Những câu hỏi liên quan
Kuruishagi zero
Xem chi tiết

Hay ko còn lời để diễn tả 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 12 2019 lúc 11:57

Giá trị nội dung

- Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa

- Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình

- Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Duyn
Xem chi tiết
•๖ۣۜNHa•
Xem chi tiết
Black Plasma Studios
18 tháng 4 2021 lúc 14:04

bài nào hả bạn

 

Bình luận (2)
Black Plasma Studios
18 tháng 4 2021 lúc 14:20

*Nội dung:

-Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, mà còn nổi tiếng với các làn điiệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa-âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tôn và phát huy.

*Nghệ thuật:

-Liệt kê kết hợp giải thích và bình luận

-Miêu tả đặc sắc chân thực, khơi gợi cảm xúc

Bình luận (0)
Black Plasma Studios
18 tháng 4 2021 lúc 14:26

*Ý nghĩa:

Nhận ra được vẻ đẹp của Huế và ca Huế...Đông thời hình thành được thái độ yêu mến, trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa  tinh thần của quê hương, đất nước

Bình luận (0)
zZz SoÁi Ca KaRrY zZz
Xem chi tiết
qwerty
8 tháng 3 2016 lúc 13:02

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.



 

Bình luận (0)
Quỳnh Anh
12 tháng 2 2017 lúc 23:20

:* limdim

Bình luận (0)
nguyễn ừ uế
Xem chi tiết
36 Võ Trần Thủy Tiên
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
27 tháng 12 2022 lúc 23:57

- Nghệ thuật: gieo vần cách, phép đối.

- Nội dung: kinh nghiệm thời tiết, khi thấy đười ươi cười thì nắng, khi thấy có gà trắng thì trời sẽ mưa.

- Ý nghĩa:

+ Cái nhìn của người xưa về hiện tượng tự nhiên, dự báo thời tiết.

+ Kinh nghiệm quan sát tự nhiên truyền dạy cho người sau.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Phương Vy
Xem chi tiết
Đan Khánh
2 tháng 11 2021 lúc 19:34

Hai câu đầu:

 

*nội dung ý nghĩa:

-khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được sách trời định sẵn.

 

Hai câu sau:

 

*nội dung ý nghĩa:

-khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.

 

a.Nghệ thuật:

-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.

-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến

-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.

Văn bản Sông Núi Nước Nam

Nam Quốc Sơn Hà

Lí Thường Kiệt

b. Ý nghĩa:

-Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

Bình luận (1)
Huy Trần
2 tháng 11 2021 lúc 19:34

nội dung ý nghĩa:

-khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được sách trời định sẵn.

 

Hai câu sau:

 

*nội dung ý nghĩa:

-khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.

 

a.Nghệ thuật:

-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.

-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến

-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.

Văn bản Sông Núi Nước Nam

Nam Quốc Sơn Hà

Lí Thường Kiệt

b. Ý nghĩa:

-Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

dung nha 

Bình luận (0)
Quyên Trần
2 tháng 11 2021 lúc 19:37

Nghệ thuật: Lời thơ hùng hùng, lập luận chặt chẽ.

Nội dung: Khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chủ quyền Việt. Niềm tin và sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam.

Bình luận (0)
36 Võ Trần Thủy Tiên
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
27 tháng 12 2022 lúc 23:55

- Nghệ thuật: phép đối, phép điệp từ.

- Nội dung: Năm nào lúa được mùa thì cau sẽ mất mùa và ngược lại.

- Ý nghĩa: 

+ Kinh nghiệm về cách trồng trọt.

+ Bài học về sự tương đối trong cuộc sống, không có gì là toàn vẹn, tuyệt đột, quy luật bù trừ của cuộc sống, được cái này thì mất cái kia, không dễ có việc gì toàn vẹn được.

 

Bình luận (0)