Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Công	Vinh
26 tháng 3 2020 lúc 22:12

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! Mik chỉ bt cảm nhận thôi mong bn thông cảm

Khách vãng lai đã xóa
Tiểu Thư Họ Đinh
Xem chi tiết
Đào Nhật Minh
2 tháng 2 2018 lúc 14:53

Em thấy bài thơ rất hay.Từ sự yêu Cả Màu của tác giả mà ra một bài thơ mà ai nghe cũng phải về Cà Mau một lần trong đời.

Bùi Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Trang
30 tháng 6 2021 lúc 18:05

" Tổ quốc tôi như một con tàu " 

 Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau 

 ... ....

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước 

Trùng điệp một màu xanh lá đước !

Đước thân cao vút , rễ ngang mình 

Trổ xuống nghìn tay ôm đất nước !

.....

Tổ quốc tôi như một con tàu 

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau .

Dạ thơ đây ạ ! em cảm ơn trước ngaingung

 

Phong Thần
30 tháng 6 2021 lúc 20:19

Tham khảo một số ý phân tích rồi em tự viết thành đoạn nha!

- Hình ảnh Tổ quốc đẹp như con thuyền luôn tiến về phía trước, vượt mọi sóng gió thác ghềnh. Mảnh đất Cà Mau như mũi con thuyền vinh dự và tự hào mang trên vai trách nhiệm đi tiên phong trong việc dựng xây và bảo vệ tổ quốc. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường cho thân.

- Cây đuớc, ở Cà Mau thì đước nhiều vô kể. Chúng có một sức sống mãnh liệt nên dù mọc trên đất phèn hay đất mặn cũng có thể tồn tại và phát triển được. Cây đước quen thuộc và bình dị ấy, lại có them chút thô kệch với “rễ ngang mình”. Hình ảnh rừng đước xanh thẳm trùng điệp với bộ rễ mọc từ thân rũ loà xoà xuống đất đã trở nên thật đẹp, thật sinh động! Những nhánh rễ nghìn tay” trổ xuống để “ôm đất nước”. 

Bùi Châu Anh
Xem chi tiết
Đặng Trung Hiếu
14 tháng 1 2018 lúc 17:09

Việt Nam từ Cà mau lúc đầu chỉ tròn bây giờ nó càng lấn ra biển như vậy có thể nói rằng : Nước Việt Nam rất có chí cao lớn

Do Gia Bach
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Minh Hoàng
23 tháng 4 2020 lúc 9:41

sự vật là quả

đặc điểm là chín,vàng

từ so sánh là như

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nhật Dương
23 tháng 4 2020 lúc 9:50

đặc điểm so sánh là chín

từ so sánh là như

cón sự vật dùng để so sánh là bà 

                                                                          có đúng không

Khách vãng lai đã xóa
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết

a. "Mũi" được hiểu theo nghĩa chuyển. (phương thức hoán dụ)

b. "Mũi" được hiểu theo nghĩa chuyển. (phương thức hoán dụ)

c. "Mũi" được hiểu theo nghĩa gốc.

d. "Mũi" được hiểu theo nghĩa chuyển. (phương thức hoán dụ)

Khách vãng lai đã xóa
Lê Hồng Anh
23 tháng 7 2021 lúc 13:40

nôn

 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
10 tháng 8 2021 lúc 16:30

a. Từ "mũi" dùng theo nghĩa chuyển, sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ.

b. Từ "mũi" dùng theo nghĩa chuyển, sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ.

c. Từ "mũi" dùng theo nghĩa gốc.

d. Từ "mũi" dùng theo nghĩa chuyển, sử dụng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ.

Khách vãng lai đã xóa
Hằngg Hóm Hỉnh
Xem chi tiết
Dương Linh Chi
26 tháng 7 2017 lúc 19:13

Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ"Mũi Cà Mau" của Xuân Diệu. Trong hai câu thơ đó, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh. "Tổ quốc tôi như một con tàu/Mũi thuyền xé sóng-mũi Cà Mau".Hai câu thơ đã được điệp đi điệp lại, nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dánh hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường cho thân. Cà Mau cũng thế, cũng hiện lên hình ảnh màu xanh hồi sinh bất diệt muôn nơi, nơi mà hàng ngàn cánh chim câu cất lên giữa bầu trời. Xuân Diệu thật tài tình, biện pháp nghệ thuật của ông thật tinh tế. Đó là một trong số những thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông.

Ngô Thị Thu Trang
26 tháng 7 2017 lúc 19:52

Tổ quốc tôi như một con tàu,

Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau.

Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ"Mũi cà mau" của Xuân Diệu.Nó được tác giả sự dụng thành công phép điệp ngữ. Nó đã được điệp đi điệp lại, nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dánh hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường cho thân. Và Cà Mau cũng thế… Xuân Diệu cũng như bao người Việt Nam luôn đau đớn trăn trở khi đất nước bị chia cắt, trước cảnh “Sông Bến Hải bên bồi bên lở; Cầu Hiền Lương bên nhớ, bên thương”. Qua hai câu thơ trên, ta thấy được Xuân Diệu đã cảm nhận được sử vẹn toàn của tổ quốc một cách giản dị mà cụ thể. Tác giả đả viết bài thơ này trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu cuộc đời mới, thơ Xuân Diệu có sự vươn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc đời mới. Và bài Mũi Cà Mau là một minh chứng rõ rệt. Tác giả dù đang ở trái tim của tổ quốc- là miền Bắc, vẫn không quên hướng tới mảnh đất Cà Mau xa xôi nằm ở phía tận cùng của đất nước… Đó ắt hẳn là vì quan điềm của nhà thơ: cả đất nước Việt Nam là một con tàu thống nhất! . Đoạn thơ nói riêng cũng như bài thơ đã làm nên tài năng của tác giả

Eren Jeager
27 tháng 7 2017 lúc 17:33
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau.
Hai câu thơ đã được điệp đi điệp lại, nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dánh hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở đường cho thân. Và Cà Mau cũng thế… Xuân Diệu cũng như bao người Việt Nam luôn đau đớn trăn trở khi đất nước bị chia cắt, trước cảnh “Sông Bến Hải bên bồi bên lở; Cầu Hiền Lương bên nhớ, bên thương”. Qua hai câu thơ trên, ta thấy được Xuân Diệu đã cảm nhận được sử vẹn toàn của tổ quốc một cách giản dị mà cụ thể. Tác giả đả viết bài thơ này trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu cuộc đời mới, thơ Xuân Diệu có sự vươn lên mạnh mẽ, đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc đời mới. Và bài Mũi Cà Mau là một minh chứng rõ rệt. Tác giả dù đang ở trái tim của tổ quốc- là miền Bắc, vẫn không quên hướng tới mảnh đất Cà Mau xa xôi nằm ở phía tận cùng của đất nước… Đó ắt hẳn là vì quan điềm của nhà thơ: cả đất nước Việt Nam là một con tàu thống nhất!
Thuỷ Vũ tik tok
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết