Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen thanh huyen
Xem chi tiết
lê anh tuấn
8 tháng 12 2017 lúc 19:02

Mùa xuân đến! Hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc, đua nhau khoe những bộ cảnh đủ màu rực rỡ: này là hoa hồng với mùu đỏ rực, này là hoa cà với màu tím nổi bật, này là hoa sữa với bộ cánh trắng tươi,...nhưng trong số đó, em vẫn thích nhất hoa mai vàng.

Vào những thời điểm cuối năm, nhà nhà ai nấy đều trang trí những cây mai tượng trưng cho mùa xuân thật đẹp. Những ngày tết mà có hoa mai trang trí trong nhà mang lại may mắn gia đình. Hoa mai thật đẹp và tượng trưng cho sắc xuân đất trời đang về. Nghe đâu, ngày xuân mà có hoa mai trang trí trong nhà là may mắn suốt năm.

Tết đến! Mùa xuân đến! Hoa mai vàng là nhất. Cứ ra phố mà xem. Nhà nào nhà nấy đều trưng một chậu mai vàng tươi thắm. Tuy hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, nhưng Tết đến thì củng phải nhường hoa mai vàng một bước. Vì thế đây là loài hoa em yêu thích nhất. Thân cây, cành cây nho nhỏ, sâm sẫm toả ra vô vàn bông hoa vàng rực rỡ.

Cây mai trưng bày trước nhà em là do mẹ mua về. Em trang trí cho cây hoa bằng đủ mọi thứ: câu chúc tết, bao lì xì, hình Phúc-Lộc-Thọ,... Cây mai đứng đón khách ngày Tết... Gió thổi làm những cảnh hoa lung lay như những cánh tay vẫy chào khách quí.

Em thích Tết củng như rất thích loài hoa biểu tưởng cho mùa xuân! Để có được một cành hoa mai đẹp trưng bày trong ngày Tết, hằng ngày em vừa chăm sóc, tưới nước cho cây vừa lặng lẽ ngắm nhìn cây lớn lên tươi tốt như một người bạn thân. Thật vui biết bao khi thấy một búp non nở ra một bông mai vàng xen giữa những lá xanh nho nhỏ, cành cây yểu điệu, mùi thơm thoang thoảng. Hình ảnh này khắc sâu trong kí ức em!

Em luôn dành một tình cảm đặc biệt với cây mai! Không chỉ đơn thuần là loài hoa được trưng bày trong ngày Tết mà còn hơn thế nữa đây là một người bạn thăn của em.

Em rất yêu hoa mai! Trước kia, bây giờ và cả sau này. Em luôn mong mùa xuân đến để được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh mai vàng với mùi hương ngất ngây lòng người.

Lê Thùy Trang
Xem chi tiết
tranthanhvinh366
12 tháng 5 2018 lúc 19:59

spring fall summer wither

đúng ko 

mk ko chép mạng đâu

sieuvegeto
12 tháng 5 2018 lúc 20:00

Hello everyone! I am Nga. I am delighted to be here today to tell you about weather in Vietnam.  Vietnam is located in both a tropical and a temperate zone. It is characterized by strong monsoon influences, but has a considerable amount of sun, a high rate of rainfall, and high humidity. Temperatures are high all year round for southern and central Vietnam; but northern Vietnam has a definite cooler season as the north monsoon occasionally adverts cold air in from China. Frost and some snow may occur on the highest mountains in the north for a few days a year. In the southern Vietnam, the lowlands are sheltered from outbreaks of colder northerly air and the dry season is warm to hot with much sunshine. I  hope that my presentation today will help you with what I said. Thank you for listening!

Lê Thùy Trang
12 tháng 5 2018 lúc 20:00

Đúng nhưng thiếu thảm hại !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Ánh Dương
Xem chi tiết
ÂN QUỐC
Xem chi tiết
vugiang
10 tháng 1 2022 lúc 10:37

Tham khảo:

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh*. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Truyền thuyết kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tổn tại cho tới ngày nay. Nhìn hình thức chiếc bánh chưng, chủng ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng; nhưng để làm ra nó thì lại tốn không ít công phu. Cứ đến hăm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh.

Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay, ướp muối, tiêu cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô... Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Cảnh gói bánh chung ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! cả nhà quây quẩn quanh bà. Bà trải lá ra mâm rổi đong một bát gạo đổ vào, dàn đểu rổi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nữa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo tãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn gốc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã dược gói xong. Suốt một buổi sáng tíu tít, bận rộn, bà mới gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc bánh thành từng cặp rồi xếp vào chiếc nổi thật lớn chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bó. Chùm bánh ấy để ở trôn cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

   Phía góc sân, bếp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bô' tôi cũng chịu trách nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nổi bánh. Những gộc tre, gộc củi tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn :han tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tỏi bảo phải đun cho lửa cháy thật đểu thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngồi xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc .

like nha b

Vân Vũ
Xem chi tiết
Etermintrude💫
4 tháng 5 2022 lúc 20:32

undefined

CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ haha

Trần Thị Hồng	Hoa
4 tháng 5 2022 lúc 20:33

                                Tổ quốc Việt Nam xanh ngắt 

                                Có sạch đẹp mãi được không ? 

                                Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn

                                 Tuỳ thuộc vào bạn mà thôi 

Giai điệu bài hát ngân lên như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải chung tay để bải vệ môi trường . Bạn và tôi hãy là những tuyên truyền viên nhỏ tuổi để kan toả bức thông điệp về cuộc sống xanh này với tất cả mọi người , bạn nhé ! 

              Mình tự làm đó nha . Ko có chép mạng đâu . Theo dõi mình nka.

                                                        Cám ơn nhiều ! 

 

nguyễn học
Xem chi tiết
Đỗ Thị Dung
15 tháng 4 2019 lúc 20:37

mik có nè,tham khảo ko

nguyễn học
15 tháng 4 2019 lúc 20:44

cho mình xem đi 

mk đang cần gấp

Đỗ Thị Dung
15 tháng 4 2019 lúc 20:46

uk,đợi mik

Phan Trần Bảo  Châu
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hạnh
2 tháng 8 2020 lúc 16:08

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết
uzumaki naruto
6 tháng 3 2019 lúc 19:32

vậy bạn tự chép trên mạng đó

Nkokmt
6 tháng 3 2019 lúc 19:43

Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù vào những sáng sớm mùa đông.

Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.

 

Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông.

Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.

 

Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.

Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.

Emily Nain
Xem chi tiết

Mùa đông nào cũng thế
Cứ lặng lẽ trôi qua
Mà sao không xóa nổi
Nỗi niềm xa, đã xa.

Nam Trần
9 tháng 5 2019 lúc 20:21

Mùa thu là ngày đó

Ngày mà chúng mình quen

Trải qua bao kí ức

Vui buồn thay nhau qua

Mà bây giờ xa nhau

Anh thấy nhói lòng mình.