Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
NGUYEN THI DIEP
Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường anh đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong c...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Như Ý
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Ngọc Bích
10 tháng 1 2021 lúc 20:13

Em xin phép giải câu hỏi trên vì e biết có một số bạn ko biết dù giờ đã quá muộn để trả lời câu hỏi của chị nhưng có lẽ vẫn còn sử dụng đc với những bạn cùng tuổi và các e muốn tìm câu hỏi ạ. Mong mọi người có thể xem và tham khảo ạ.

a) - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"

    -Tác giả : Nguyễn Thành Long

c) "hàm ơn" là mang trong mình cảm xúc biết ơn, cảm kích dành cho người khác.

d) "một bó hoa khác khác nữa'' là hình ảnh ẩn dụ chỉ những giá trị tinh thần tốt đẹp mà cô gái đã tìm thấy được ở anh thanh niên. Từ nhũng điều cô chứng kiến, cô nghe được, tù những trang sách cô đang đọc dở cô nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với nhũng lựa chọn của mình.

linh
Xem chi tiết
Trịnh Minh Thư
20 tháng 7 2021 lúc 16:27

ngữ văn lớp 9 thì như ngữ văn lớp 5 e biết

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 3 2017 lúc 2:54

- Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 11 2019 lúc 14:24

Chọn đáp án: C.

Nguyễn Hữu Kiên
Xem chi tiết
Pham Nhu Y
Xem chi tiết
Công chúa bong bóng
Xem chi tiết
nguyễn minh ngọc
18 tháng 3 2019 lúc 22:34

Câu 1 :

Bài làm :

Ai sinh ra và lớn lên cũng cần phải có mẹ . Mẹ đã mang công " chín tháng mười ngày " để sinh ra chúng ta . Đối với người mẹ , đứa con như một thứ quà tặng vô giá mà trời đã ban cho , không thể nào mà so sánh cũng như đo đếm tình cảm của người mẹ dành cho đứa con được . Có thể người con làm nhiều việc sai trái , mọi người xung quanh không thể tha thứ được nhưng người mẹ thì ngược lại , có thể mở lòng vị tha , sẵn sàng chấp nhận và bỏ qua hết những lỗi lầm mà người con đã gây ra . Người mẹ vứt bỏ hết cả thanh xuân và quãng đời còn lại để nuôi dạy và chăm sóc đứa con , đến khi đứa con có thể đứng vững trên con đường đời của mình thì người mẹ mới hết lo lắng cho đứa con . Từ khi đứa con mới chào đời , người mẹ luôn nâng niu , thậm chí là thức khuya cả đêm chỉ để canh giấc ngủ cho đứa con . Đến khi con bước vào cái tuổi đi học , người mẹ lại lo lắng khi con phải thức khuya để học tập . Mỗi khi ở trên lớp có điều gì ấm ức hay vui , người mẹ đều luôn chia sẻ và trò chuyện với đứa con như một người bạn " thân " và làm cho đứa con cảm thấy khá hơn . Để có tiền nuôi con ăn học cũng không phải chuyện dễ , người mẹ phải cạm cụi làm việc vất vả , đổ cả mồ hôi và nước mắt để có được đồng tiền bát gạo nuôi cho con . Qua trên , ta thấy được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả , nó là thứ tình cảm không gì có thể so sánh cũng như đo đếm được . Con cái phải hiểu được sâu sắc , thấm thía điều đó thì mới có thể hoàn thành bổn phận của đạo làm con . Phải có ý chí học tập từ khi ngồi trên ghế nhà trường , cần cù trong học tập thì sau này mới trở thành người có ích ,xứng đáng với kì vọng của người mẹ đã dành vào người con .

Chúc bn học tốt ^_^ !

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 12 2017 lúc 16:01

- Đoạn trích trên kể về cuộc chia tay giữa ba nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư

Phương Uyên Hoàn Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
5 tháng 12 2021 lúc 11:21

Tham khảo!

I, MB: Nói đến các tác phẩm viết về  cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích ""Anh hạ giọng, nửa tâm sư,.....Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ". 

II, TB 

 1, Khái quát chung 

 - Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại - hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.

- Nội dung đoạn trích: Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh. 

2, Phân tích 

 a, Nhân vật anh thanh niên

 * Hoàn cảnh sống và làm việc:

-Hoàn cảnh sống: hoàn cảnh sống khá đặc biệt.

- Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... phục vụ sản xuất và chiến đấu công việc tuy không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao.

*. Tính cách, phẩm chất:

- Anh có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống "khi ta làm việc, ta với công viêcj là đôi, sao gọi là một mình được",..

- Anh rất yêu thích sách (thể hiện qua lời nói với cô kĩ sư). 

- Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?

- Anh sống cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm con người, "thèm người". 

=>hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu. 

3, Đánh giá chung

-NT

III, KB: Khẳng định lại vấn đề

*bài làm

Nói đến các tác phẩm viết về  cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến thiên truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã khắc họa 1 cách chân thực vẻ đẹp của con người lao động trong thời kì ấy mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên thông qua đoạn trích "Hồi chưa vào nghề.....cho bác vẽ hơn”. 

 Tác phẩm được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972). “Lặng lẽ Sa Pa” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại - hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.  Đoạn trích là những chia sẻ, suy nghĩ của anh thanh niên về chính công việc của mình, về ý nghĩa công việc. Qua đó làm toát lên vẻ đẹp phẩm chất ở anh. 

Nhân vật anh thanh niên là 1 trong những nhân vật chính, làm nổi bật nội dung tư tưởng của câu chuyện. Ấn tượng đầu tiên mà người đọc cảm nhận khi tiếp xúc văn bản là Anh thanh niên là người có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc.  Anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc và xem sách là bạn. Anh có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao coi là  1được" . Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt.

Mặc dù, chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, anh vẫn chủ động, sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp, đầy đủ, phong phú và thơ mộng: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…Với anh, đọc sách không chỉ là nâng cao kiến thức mà còn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. 

Không những thế ở anh còn toát lên sưj chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách.  Vì “thèm người” mà anh đã đẩy một khúc gỗ ra chắn giữa đường, buộc xe khách đi qua phải dừng lại. Anh vui mừng ra mặt khi có khách đến thăm. Từ hành động tiếp khách, tiễn khách nồng nhiệt, ân cần, chu đáo cũng thể hiện điều đó.

Hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu. 

Như vậy, với cốt truyện đơn giản, xây dựng nhân vật qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế, tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, khẳng định vẻ đẹp của conngười lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.