cho mình bài kiểm tra sinh đi
mai mình kiểm tra rùi
NHA
Giúp mình đi mai cô kiểm tra rùi😓😓😓
a,\(\dfrac{102}{97};0;\dfrac{99}{101};\dfrac{-3}{14};\dfrac{-5}{7}\)
b,\(\dfrac{-12}{24}=\dfrac{-1}{2}\) \(\dfrac{-4}{-16}=\dfrac{1}{4}\)
đây nha
Ai có đề kiểm tra Sinh học 1 tiết không lớp 6 nhé cho mình với ( học kì 1 nhé ) , mai tụi mình kiểm tra rùi . Giúp với
Câu 1 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau : rễ mang các …(1)…có chức năng hút…(2)…trong đất
A. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan
B. (1) : lông hút ; (2) : nước và muối khoáng dạng kết tinh
C. (1) : mạch gỗ ; (2) : các chất hữu cơ ( lipit, gluxit)
D. (1) : mạch mạch rây ; (2) : nước và muối khoáng hòa tan
Câu 2 : Cây nào dưới đây có nhu cầu muối đạm ít hơn các cây còn lại ?
A.lúa B.đậu C.cà chua D.cà rốt
Câu 3 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ củ
A.hoa hiên, hồ tiêu, cà rốt
B.sắn, mắm, bụt mọc
C.sắn, khoa ilang, cà rốt
D.khoai tây, khoai lang, cà rốt
Câu 4 :Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có rễ thở ?
A. Đước, bụt mọc, mắm, bần, vẹt
B. Đước, tầm gửi, mắm, vẹt, si
C. Hồ tiêu, bụt mọc, đa, vạn niên thanh, tơ hồng
D. Sung, tơ hồng, mắm, hồ tiêu, vẹt
Câu 5 : Dựa vào hình ảnh « tế bào lông hút » dưới đây, em hãy viết chú thích phù hợp vào các ô trống tương ứng với các số thứ tự 1,2,3,4.
Câu hỏi tự luận
Câu 1 : Đối với các cây rễ củ thì người nông dân thường thu hoạch vào giai đoạn nào ?
Câu 2 : Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu ?
Câu 3 : Bạn Hoa làm thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của mạch rây, Hoa chọn một cành cây và bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng, Hoa nhận thấy hiện tượng gì?
Câu 4: Hai tế bào thực vật phân chia liên tiếp 3 lần sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ở thế hệ cuối cùng
Bạn nhập link này nhé:
https://vndoc.com/de-kiem-tra-1-tiet-45-phut-lop-6-mon-sinh
minh chi hoc lop 2 thoi xin loi
Cảm nghĩ về cây xà cừ
Mai mình kiểm tra 15 ' rùi , giúp mình nha
Một chiều đạp xe lang thang dọc con phố nhỏ thân quen, ngước nhìn vòm xanh cổ thụ tôi chợt nhận ra những đốm sáng lạ lùng - những chùm hoa xà cừ sắc vàng non rung rinh trong gió. Xà cừ ra hoa. Tôi thốt lên như một phát hiện diệu kì. Giữa nhịp sống đô thành hối hả người ta đã quên mất sự có mặt của loài hoa ấy. Cũng nở rộ khi mùa hạ đến, không đỏ chói như màu hoa phượng, chẳng lung linh như sắc tím bằng lăng, hoa xà cừ như cô thiếu nữ e lệ mang chút duyên thầm đồng nội. Phải chăng biết phận của mình, hoa lặng lẽ ẩn vào vòm lá. Nụ hoa xanh mướt như chồi non mới nhú, lớn hơn một chút tròn vo giống những hạt tấm lớn. Phải tinh mắt lắm mới nhận ra những bông hoa vàng nhạt li ti đính liên tiếp nhau thành một chuỗi tựa như những chùm hoa ngâu hay hoa dâu da xoan. Mỗi bông xà cừ xòe ra bốn cánh mỏng bao lấy nhụy vàng tươi, chỗ gốc nhụy pha sắc tím đỏ. Nơi phố thị, bách thảo đua hương, ganh sắc, hiếm có loại hoa nào khiêm nhường như xà cừ. Cây âm thầm chắt chiu màu nắng cả bốn mùa để đến hẹn cho hoa vàng nở rộ, đầy khắp các đầu cành. Hương thơm thoang thoảng khắp không gian, cho đến một chiều gió bứt những cánh hoa rắc vàng trên hè phố.
Chẳng biết hàng xà cừ xanh có mặt dọc những con đường tự bao giờ…? Cây là chiếc ô xanh khổng lồ che nắng hè rát bỏng, là “chiếc phong cầm vĩ đại” là “nhà nghệ sĩ mù lòa của phố phường” - cây xà cừ có tiếng ve, tiếng gió rì rào. Với chùm hoa vàng nhỏ li ti, cây là bà mẹ dịu hiền vươn những chiếc lá bầu dục xanh mềm như những ngón tay vuốt ve, nựng nịu. Một sớm mai thức dậy, ta ngỡ ngàng bởi góc phố nhỏ bỗng trỏ thành bức tranh vàng nhạt, những cánh hoa mỏng manh cứ xôn xao theo bước chân người.Xà cừ trút lá vào mùa xuân, lúc vạn vật đang đâm chồi, nảy lộc. Những ngày xuân muộn, gió lành lạnh, mưa bụi như rây, ngắm chút lá vàng xà cừ chao liệng thấy lòng mình bâng khuâng như gặp lại mùa thu đâu đây. Xà cừ thay lá chỉ một hai tuần, khi chiếc lá vàng cuối cùng rụng xuống thì trên những cành cây to lớn kia chồi non đã giăng đầy.Không đi vào trang sách học trò, chẳng hiện hình trong những câu thơ, cây xà cừ âm thầm thực hiện cho tròn đầy quá trình đơm hoa, kết trái. Quả xà cừ to như vốc tay, tròn như quả bóng bàn đung đưa. Quả già rụng xuống nếu không vỡ làm ba bốn mảnh thì lại lăn dọc theo lối đi tựa trái phi lao ngoài biển. Ngày bé, anh em tôi thường nhặt những quả lành lặn đem về chơi chuyền, chơi chắt hoặc xếp trên những lan can giả trò buôn bán. Quả xà cừ xù xì, màu nâu xám giống quả hồng xiêm nhưng rắn cấc. Tôi luôn tự hỏi: chẳng hiểu sao từ những bông hoa nhỏ xíu, mỏng manh hôm nay lại kết thành những quả rắn lạ lùng đến thế …?Thành phố ngày càng vươn cao theo những công trình, sẽ trống vắng và buồn biết mấy nếu thiếu đi những vòm xà cừ cổ thụ. Trẻ em bây giờ bị cuốn theo trò chơi điện tử cùng những thời gian biểu kín mít, chẳng còn hứng thú với những trò chơi dân gian xưa, và với các em quả xà cừ, hoa xà cừ càng trở nên xa lạ. Quả ấy không ăn được, hoa ấy không ngắm được, chúng sinh ra âm thầm và cũng lặng lẽ theo nhịp chổi của những người lao công tập trung về một nơi nào đó, xa lắm…Mỗi khi không gian rộn rã tiếng ve, ngoài kia dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy dưới trưa hè rừng rực lửa thì trong phố xà cừ lại bung ra những chùm hoa vàng như nắng. Chắt chiu từ thân mẹ xù xì, thô kệch những chùm hoa sao mà thân thương, dịu dàng đến lạ kì. Mỗi sớm tinh sương hay đêm khuya thanh vắng, lúc tâm hồn lắng lại sau những lo toan, tính toán đời thường, thả bước thong dong trên con phố xà cừ để cảm nhận hương thơm thoảng đưa trong gió, ta chợt thấy lòng mình yên tĩnh và thanh thản biết bao. Chỉ một lần thôi, bạn hãy thử trò chuyện với loài hoa bình dị ấy - hoa xà cừ…Mấy bạn ơi,giúp mình với mai mình kiểm tra rùi
SOS ... cứu mình với : cây ko có hoa, có hạt, có mạch giúp mình đi , mai minhf kiểm tra 15 phút rùi (。・∀・)ノ゙
nêu ảnh huỏng của phân bón đến môi trường sinh thái
Giúp mình nhé mai kiểm tra rùi
Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái:
- Nếu bón phân cân đối, hợp lý: giúp cho môi trường tốt hơn, giúp cải tạo đất chua.
- Nếu bón quá nhiều hay quá ít: môi trường bị ô nhiễm, đất bạc màu.
Phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường thường biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… như đã được tính toán ở phần trên. Do tập quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân hiện nay bón phân chưa đúng lượng và đúng cách.
Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn gây ra do từ nguồn các nhà máy sản xuất phân bón., một số nhà máy sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sử dụng nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn nuôi hay nguyên liệu của quá trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công nghệ xử lý môi trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho các khu vực dân cư sống lân cận.
Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:
Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ nước ngoài do có chứa hàm lượng Cadimi quá cao, vượt quá mức quy định được phép sử dụng. Đã có rất nhiều tài liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái:
- Nếu bón phân cân đối, hợp lý, đúng theo quy định: giúp cho môi trường tốt hơn, giúp cải tạo đất chua, màu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc
- Nếu bón quá nhiều hay quá ít và không hợp lí: môi trường bị ô nhiễm, đất bạc màu, ảnh hưởng đến sức khỏe
các bạn ơi giúp mình với mai kiểm tra phần soạn bài này rùi:
nêu năm sinh, năm mất, quê quán, lai lịch của tác giả Hà ánh Minh .
GẤP!!lập dàn ý cho câu chuyện Bốn anh tài . Mai mình kiểm tra rùi
Trình bày tóm tắt cuộc chiến trên phòng tuyến như nguyệt
Giúp mình nha ngày mai kiểm tra 1 tiết rùi
-Quách Qùy cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được
-cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sống bất ngờ đánh vào các doanh trại giặc