cho mik hỏi: xét nhóm nguyên tố cho các nguyên tố nhóm f như thế nào vậy ạ
cho mik hỏi những phi kim thuộc nhóm 7 gồm nguyên tố nào vs ạ
Nhóm này bao gồm các nguyên tố hóa học là flo, clo, brôm, iốt, astatin và tennessine
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A.
Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới thì số electron hoá trị biến thiên thế nào ?
Hãy viết cấu hình electron lởp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm IA.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới thì bán kính nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích.
Trong cùng một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử tăng.
Giải thích : Theo chiều từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng nhưng đồng thời số lớp electron cũng tăng và chiếm ưu thế nên kết quả là bán kính nguyên tử tăng theo.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào ? Giải thích.
Trong cùng một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.
Giải thích : Trong cùng một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới ; bán kính nguyên tử tăng nên lực hút electron của nguyên tử giảm.
Xét các nguyên tố thuộc các nhóm A. Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải, độ âm điện của các nguyên tử biến thiên thế nào (không xét các khí hiếm) ? Giải thích.
Trong cùng một chu kì, khi đi từ trái sang phải (không xét các khí hiếm), độ âm điện của các nguyên tử tăng.
Giải thích : Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhàn tăng, bán kính nguyên tử giảm nên lực hút electron của nguyên tử tăng.
Hãy cho biết sự biến thiên tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (chỉ xét các nguyên tố thuộc các nhóm A).
Trong cùng một chu kì, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần từ trái sang phải.
Trong cùng một nhóm (nhóm A) tính phi kim của các nguyên tố giảm dần từ trên xuống dưới.
Tính kim loại biến thiên ngược chiều với tính phi kim.
Những nguyên tố nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào?
- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s.
- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p.
- Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s là 1 và 2. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố p là 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA gồm những nguyên tố nào ?
Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm này có bao nhiêu electron hoá trị ?
Khi hai nguyên tử của cùng một nguyên tố thuộc nhóm này liên kết với nhau tạo thành phân tử thì mỗi nguyên tử phải góp bao nhiêu electron, tạo thành mấy liên kết, tại sao ? Cho thí dụ.
Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA gồm các nguyên tố : flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), atatin (At). Nguyên tử của chúng có 7 electron hoá trị.
Khi hai nguyên tử của cùng một nguyên tố thuộc nhóm này liên kết với nhau tạo thành phân tử thì mỗi nguyên tử góp 1 electron, tạo thành một cặp electron chung tức là một liên kết, vì mỗi nguyên tử chỉ thiếu electron để đạt được cấu hình 8 electron vững bền (giống như của khí hiếm đứng sau nó).
Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm. Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Nhóm A:
- Số thứ tự của nhóm trùng với số electron ở lớp ngoài cùng (cũng đồng thời là số electron hóa trị) của nguyên tử thuộc các nguyên tố trong nhóm.
- Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.
- Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA được gọi là nguyên tố s. Các nguyên tố ở nhóm IIIA đến VIIIA được gọi là nguyên tố p. Trong bảng tuần hoàn, nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại, nhóm VA, VIA, VIIA gồm hấu hết các nguyên tố là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A trùng với số thứ tự của nhóm.