Những câu hỏi liên quan
dangduong
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Trúc
Xem chi tiết
Lê Mạnh Hùng
2 tháng 10 2021 lúc 17:05

trả lời :

"Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương".

Ngàn năm trôi qua, làn khói viếng "miếu vợ chàng Trương" vẫn muôn đời lan tỏa, vấn vương, như tiếc như thương cho số phận đầy bi kịch của Vũ Nương. Bằng ngòi bút đầy trân trọng trong "Chuyện người con gái Nam Xương", Nguyễn Dữ đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một người phụ nữ thời phong kiến, một Vũ Nương, đại diện cho cái đẹp hoàn mỹ. Nhưng đáng tiếc thay, cuộc đời nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt.

Tên nàng là "Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương", đã đẹp người lại đẹp nết. Trương Sinh, chồng nàng, là một người thất học lại thêm tính đa nghi. Khi binh đao loạn lạc, Trương phải ra trận. Một tuần sau, nàng sinh con trai đầu lòng và một mình chăm sóc mẹ chồng, lo tang ma khi mẹ chồng mất. Giặc tan, chàng Trương về, nghe lời con trẻ mà nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Vũ Nương không minh oan được nên đành trẫm mình, nhưng nàng được Linh Phi ở động Rùa cứu giúp. Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu Linh Phi, nhờ Phan Lang gửi hộ lời với chàng Trương. Trương Sinh hối cải, lập đàn giải oan theo lời Vũ Nương. Nàng hiện lên gặp chồng con rồi lại quay về động Rùa vì hai người đã "âm dương đôi đường". Nhưng hình ảnh Vũ Nương không dừng lại ở đó mà còn mãi vấn vương trong lòng người đọc bởi nét đẹp hoàn mỹ cũng như số phận oan khuất và cái chết đầy bi thảm của nàng.

Vũ Nương chính là đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Không như Nguyễn Du miêu tả thật tinh tế nét đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của Thúy Kiều, Nguyễn Dữ chỉ điểm qua nhẹ nét đẹp của Vũ Nương: "tư dung tốt đẹp". Nhưng chỉ bằng một chi tiết nhỏ ấy, tác giả đã phần nào khắc họa được hình ảnh một cô gái có nhan sắc xinh đẹp. Cũng bởi "mến vì dung hạnh" nên chàng Trương đã lấy nàng làm vợ. Nhưng chữ "dung" ấy, vẻ đẹp hình thức ấy, chẳng thể nào tỏa sáng ngàn đời như vẻ đẹp tâm hồn nàng. Vũ Nương "vốn con kẻ khó", song rất mực tuân theo "tam tòng tứ đức", giữ trọn lề lối gia phong và phẩm hạnh của chính mình. Thế nên, nàng rất "thùy mị, nết na". Trong gia đình chồng, nàng luôn "giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa". Thế là, "hạnh", một trong những tiêu chuẩn đánh giá con người, nàng đã vẹn tròn. Lễ nghĩa, nàng cũng thông hiểu, am tường. Tuy chẳng phải tiểu thư khuê các, con nhà quyền quý nhưng lời nàng nói ra dịu dàng như vàng như ngọc. Ngày tiễn chồng ra trận, nàng đã dặn rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Từng lời, từng chữ nàng thốt ra thấm đẫm tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt, khiến "mọi người đều ứa hai hàng lệ". Phận làm vợ, ai chẳng mong phu quân mình được phong chức tước, áo gấm về làng. Còn nàng thì không. Nàng chỉ ước ao giản dị rằng chàng Trương trở về được bình yên để có thể sum họp, đoàn tụ gia đình, hạnh phúc ấm êm như ngày nào. Nhưng mong ước của nàng đã không thực hiện được. Bị chồng một mực nghi oan, Vũ Nương tìm mọi lời lẽ để chứng minh sự trong sạch của mình. Nàng vẫn đoan trang, đúng mực, chỉ nhẹ nhàng giải thích: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Xin chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp". Lời nói của nàng luôn từ tốn, nhẹ nhàng, không quá hoa mỹ nhưng chất chứa nghĩa tình. Chỉ qua những lời thoại, từ "ngôn" của Vũ Nương đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc bởi vẻ từ tốn, tế nhị của nàng. Và cũng từ những câu nói ấy, chúng ta cảm nhận được sự hy sinh vô bờ của nàng vì chồng con, gia đình. Khi chồng ra trận, cả giang san nhà chồng trĩu nặng trên đôi vai gầy guộc, mỏng manh của nàng. Nàng phải sinh con một mình giữa nỗi cô đơn lạnh lẽo, thiếu sự vỗ về, an ủi của người chồng. Thật là một thử thách quá khó khăn với một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Nhưng nàng vẫn vượt qua tất cả, một mình vò võ nuôi con khôn lớn, đợi chồng về. Không những thế, nàng còn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng ốm nặng: "Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Thời xưa, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

"Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi
Biết rằng có được ở đời với nhau
Hay là vào trước ra sau
Cho cực lòng thiếp, cho đau lòng chàng".

Nhưng nàng đã yêu thương mẹ chồng như chính cha mẹ ruột của mình. Mọi việc trong nhà đều được nàng chăm lo chu tất. Và lời trăn trối cuối cùng của mẹ chồng như một lời nhận xét, đánh giá, một phần thưởng xứng đáng với những công lao và sự hy sinh cao cả của nàng vì gia đình nhà chồng: "Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tác giả đã một lần nữa nhắc lại: "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như với cha mẹ đẻ mình", như tô đậm tình yêu thương của nàng đối với mẹ chồng. Vũ Nương là một nàng dâu đảm đang, thảo hiền trong mắt tất cả mọi người. Vậy là cả "công – dung – ngôn – hạnh" nàng đều vẹn toàn. Nàng chính là đỉnh cao của sự hoàn mỹ về cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa dưới chế độ phong kiến. Song, số phận chẳng hề mỉm cười với nàng.

Cuộc đời Vũ Nương tiêu biểu cho số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Nàng gặp bao bất hạnh trên đường đời. Chiến tranh tàn khốc đã khiến bao gia đình li tán. Trước cảnh đất nước binh đao loạn lạc, Trương Sinh phải đi lính, giao phó cả giang san nhà chồng trên đôi vai bé nhỏ của người thiếu phụ. Tất cả mọi việc trong nhà đều trông cậy vào nàng. "Khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản". Thiếu vắng sự quan tâm, săn sóc của người chồng, song nàng vẫn nuôi nấng, dạy dỗ con thơ khôn lớn, trưởng thành. Vừa một mình chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng, Vũ Nương vừa sinh con trai, lại thầm lặng, tần tảo nuôi con và cũng một mình lo ma chay, chôn cất mẹ chồng chu đáo. Từng ngày từng ngày trôi, bấy giờ, trên đôi vai bé nhỏ của nàng khó khăn lại chồng chất khó khăn. Rồi chiến tranh cũng qua, cứ ngỡ Vũ Nương lại được sum họp gia đình, đoàn viên cùng chàng Trương, được sống trong hạnh phúc lứa đôi mà nàng hằng ao ước. Nàng đâu biết rằng bi kịch cuộc đời nàng sắp bắt đầu. Những ngày xa chồng, nàng đã âm thầm nuôi con, và nàng xót xa biết bao khi nhìn cảnh con thơ thiếu vắng sự chăm sóc, yêu thương của người cha. Thế là nàng đã chỉ bóng mình trên tường mà bảo với con rằng ấy chính là cha Đản. Hành động ấy chẳng phải vì nàng quá thương nhớ chồng mà xuất phát từ tấm lòng yêu thương con vô bờ của một người mẹ. Nhưng nàng sẽ chẳng bao giờ ngờ được rằng nàng chết chính bởi cái bóng của chính mình. Ngày Trương Sinh về, nghe lời con thơ dại mà hàm oan vợ: "Trước đây có người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Trương Sinh vốn là tên thất học, lại thêm "tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức". Lời nói ngây thơ của bé Đản chứa đầy những chi tiết đáng ngờ, như đổ thêm dầu vào lửa. Tính đa nghi của Trương Sinh đã dâng lên đến cao trào và một mực "đinh ninh là vợ hư". Chàng không còn đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không nói ra nguyên cớ để nàng có cơ hội minh oan. Và Trương Sinh thoáng chốc hóa một kẻ vũ phu, thô bạo, "mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vượt qua được mọi gian lao, vất vả trong chiến tranh để vẹn tròn phận dâu thảo hiền nhưng Vũ Nương không thể vượt qua nổi bức tường của chế độ nam quyền độc đoán, bất công, tàn bạo. Lời nói của nàng đầy thương tâm: "Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu". Ngay từ đầu, cuộc hôn nhân giữa nàng và chàng Trương đã có phần không bình đẳng và mang tính chất một cuộc trao đổi, mua bán: Trương Sinh "xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về". Điều ấy khiến chúng ta chạnh lòng nhớ đến tình cảnh một Thúy Kiều khi phải bán mình chuộc cha:

"Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm".

Sự cách bức về địa vị xã hội như thế đã tạo cho Trương Sinh một cái thế bên cạnh những uy quyền vốn có của người chồng, người đàn ông trong gia đình gia trưởng phong kiến. Chính cái gia đình "chồng chúa vợ tôi", "phu xướng phụ tùy" ấy đã khiến nàng bị khinh rẻ, đối xử tệ bạc. Một người vợ vốn đức hạnh, ngoan hiền, vâng theo cả "tam tòng tứ đức" lại phải mang tiếng xấu "hư thân mất nết". Mọi lời mắng nhiếc của Trương Sinh như chà đạp lên phẩm giá cao đẹp mà nàng đã gìn giữ cả một đời. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo những "bướm lượn đầy vườn", "mây che kín núi". Thế mà khi vừa mới sum họp hạnh phúc, nàng lại bị gán cho tội danh: "lừa chồng dối con". Thật đau đớn, thật tủi nhục! Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương chính từ lễ giáo bất công và chế độ nam quyền. Người đàn ông với những quyền hành về số phận, cuộc đời người phụ nữ đã đẩy Vũ Nương vào đường cùng không lối thoát. Cái chết oan khuất, xót xa của Vũ Nương, ai có thể ngờ người gây ra thảm kịch ấy chính là chồng và con nàng, những người thân mà nàng hết mực yêu thương, chăm sóc. Nàng, một người con gái luôn khao khát hạnh phúc dù chỉ nhỏ nhoi, bình dị nhưng cho đến khi trẫm mình xuống sông thì cuộc đời nàng đúng là một chuỗi dài những bi kịch. Hạnh phúc đâu quá xa vời mà xã hội phong kiến ấy không cho nàng chạm tay đến tận hưởng "thú vui nghi gia nghi thất" một lần duy nhất trong đời. Nỗi oan của nàng thấu cả trời xanh. Ngày xưa, Quan Âm Thị Kính mắc oan giết chồng bởi "tình ngay lý gian". Nhưng nàng Thị Kính cũng còn hiểu ra nỗi oan khuất của mình từ đâu mà thành. Còn khi đã chìm sâu dưới dòng nước, Vũ Nương vẫn không hề biết rằng mình phải chết vì đâu. Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không những không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hôi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. Phải chăng đằng sau nỗi oan của nàng còn bao nhiêu nỗi oan của những người phụ nữ khác trong chế độ phong kiến bị rẻ rúng, suốt đời sống trong câm lặng.

Xót thương trước nỗi đau khổ vì bị chà đạp của những người phụ nữ, Nguyễn Dữ như muốn minh oan và bù đắp cho những đức tính tốt đẹp của nàng bằng một cuộc sống khác với dương gian. Nhưng ở chốn "làng mây cung nước", Vũ Nương chẳng thể nào nguôi nỗi nhớ về những oan ức, bĩ cực ở cõi trần. Sống giữa cõi tiên huyền ảo, đẹp diệu kỳ nhưng nàng dường như không bao giờ dứt tình nghĩa gia đình, mãi khóc thương cảnh gia đình tiêu điều xơ xác. Nàng xin lập đàn giải oan, khao khát được trả lại danh dự của một người con gái đức hạnh. Và cuối cùng, nỗi oan của nàng đã được giải. Từ chốn thủy cung, Vũ Nương "ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ sắc màu, lúc ẩn, lúc hiện". Nhưng xót xa thay, nàng "chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Nỗi oan tình của nàng đã được minh oan, giải tỏa nhưng âm dương đôi đường cách trở, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ chốn cõi trần. Bé Đản mãi mãi là một đứa bé mồ côi mẹ. Nếu nàng được trở về với cõi trần thì liệu xã hội phong kiến bất công không có nơi dành cho cái đẹp này có dành cho nàng một cuộc sống ấm êm, bình yên, hay một lần nữa, nàng phải đau đớn, buồn khổ. Dù quay về chốn tiên cảnh xinh đẹp, nhưng cuối cùng, mơ ước cả đời của nàng, hạnh phúc "nghi gia nghi thất", chỉ mãi là ước mơ hảo huyền.

Hình tượng nhân vật Vũ Nương là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ. Song cuộc đời nàng gặp nỗi bi kịch lớn. Ấy chính là tấn bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến tàn ác, chế độ của sự lạc hậu và cả bóng đêm vĩnh cửu. Điều đó khiến chúng ta phải chạnh lòng trước số phận của người phụ nữ.

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

^HT^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Trúc
2 tháng 10 2021 lúc 17:04

mấy bạn giúp mk nhé,mk cảm ơn nhiều lắm, chiều mai mk cần đến nó r !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
trang xinh lung linh
Xem chi tiết
Strike Eagle
28 tháng 10 2018 lúc 19:10

Cảm nghĩ về ông lão :

Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.

Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.

Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.

Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!

Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.

Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.

Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.

Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Bình luận (0)
Bạch Dương Dễ Thương
28 tháng 10 2018 lúc 19:10

Tóm tắt câu chuyện


- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.
- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

-  Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.
-  Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.
-  Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.
-  Ông lão an ủi vợ.
-  Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.

Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

Bình luận (0)
Bạch Dương Dễ Thương
28 tháng 10 2018 lúc 19:10

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 6 2018 lúc 7:48

Kiều một mình trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng thì nỗi cô đơn của Kiều càng lúc càng dâng cao, và tâm trạng thương nhớ người yêu và người thân khắc khoải, da diết.

- Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng: Kiều luôn day dứt vì không thể đáp lại tình cảm và tấm lòng của Kim Trọng.

   + Nỗi nhớ về cảnh thề nguyền khiến Kiều thấy thương thân tủi phận, nàng thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong niềm nuối tiếc.

   + Thương xót, đau đớn nghĩ rằng Kim Trọng sẽ ngóng đợi khi không thấy Kiều.

   + Tấm lòng son sắt của nàng bị vùi dập, hoen ố không biết bao giờ gột rửa cho được.

→ Nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ da diết, đau đớn tới dày xé tâm can.

- Nỗi nhớ cha mẹ: thấy “xót” khi tưởng tượng cha mẹ vẫn ngóng đợi nàng.

   + Kiều tưởng tượng cha mẹ nơi quê nhà già yếu đi, không biết có ai chăm sóc chu đáo.

   + Mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.

→ Nỗi nhớ thương của Kiều nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng thật xót xa, đau đớn. Nàng đã quên đi nỗi khổ, thực trạng của bản thân để hướng về người thân. Trái tim của nàng giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

⇒ Kiều là người chung thủy, người con hiếu thảo, một người giàu đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, đáng trân trọng.

Bình luận (1)
nam phạm
Xem chi tiết
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
13 tháng 11 2021 lúc 16:54

ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN                                                                                            Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Bình luận (0)
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
13 tháng 11 2021 lúc 17:00

KHAM KHẢO NHƯNG NGẮN HƠN NHA!!!                                                                         Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa

Bình luận (2)
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
18 tháng 3 2023 lúc 7:42

NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!!                                                              Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.

Bình luận (0)
Nguyễn Anna
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà My
Xem chi tiết
Chi Trương
Xem chi tiết
Linh Linh
27 tháng 1 2019 lúc 11:42

Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.

1. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng:

"Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì".

"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện "Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện "Cây khế". Thạch Sanh được Tiên "độ trì" mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...

Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

"Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì".

2. Truyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:

"Mang theo truyện cổ tôi đi

Nglte trong cuộc sông thầm thì tiếng xưa.

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".

3. Đọc truyện cổ nước mình như được "nhận mật", như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:

"Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".

4. Truyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện "Tấm Cám", truyện "Đẽo cày giữa đường", ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại "đời sau" qua truyện cổ:

"Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.

Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.


 

Bình luận (0)
lo gì
18 tháng 4 lúc 21:56

Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,…. Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông. tick cho mik nha

Bình luận (0)
Xem chi tiết

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoài Giang
4 tháng 3 2022 lúc 17:48

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa