Hãy tả mọt người khuyết tật bán bánh mỳ
hai bạn gấu trắng và gấu nâu cùng đi chợ bán bánh mỳ. gấu trắng nói với gấu nâub:''3/5 số bánh mỳ của tớ gấp rưỡi 5/8 số bánh mỳ của bạn. gấu nâu lại nói với gấu trắng ;''5/8 số bánh mỳ của tôi ít hơn 20 cái so với3/5 số bánh mỳ của bạn''. hỏi mỗi bạn gấu mang đi bán bao nhiêu cái bánh mỳ
Gấp rưỡi tức là gấp 1,5 lần hay 3/5 số bánh mì của gấu trắng bằng 3/2 lần 5/8 số bánh mì gấu nâu
Ta có sơ đồ:
3/5 số bánh mì của gấu trắng: l-------l-------l-------l
5/8 số bánh mì của gấu nâu: l-------l-------l
Hiệu số phần bằng nhau là: 3-2=1(phần)
3/5 số bánh mì của gấu trắng là: 20:1x3=60(cái)
5/8 số bánh mì của gấu nâu là: 60-20=40(cái)
Số bánh mì của gấu trắng là: 60:(3/5)=100(cái)
Số bánh mì của gấu nâu là: 50:(5/8)=80(cái)
Em đã từng gặp đâu đó những con người bị khuyết tật. Em hãy viết 1 bài văn tả về 1 người mà em đã gặp.
1 người bán bánh mỳ, lần đầu bán 1/2 số mỳ và 1 ổ. Lần thứ 2 bán 1/2 số mì còn lại và 1 ổ. Lần thứ 3 bán 1/2 số mỳ còn lại và 1 ổ. Lần thứ 4 bán 1 ổ nữa thì vừa hết. Tính số ổ mỳ có lúc đầu
Các bạn giúp mình với nhanh lên. Bạn nào làm chi tiết tớ tick cho. ^_^
Viết về một lần em đã giúp đợ một người khuyết tật hoặc người có hoàn cánh khó khăn, kết hợp tả cảnh, tả người trong bài kể
mik đang cần gấp
''Lá lành đùm lá rách''
Một câu tục ngữ nói về đức tính yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau và là một đức tính ko thể thiếu ở mỗi con người VN , em cũng có làm vài việc tốt giúp đỡ người khác nhưng việc làm em nhớ nhất là việc giúp đỡ cậu bé ăn xin trên đường.
Vào ngày chủ nhật là ngày mà mẹ em rảnh nên mẹ chở em đi chơi.Đường phố lúc này rất đông người,ai ai cũng đều mặc những trang phục sang chảnh,đẹp đẽ nhưng bổng em thấy có một cậu bé gần đè đỏ đang nằm bên lề đường với một chiếc mũ đang cầm trên tay để ăn xin.Đầu tóc cậu ấy rối lên,quần áo rách rưới, cơ thể gầy gò yếu ớt chưa được ăn gì và cùng với đôi bàn chân chai sạn,nứt nẻ.Cùng lúc đỏ thì đang đèn đỏ nên em xin mẹ một chút tiền lẻ mua một ổ bánh mì bỏ vô mủ cho cậu bé,khi đó cậu mới tỉnh dậy và thấy trong mũ mình có đồ ăn thì rất vui mừng cảm ơn em.
Em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt như vậy,tuy đó chỉ là một món quà nhỏ nhưng khi em thấy cậu bé ăn xin rất vui thì điều đó đã làm em hài lòng rồi.Em khuyên mọi người nên làm việc tốt vì khi làm việc tốt thì ta sẽ được mọi người yêu quý mình.
Nhớ vote anh nhé
Hãy nêu những việc em đã làm để giúp đỡ người khuyết tật
Những việc em đã làm:
- Trò chuyện, động viên
- Hằng ngày đưa bạn di học
- Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
Hãy nêu những việc em sẽ làm để giúp đỡ người khuyết tật
Những việc sẽ làm
- Đóng góp, ủng hộ sách vở giúp đỡ các bạn
- Viết thư thăm hỏi các bạn
Câu hỏi : Tả người khuyết tật.
GIÚP IK MN
Trên đất nước này còn biết bao trẻ em tàn tật, khốn khổ lang thang vất vưởng ngoài đường, phải chịu hậu quả của chất độc màu da cam trong chiến tranh do Mĩ gây ra. Song trái tim của các em vẫn luôn cháy hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn dù niềm hi vọng đó rất nhỏ nhoi. Và lần kia, khi bắt gặp một em bé tàn tật, em như càng hiểu hơn về cuộc sống của những em bé tật nguyền.
Hôm đó, khi em gặp bé tàn tật, em rất đỗi ngạc nhiên. Chẳng lẽ cũng một con người mà lại xấu số đến vậy sao? Em bé mặc một bộ quần áo rách rưới, vá chằng vá chịt và sẫm đen. Không hiểu với chiếc áo ấy, cô bé có chống chọi được với cái lạnh giá của mùa mưa không? Nghĩ đến từng cơn gió mỗi lần thổi vào tấm thân gầy còm của cô bé, em rùng mình thương cảm. Ô hay! Mái tóc cô bé sao lại vàng hoe thế kia! A, em hiểu ra rồi. Những lần bước trên đường rải nhựa, cái nắng gay gắt của mùa hè đầy gió bụi của đất Sài Gòn này đã biến mái tóc đen dày của cô bé thành một màu vàng khét lẹt. Sao thế nhỉ? Cô bé có đôi mắt đang mở to nhìn cuộc đời đang sôi động thế kia mà! Không, dưới đôi lông mày mảnh mai, cặp mắt tròn xoe ấy đã mờ đục… Trước mắt cô bé là cả một thế giới màu đen, vĩnh viễn là bóng đêm dày đặc bao phủ. Ai đã cướp đi đôi mắt trong sáng của cô bé? Đó chính là hậu quả của chiến tranh. Cô bé đâu phải sinh ra trong cái thời chiến tranh ác liệt ấy. Nhưng chất độc màu da cam do đế quốc Mĩ rải xuống trên chiến trường miền Nam Việt Nam khiến hàng ngàn trẻ em vô tội đã bị chất độc này làm tàn phế từ trong bào thai của mẹ và sinh ra đã là người tật nguyền. Thật bất hạnh!
Cô bé dò dẫm đi từng bước một nhờ cây gậy dò đường. Chỉ cần một vật cản vô tình nào đó, có thể là một viên đá, một cành cây nhỏ cũng có thể làm cô vấp ngã trên đường. Chiếc nón lá rách tươm không biết cô lượm được ở đâu cứ chìa ra như cầu xin mọi người rủ lòng thương kẻ tật nguyền nhịn bớt li cà phê, điếu thuốc, tô hủ tiếu.,, ban phát cho cô năm trăm, một ngàn.
Ôi! Chiến tranh! Sao nỡ đưa cô bé vào hoàn cảnh, khốn khổ này? Nhìn cô bé bước đi chầm chậm trên đường mà lòng em quặn lên một nỗi đau khôn tả.
Mỗi chúng ta, ai cũng có số phận của riêng mình. Có người may mắn, có những người lại kém may mắn hơn. Có người sinh sống bình thường, cũng có rất nhiều người lại không thể có được cuộc sống bình thường. Một lần tình cờ, em đã được nghe chị gái kể về một người đàn ông mang ngoại hình và hành động khác thường nhưng đáng kính vô cùng - đó là một người lính thương binh trở về từ chiến trường.
Chiến tranh khốc liệt đã lùi xa vào quá khứ, song những nỗi đau, những con người bước ra từ cuộc chiến vẫn còn đó. Họ vẫn sống, dù cuộc sống không bình thường như bao người khác. Chị gái em là một nhà báo trẻ. Chị đi khắp mọi nẻo đường, về khắp mọi miền quê để tìm và ghi lại những câu chuyện đã qua - những mảnh ghép quá khứ ngày ấy. Sau chuyến đi từ Quảng Trị trở về, chị cầm bức ảnh chụp một người đàn ông, lặng lẽ kể cho em nghe về người đó.
Trong bức ảnh ngược nắng và giọng kể đều đều của chị, em nhìn thấy một người đàn ông đã ngoài bảy mươi tuổi, mái tóc bạc trắng như cước. Khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị, chất phác. Thời gian đã làm những nếp nhăn trên khuôn mặt, trên khóe mắt ông dày thêm xen những nốt đồi mồi ở làn da của những người đến tuổi xế bóng. Nụ cười bên miệng móm mém cùng ánh mắt lóe sáng lấp lánh. Vành mắt hơi cong cong tạo cho người xem ảnh cảm giác rất khó tả. Lưng ông đã còng xuống, có lẽ vì gánh nặng bao năm của cuộc đời. Chị bảo người dân xung quanh gọi ông là ông Hai Bình.
Nhưng em đã không kìm được xúc động khi nhìn đến bàn tay đang giơ lên trong bức ảnh. Trên đôi bàn tay ấy chỉ có duy nhất một ngón cái tay lành lặn, những ngón khác đều đã cụt hết. Ông cong cong ngón cái cùng mái đầu hơi gật xuống. Chị em bồi hồi nhớ lại khung cảnh chị chụp bức ảnh này, chị nói ông là một người cựu chiến binh của chiến trường miền Nam hơn năm mươi năm về trước. Bom đạn quân thù đã tàn phá nặng nề cột sống và cướp đi bốn ngón tay trên bàn tay phải của ông. Một điều đặc biệt nữa là ông không nói được, một loại chất độc ngày xưa rải xuống Trường Sơn đã khiến ông mất đi khả năng giao tiếp. Trong suốt quá trình trò chuyện với đoàn chị tôi, ông dùng ngôn ngữ của người câm và những nét chữ viết bằng tay trái.
Chiến tranh đã mang đến cho ông – người thanh niên năm ấy mới ngoài hai mươi tuổi những nỗi đau không thể tưởng tượng nổi. Nhưng khi chị em hỏi về những năm tháng ấy, trên khóe miệng ông luôn thường trực một nụ cười và ánh mắt sáng xa xăm đầy hoài niệm đầy tự hào. Trong lá thư gửi chị em – cô nhà báo mà ông thực sự cảm ơn, ông nói ông chưa bao giờ hối hận vì năm đó đã xung phong đi chiến đấu. Dù mất mát, dù đau thương, nhưng đó là lý tưởng của tuổi trẻ, là điều vô cùng ý nghĩa với cuộc đời ông. Ngón cái cong cong xuống trong ngôn ngữ của người câm, chị em nói đó là lời cảm ơn. Người đàn ông đã chịu đủ đau thương vẫn lạc quan vào cuộc đời, vẫn chân thành cảm ơn cuộc sống đã cho ông cơ hội để hoàn thành lý tưởng của mình. Ở Quảng Trị thân yêu của tổ quốc, ông một mình sống trong ngôi nhà nhỏ, lặng lẽ nhìn ngắm nước nhà đổi thay mà tự hào, hài lòng. Dù cho nhắc lại tên những người đồng chí cùng kề vai sát cánh ngày xưa, ông vẫn không nén được mà trào nước mắt. Trở về cuộc sống bình thường với hình hài và hành động khác thường, song ông chưa bao giờ cảm thấy đau khổ, chán nản. Ông chia sẻ, còn sống để trở về là một may mắn, Tổ quốc đã cho ông cơ hội trở về, trở về để tiếp tục cuộc đời còn đang tiếp diễn, để chứng kiến Tổ quốc sau chiến tranh.
Chị em rời Quảng Trị, tạm biệt ông trong một ngày nắng rực rỡ. Nụ cười ngược nắng của ông – một người khác thường mà vô cùng phi thường đã tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ chúng em. Chúng em phải sống xứng đáng với nỗi đau mà thế hệ ông Hai Bình đã trải qua, xứng đáng với niềm tin của thế hệ anh hùng bất khuất, những chiến binh đã viết lên trang sử vàng chói lói của Tổ quốc như ông.
Tên cậu bé là Chòi. Nhà cậu rất nghèo, bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây, cậu đã lên tám, bị liệt một chân từ lúc ba tuổi. Trông cậu thật đáng thương.
Chòi bị liệt nên không giúp được gì cho mẹ. Mọi công việc dường như đều dồn lên đôi vai gầy guộc của người mẹ. Mẹ Chòi đã nhiều lần đưa Chòi đến các bệnh viện để chữa trị nhưng vì tiền bạc quá ít ỏi, chữa được một hai tuần, hết tiền lại phải đưa Chòi về. Gia đình càng ngày càng túng thiếu, ngay đến cái ăn đã không được no, nói gì đến cái mặc. Quần áo Chòi là những mảnh vải vụn chắp vá. Mẹ đi làm tối ngày để kiếm tiền, ở nhà một mình, Chòi lê la từ nhà ra ngõ, từ ngõ vào nhà, người lấm lem bụi bặm, tóc tai bù xù.
Mỗi buổi sáng đi học, em thường đi ngang qua ngõ nhà Chòi. Thấy Chòi ngồi một mình ở ngõ, em thường nán lại vài phút hỏi han, chuyện trò với Chòi nên Chòi mến em lắm. Một hôm, em nói với bố: “Cu Chòi tội nghiệp lắm, Chòi muốn đi học mà không có điều kiện, có cách gì giúp Chòi được không bố?”. Bố bảo: “Bố sẽ viết đơn xin cho Chòi đi học nhưng con nói lại với Chòi cố gắng tập đi, dùng nạng để đi. Bố sẽ mua cho Chòi cái nạng gỗ”. Từ khi có nạng gỗ, Chòi chăm chỉ tập đi. Bây giờ, cậu có thể tự mình đi lại được rồi và bố cũng đã xin cho cậu vào học lớp Một.
Sáng đi học, chiều theo mẹ đi nhặt bao nilông để bán hoặc chống gậy đi bán vé số dặo ở các quán cà phê. Mỗi lần thấy Chòi, bọn trẻ thường ra vẻ khinh bỉ bảo nhau: “Trông thằng què kìa! Tội nghiệp chưa.
Sao mẹ mày không mua cho mày chiếc xe lăn mà phải đi bằng đôi nạng?”. Nói xong, chúng cười ha hả, mặc cho Chòi tấm tức khóc. Những lúc ấy, tôi muốn chạy đến chúng nó cho chúng chừa cái thói khinh người ấy đi. Nhưng tôi kìm lại được, đến bên Chòi an ủi: “Cậu đừng để ý đến những lời ấy. Hãy vui lên, coi như không có chuyện gì xảy ra”. Chòi nhìn tôi bằng đôi mắt cảm ơn.
Thế đấy, lúc nào Chòi cũng phải chịu đựng những lời mỉa mai, chọc ghẹo thô bỉ, nhưng cậu đều cố gắng bỏ ngoài tai. Cậu chăm chỉ học và làm việc. Buổi sáng cậu đi học, chiều đi bán vé số. Hình như mọi người đời thấy hoàn cảnh đáng thương của cậu nên đều giúp đỡ cậu không bằng cách này thì bằng cách khác. Vé số của cậu thường được bán hết. Hàng ngày, cậu thường kiếm được mười lăm đến hai chục ngàn. Chòi thường nói: “Em ráng bán vé số kiếm tiền để đi chữa bệnh.
Nghe cô em nói có trung tâm vật lí trị bệnh sẽ chữa hết cho em. Hè này chắc em sẽ vào trong trung tâm trị bệnh”.
Em thấy Chòi mỗi lúc mỗi vui hơn. Hi vọng rồi đây bệnh tình Chòi sẽ khỏi hẳn. Chắc chắn cuộc sống sẽ đưa lại cho Chòi niềm vui và hạnh phúc.
Hãy ghi những việc em có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật
- Trò chuyện, động viên bạn
- Đi học cùng với bạn
- Giúp đỡ bạn những khi bạn gặp khi khăn
Đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến em đồng ý:
□ a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm
□ b) Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh
□ c) Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em
□ d) Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm giảm bớt những khó khăn, thiệt thòi cho họ.