôi, lúc thì nhóm bàn. Mỗi lần như thế, cô thường hay đi xuống kiểm tra hoặc giải thích cho chúng em hiểu. Cứ thế cô di chuyển nãy thì trên bục giảng, giở thì trước mặt chúng em. Qua phần giảng bài của cô, cô giúp chúng em hiểu hạt gạo rất quý. Nó được làm từ mồ hôi công sức của các cô bác nông dân. Cứ thế tiếp tục cứ thế trôi đi. Cuối cùng cô cho chúng em thi đọc diễn cảm. Các bạn đọc hay quá. Cô nở một nụ cười sung sướng.
Em rất yêu và kính trọng cô. Mỗi tiết học trôi đi là bao nhiêu công sức của cô. Em hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cô.
3. Hãy đặt câu hỏi với cô giáo và với bạn để biết trong đoạn văn trên hình ảnh miêu tả nào gây ấn tượng nhất.
a) Với cô giáo : ..........................................................................
b) Với bạn : ...............................................................................................
mờ quá chụp rõ hơn được không
Bài 2: Viết đoạn văn (8-10 câu) miêu tả một buổi chiều rực nắng.
a) Chỉ rõ trình tự miêu tả mà em đã sử dụng trong đoạn văn?
b) Cho biết vị trí quan sát của người viết trong đoạn văn trên?
c) Đoạn văn sử sụng được bao nhiêu từ láy gợi tả âm thanh, hình ảnh, màu sắc? Hãy chỉ rõ các từ đó.
d) Đoạn văn có những liên tưởng, tưởng tượng và so sánh nào? Hãy chỉ rõ?
e) Từ a,b,c,d em đánh giá về đoạn văn miêu tả mà mình đã viết. Sau khi đánh giá hãy sửa lại đoạn văn nếu cần.
Giúp mik với, mik sắp phải nộp rồi!!!!
Soạn bài tập làm văn số 6 - Văn tả người (làm tại lớp)
Đề 1 : Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…).
Đề 2 : Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
+ Lúc em ốm.
+ Khi em mắc lỗi.
+ Khi em làm được một việc tốt.
Đề 3 : Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
Đề 4 : Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
Đề 6 : Tả một người thầy, cô giáo mà em yêu mến. (do mình nghĩ ra, các bạn có thể chọn đề khác)
Xin các bạn giúp mình!!!Mình đang cần gấp. Sáng mai là tả rồi. Mình sẽ tick
a. Mở bài
- Cách 1: Đi từ cảm xúc dẫn tới nhân vật
- Cách 2: Đi từ lời bài hát hoặc bài thơ để dẫn tới nhân vật (ví dụ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình hoặc "Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra")
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình:
+ Tả bao quát tuổi, nghề nghiệp, dáng đi, cách ăn mặc
+ Tả chi tiết: mắt, nước da, nụ cười (khi buồn, khi vui khác nhau như thế nào?)
- Tiếp đó bạn miêu tả tính nết, cử chỉ, hành động, đặc điểm, tính cách.
c. Kết bài
- Cảm xúc của mình đối với người thân yêu đó.
Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau:
+ Lúc em ốm.
+ Khi em mắc lỗi.
+ Khi em làm được một việc tốt.
Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:
a. Mở bài
- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).
- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.
+ Vẻ mặt
+ Dáng điệu
+ Lời nói
+ Hành động
- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).
c. Kết bài
- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.
- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.
Đề 3: Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ.
a. Mở bài
- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.
+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).
+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý miêu tả đôi tay.
+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...
- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).
- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...
- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?
c. Kết bài
- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?
- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).
Đề 4: Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một lực sĩ đang cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy.
a. Mở bài
- Giới thiệu cho người đọc biết, em đã được chứng kiến cảnh người lực sĩ đang cử tạ ở đâu? (chứng kiến trực tiếp hay xem trên vô tuyến, trên phim ảnh, báo chí, sách vở,…).
b. Thân bài
- Miêu tả lại chân dung của người đó khi bước ra sân khấu.
+ Khuôn mặt ra sao?
+ Thân hình như thế nào? (ước chừng về chiều cao, cân nặng,…).
+ Đặc biệt chú ý miêu tả những cơ bắp của người lực sĩ.
- Miêu tả hành động của người lực sĩ khi nâng tạ.
+ Động tác chuẩn bị như thế nào?
+ Lúc nâng tạ, người lực sĩ đã gắng sức ra sao?
+ Lúc thả quả tạ nặng đó xuống mặt đất, người lực sĩ vẫn thể hiện được sự dũng mãnh như thế nào?
c. Kết bài
- Hình ảnh người lực sĩ gợi cho em sự thích thú và thán phục như thế nào?
- Từ đó em rút ra được bài học gì về vai trò của sức khoẻ và quá trình rèn luyện sức khoẻ.
Đề 5: Em hãy tả lại một người nào đó tuỳ theo ý thích của bản thân mình.
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng các bác, hay cô chú, ...)
b. Thân bài
- Tả ngoại hình của bà: tuổi tác, hình dáng, khuôn mặt, ...
- Tả tính nết của bà: Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu. (Thể hiện qua lời nói và hành động)
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em: rất yêu quí bà; muốn được sống lâu bên bà.
sao các câu trả lời toàn bị duyêt thế?
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
Đề 1 : Dựa vào văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân, con hãy đóng vai nhà văn để miêu tả cảnh bình minh trên đảo Cô Tô sau trận bão.
Đề 2 : Dựa vào văn bản Vượt thác của nhà văn Võ Quảng, con hãy đóng vai một nhân vật trong tác phẩm để miêu tả hình ảnh con sông Thu Bồn trong hành trình của những người lao động miền Trung.
Đề 3: Hãy miêu tả khung cảnh sân trường vào một giờ chào cờ đầu tuần.
Các bn chọn 1 trong 3 đề này để viết thành bài văn nha, ai nhanh và đúng nhất mik tick 3 cái.
Đề 1 : Dựa vào văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân, con hãy đóng vai nhà văn để miêu tả cảnh bình minh trên đảo Cô Tô sau trận bão.
Đề 2 : Dựa vào văn bản Vượt thác của nhà văn Võ Quảng, con hãy đóng vai một nhân vật trong tác phẩm để miêu tả hình ảnh con sông Thu Bồn trong hành trình của những người lao động miền Trung.
Đề 3: Hãy miêu tả khung cảnh sân trường vào một giờ chào cờ đầu tuần.
CÁC BN CHỌN 1 TRONG 3 đề trên để viết thành bài văn nha, ai nhanh mik tick 3 cái.
Viết một đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép miêu tả thầy (cô) giáo của em
Tham khảo:
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi là thầy Hùng - thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.
Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường Đại học Y. Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất bố của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định đó. Nhưng thầy vẫn luôn vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy Hùng là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quý. Ngoài giờ học, thầy là một người vô cùng vui vẻ và thân thiện. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam trong lớp. Những lúc đó khoảng cách giữa thầy trò dường như không còn nữa.
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy - thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế - thầy còn là một người bạn lớn.