Những câu hỏi liên quan
Lê
Xem chi tiết
Lê Thành Công
Xem chi tiết
Hà Nguyễn Phương Uyên
24 tháng 1 2018 lúc 20:56

chụy đây rồi

Bình luận (0)
NGUYEN QUOC QUAN
25 tháng 1 2018 lúc 21:29

ảnh đây trả lời cho

năm căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh''rất trù phú .ĐOÀN GIỎI đã miêu tả một vẻ đẹp vô cùng nổi bật.Cảnh vật đc miêu tả vô cùng phong phú và sống động.ở đây có những cảnh buôn bán ở nơi khác ko có.Nhũng ngôi nhà bè ban đêm ánh ....(câu này chép ở sách giáo khoa).người đi mua có thể cập thuyền lại ,bước sang gọi món nấu trung quốc hoac một đĩa thịt rừng uop kem vài cút rượu.người bán hàng ,hoăc la nhũng người hoa kiều ,chà châu giang ,miên.những khu phố nổi đông đúc ,tấp nập ,đã tô điểm cho năm căn"một màu sắc độc đáo''

k cho nhe

Bình luận (0)
Hà Nguyễn Phương Uyên
25 tháng 1 2018 lúc 21:41

đây má

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chươngXVIII, truyện Đất rừng phương Nam nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyênviết về đề tài thiên nhiên và con người Nam Bộ. Những trang viết của ông mang đậmmàu sắc hoang sơ của một vùng đất mới – mũi Cà Mau – mảnh đất cuối cùng của Tổquốc Việt Nam giàu đẹp. Có thể nói đây là xứ sở đặc biệt được tạo nên từ trămngàn sông rạch nối với nhau cùng với những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, tạothành cái tên quen thuộc: U Minh. Bài “Vượt thác” trích trong truyện Quê nội củanhà văn Võ Quảng – người con của dải đất miền Trung Trung Bộ. Bằng ngòi bút tàihoa, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về dòng sông Thu Bồn thân yêu củaquê hương mình. Tuy cả hai bài văn đều tả về con người và dòng sông quê hươngnhưng ở mỗi bài văn, cảnh vật đều có những nét đặc sắc khác nhau. Khung cảnhthiên nhiên trong Sông nước Cà Mau hiện lên thật sống động trước mắt người đọc,giúp chúng ta hình dung ra rõ ràng vùng đất cực Nam với hệ thống kênh rạch chằngchịt như mạng nhện, len lỏi chảy qua những rừng tràm, rừng đước bạt ngàn để cuốicùng đổ vào sông Năm Căn rồi tuôn ra biển lớn. Mũi Cà Mau được bao bọc trong mộtmàu xanh bát ngát: Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mìnhcũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá…Những tên đất, tên sông mộc mạc, dân dã, dễ gọivà dễ nhớ cũng nói lên được đặc điểm của vùng đất này. Rạch Mái Giầm hai bên bờmọc toàn là thứ cây có lá giống như chiếc mái giầm. Kênh Bọ Mắt tụ tập cơ mannào là bọ mắt, đen như hạt vừng… Kênh Ba Khía hai bên bờ tập trung toàn nhữngcon ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghenói ngày xưa bên bờ sông chỉ độc nhất có một cái lán năm gian của những người tớiđốn củi hầm than, dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơmâu", tiếng Miên nghĩa là “nước đen”. Thật hoang sơ và hùng vĩ là cảnhdòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nướcbơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóngtrắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừngđước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theobãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bàng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấydòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu màu xanh chai lọ,… lòanhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Bên cạnh bức tranh thiênnhiên là bức tranh sinh hoạt rất đặc trưng của vùng đất mũi: Chợ Năm Căn nằmsát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập… những cột đáy, thuyền chài, thuyềnlưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn“anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh, phô phang sự trù phú của nó trên vùng đấtcuối cùng của Tổ quốc. Bao tình cảm mến yêu của nhà văn Đoàn Giỏi dành cho xứ sởnày đã tuôn chảy theo ngòi bút, thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh,âm thanh tiêu biểu và đặc sắc. Có thể nói đoạn văn “Sông nước Cà Mau” là một bứctranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Để làm nổi bật ấn tượng trên đây, tác giả đã tậptrung miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thínhgiác, đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừngcây, của sóng và gió. Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… Những màuấy được dùng để tả sắc độ xanh khác nhau của các thế hệ cây đước từ non đếngià. Nghệ thuật miêu tả tài tình của nhà văn vừa cho ta thấy được khung cảnhchung, vừa khắc họa được những hình ảnh cụ thể, làm nổi rõ màu sắc độc đáo cùngvới sự tấp nập, trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đoạn văn “Vượt thác” của VõQuảng viết về cảnh sông nước miền Trung. Miền Trung Trung Bộ là dải đất hẹp, địahình phức tạp. Sông ở đây ngắn và chảy xiết, rất nhiều thác và bãi đá. Hànhtrình ngược dòng sông Thu Bồn trên chiếc thuyền nhỏ của mấy con người quả là vấtvả và nguy hiểm. Tuy vậy, thiên nhiên hai bên sông vẫn có sức hấp dẫn lạ lùng đốivới họ. Trước tiên là hình ảnh những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận nhữnglàng xa tít gợi cảm giác bình yên của làng quê. Sau đó, càng đi ngược, vườn tượccàng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặngnhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mắt… Thuyền chuẩnbị vượt nhiều thác nước. Thiên nhiên như muốn thử thách ý chí và nghị lực củacon người. Thuyền ngược dòng phải chống bằng sào, có khi suốt buổi phải chống bằng tay không phút hở… Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứtđuôi rắn… Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi,những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đámcon cháu tiến về phía trước

Khung cảnh thiên nhiên trải dài theo hành trình của con thuyền nên rất phong phú. Song song với việc tả cảnh, tác giả tập trung miêu tả hình ảnh con người, nổi bật lànhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Các biện pháp nghệ thuật đượctác giả sử dụng có hiệu quả trong miêu tả ở đoạn này là phép so sánh và nhânhóa. So sánh thân hình của dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc thể hiện nét gân guốc, khỏe mạnh và vững chãi của nhân vật. Còn nhận xét trông dượng giốngnhư một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tưthế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Bên cạnh nghệ thuật so sánh vànhân hóa còn có nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc, có khả năng gợi cảm cao khiếncho bài văn thêm sinh động. Hai đoạn văn tả cảnh sông nước trên dây đều là nhữngbức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh sông nước bao la của miền Tây Nam Bộ; cảnh non nước hữu tình của miền  Trung Bộ cùng hình ảnh về những con người laođộng cần cù và dũng cảm đã góp phần tạo nên vẻ đẹp phong phú của đất nước Việt Nam yêu dấu

Bình luận (0)
Việt Nam Toca
Xem chi tiết
Việt Nam Toca
5 tháng 3 2020 lúc 9:30

hello

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Việt Nam Toca
Xem chi tiết
TPA
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2018 lúc 6:23

- Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự trù phú của chợ vùng Cà Mau: bến vận hàng nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ đước, những ngôi nhà bè, có thể gọi một món xào, món nấu Trung Quốc, đĩa thịt rừng nướng ướp, cây chim cuộn chỉ, bộ quần áo, món nữa trang đắt giá,…

- Những chi tiết hình ảnh thể hiện sự độc đáo của chợ vùng Cà Mau: những người bán hàng đến từ nhiều nơi, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.

Bình luận (0)
crewmate
Xem chi tiết
Vũ Diệu Linh
Xem chi tiết
hyouka
26 tháng 1 2018 lúc 18:09

Em rất thích xem bộ phim Đất phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi - một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.

   Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ỏ mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên.

   Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.

   Em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

   Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối...

   Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ... Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ "tức khơ mâu" tiếng Miên, nghĩa là "nước đen".

   Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lóp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

   Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...

   Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.

   Chợ Năm Căn phong phú về hàng hoá, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

   Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ:

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển...

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền xé sóng - mũi Cà Mau.

BN THAM KHẢO VÀ K CHO MK NHA

CHÚC BN HC GIỎI

Bình luận (0)
Đoàn Thị Quỳnh Chi
25 tháng 1 2018 lúc 18:00

sorry bài này quá khó nên mình không biết làm nhưng hình hiển thị của bạn rất đẹp

Bình luận (0)
ALy
25 tháng 1 2018 lúc 20:51

mk bk làm mấy bài này dễ ẹt nhưng mà mk làm biếng ghi lém!!thông cảm

Bình luận (0)
Lê
Xem chi tiết