Những câu hỏi liên quan
Trần Hoàng Như
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 4 2021 lúc 11:49

Bạn tham khảo :

Chùa đựng xây dựng trên núi Ân thuộc tỉnh Quảng Ngãi, hướng vào sông Trà Khúc. Không biết chùa có từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Nhìn dáng cổ xưa, tôi nghĩ rằng chùa đã có từ lâu lắm. Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng ngõ bằng sắt thật đồ sộ, cửa luôn rộng mở như sẵn lòng chào đón khách thập phương, chào đón những con người có lòng hướng thiện. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, lâu nay vẫn đứng đấy, yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong. Những gian hàng nước nối liền nhau, đủ loại nước ngọt, kẹo, bánh,... phục vụ khách tham quan. Bước vào bên trong, sân chùa thật sạch đẹp. Tượng Phật Bà đầy lòng nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non. Đâu đó, tiếng rù rì của những chú ong nâu cẫn mẫn đi tìm mật, tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, tiêng chuông chùa thỉnh thoảng ngân vang,... Tất cả đã làm cho con người có một cảm giác yên bình, dễ chịu. Về phía tây nam của vườn chùa sẽ gặp mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều nhớ ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng - tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam. Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn lờ tùng toẵng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ân, sông Trà. Đi thẳng về phía đông, ta sẽ gặp giếng Phật. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Nhìn giếng nước, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: “Ngày xa xưa ấy, một vị sư đào giếng để lấynước. Đào mãi, đào mãi nhưng không có mạch nước ngầm. Vị sư quyết đào giếng thật sâu để mong có nước phục vụ nhà chùa. Đến một ngày kia, mạch nước xuất hiện nhưng vị sư đã mất tích. Vị sư ấy đã ra đi khi hoàn thành ý nguyện. Và từ đó, giếng có tên là giếng Phật”. Vườn chùa, giếng nước đều có ý nghĩa thật lớn lao. Bước vào đền chùa cũng vậy. Nơi đây đã giáo huấn con người hướng về cái thiện, làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Tượng Phật trang nghiêm, nhang trầm, đèn nến nghi ngút. Tất cả như gợi nhắc con người hãy làm điều nhân nghĩa, hãy mở rộng vòng tay nhân ái, sống vì mọi người, tình cảm, thuỷ chung,... Nhìn đền chùa ta phát hiện một nền văn hiến lâu đời, những cây cột tròn, đen bóng, vững chãi. Những con rồng đá được điêu khắc công phu. Chuông đồng thỉnh thoảng ngân vang, tiếng đọc kinh của sư cụ đi vào lòng ngưòi. Bàn thờ Phật với khói hương nghi ngút đã làm cho con người có cảm giác ấm áp lạ lùng, nhớ ơn tổ tiên, nhó' ơn cội nguồn dân tộc. Chính những vẻ đẹp của nền văn hiến, chùa Thiên Ân là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan, thu hút mọi người hướng về chính nghĩa.

Bình luận (0)
Xuân Sang Mai Thích
Xem chi tiết
Chí Vĩ Trần
Xem chi tiết
trịnh mai châm
Xem chi tiết
_Lương Linh_
Xem chi tiết

Đề 1

Về thăm xứ Huế mộng mơ có ai không ghé lại thăm quần thể di tích Cố đô Huế một lần, chứng tích một thời cho sự huy hoàng và thịnh vượng của triều Nguyễn, nơi từng là thủ đô của của nước Việt Nam ta suốt 143 năm.

Xét lại lịch sử xa xưa Huế từng rất được Nguyễn Huệ coi trọng bởi địa hình chiến lược và ông đã chọn làm nơi đặt đại bản doanh bàn chuyện chính sự. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh sau này là vua Gia Long lại một lần nữa chọn nơi này làm Kinh đô mới cho triều Nguyễn. Nhà vua cho bắt đầu cho xây dựng Kinh đô, việc xây dựng kéo dài từ năm 1802 đến năm 1917 mới kết thúc.

Kinh thành Huế nằm ngự trị trên hai nhánh của dòng sông Hương là Kim Long và Bạch Yến, bao gồm 8 ngôi làng cổ là Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, có sự tham khảo các hình mẫu bố trí của Trung Quốc và một số nước phương Tây, nhưng vẫn tuân thủ theo đúng nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam theo Dịch Lý và thuật Phong Thủy sao cho hài hòa cân đối, dựa vào các thực thể thien nhiên đang tồn tại. Tạo thành một quần thể kiến trúc có sự kết hợp nhuần nhuyễn, độc đáo giữa tinh hoa văn hóa xây dựng Đông và Tây. Bao bọc cả kinh thành là vòng tường thành có chu vi 10571m, bao gồm 24 pháo đài, 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ, và còn có một hệ thống kênh rạch phức tạp bao quanh để tăng độ phòng thủ của cả kinh thành.

Chức năng chủ yếu của hoàng thành là bảo vệ và phục vụ sinh hoạt của hoàng thất và triều đình. Khu vực Đại Nội bao gồm hệ thống Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì để phục vụ nơi ăn chốn ở cho hoàng thất triều Nguyễn nên được ưu tiên xây dựng trước vào năm 1804, do đích thân vua Gia Long chỉ định người chịu trách nhiệm. Về cơ bản, dưới thời vua Gia Long hầu như đã hoàn thành hết. Phương diện thờ cúng bao gồm các miếu, điện như: Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Các công trình phục vụ đời sống hoàng tộc như: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa. Phần còn lại vẫn được tiếp tục xây dựng và cho đến đời vua Minh Mạng mới được xem là hoàn chỉnh Hoàng thành và Tử Cấm thành, với diện mạo kiến trúc đáng ngưỡng mộ.

Hoàng thành vuông, mỗi cạnh khoảng 600 mét, xây hoàn toàn bằng gạch, cao 4 mét, độ dày 1 mét, xung quanh được đào hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc lần lượt là Hiển Nhơn, Chương Đức, Ngọ Môn (cửa chính) và Hòa Bình. Toàn bộ hệ thống bên trong được bố trí theo một trục đối xứng, các công trình dành riêng cho vua thì được nằm ở trục chính giữa. Tất cả được bố trí giữa thiên nhiên một cách hài hòa, gồm vườn hoa, cầu đá, hồ sen lớn nhỏ và các loại câu lâu năm tỏa bóng mát rượi. Tử Cấm thành nằm bên trong lòng của Hoàng thành, ngay sau lưng điện Thái Hòa là nơi ăn ở, sinh hoạt của vua chúa, bao gồm các di tích: điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, nhà Tả Vu và Hữu Vu nằm hai bên điện Cần Chánh là nơi các quan sửa soạn, chờ chầu, điện Kiến Trung được xây sau vào thời vua Khải Định, sau là nơi ở của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu. Ngoài ra còn có Vạc đồng, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường. Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, và biến động của thời gian, trải qua bom đạn cùng thiên nhiên tàn phá, các công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn sót lại với những tàn tích đầy đáng tiếc, chỉ một số ít công trình khác may mắn còn tồn tại và được tu bổ khôi phục dáng vẻ xưa cũ, trở thành di tích lịch sử của dân tộc.

Ngoài khu vực Đại Nội còn có các khu lăng tẩm được xây dựng rải rác khắp Hoàng thành, theo lối kiến trúc phương Đông, tuân thủ theo nguyên tắc phong thủy, sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ,… Tất cả đều được xây trước khi nhà vua băng hà, đều rất đẹp và thơ mộng trữ tình, hoành tráng nhất là Lăng Tự Đức, độc đáo nhất là Lăng Khải Định với lối kiến trúc Đông Tây Kim Cổ kết hợp. Một số công trình kiến trúc khác phục vụ cho mục đích học tập, ngoại giao, quân sự như: Văn miếu Quốc Tử Giam, Thượng Bạc Viện, Trấn Hải Thành,…

http://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-di-h-lich-su-42596n.aspx 
Ngày 2 tháng 8 năm 1994, Cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vinh dự được đích thân Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Daniel Janicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor Zaragoza cùng dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại". Đây quả là một niềm vui lớn của dân tộc Việt Nam khi nền văn hóa được cả thế giới công nhận và bảo vệ.

Bình luận (0)

Đề 2

Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong số đó không thể không kể đến Hạ Long. Đó là một kiệt tác của thiên nhiên, được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Người Việt Nam ta tự hào vì được sở hữu một danh lam thắng cảnh đẹp như vậy.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Nói đến vịnh Hạ Long, trước hết phải nói đến vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Du khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy vô cùng thích thú trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long. Biển ở đây còn mang một vẻ đẹp rất riêng khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng. Cảnh sắc quyện lại dệt nên những gam màu tuyệt diệu. Khi màn đêm buông xuống, vào những đêm trăng, mặt nước như được dát bạc quyện với màu sẫm của những đảo đá mờ xa khiến cho vịnh Hạ Long trở nên huyền ảo như thật như mơ.

Hùng vĩ và bí ẩn, đầy cảm hứng và vô cùng độc đáo , vịnh Hạ Long thật xứng đáng là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất. Những hòn đảo nhỏ như được chấm lên trên nền xanh ngọc của biển, cùng theo đó là những hang động kỳ bí được tạo nên bởi sóng và gió, những cánh rừng xanh biếc rộn rã tiếng chim hót, thật kỳ ảo. Sương mù có thể làm cho tầm nhìn bị hạn chế nhưng lại góp phần làm cho vịnh Hạ Long thêm lung linh kỳ ảo. Ta đang ngỡ ngàng trước cảnh vật thơ mộng này, thoắt đã hiện lên cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Các ngõ ngách lúc khép, lúc mở, lúc là hành lang thẳng tắp lung linh nước trời, lúc uốn lượn dưới chân những quả núi cao vút đổ bóng râm huyền bí xuống mặt nước yên ắng. Có khi thuyền ta đang đi, bỗng nhiên một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên trước mặt, chắn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Như­ng không, khi thuyền ta l­ướt tới, dãy đảo như­ né mình, mở ra các lối ngoặt bất ngờ dẫn ta đi sâu vào rừng đảo vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cảnh vật của biển đảo Hạ long thoắt ẩn,thoắt hiện, với sự biến đổi chừng như­ giây lát đã làm cho biết bao du khách ngạc nhiên, say đắm.

Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Mùa xuân giữa sóng nước mênh mông trong làn sương bạc che phủ, những đảo đá trở nên uyển chuyển mềm mại, bồng bềnh trên sóng nước. Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt nước bao la. Toàn vịnh mang một màu đỏ rực chuyển dần sang màu xanh lam. Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ. Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc.

Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước. (Hết)

Bình luận (0)
Nguyễn Duy gia Kiệt
19 tháng 2 2019 lúc 23:50

1)

Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất – 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử – người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau – năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám – một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.

Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám – được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài “nguyên khí của nước nhà” đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh…

Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu – Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

2)

Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong số đó không thể không kể đến Hạ Long. Đó là một kiệt tác của thiên nhiên, được công nhận là một di sản văn hóa thế giới. Người Việt Nam ta tự hào vì được sở hữu một danh lam thắng cảnh đẹp như vậy.

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.

Nói đến vịnh Hạ Long, trước hết phải nói đến vẻ đẹp thần tiên của non nước mây trời nơi đây. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Du khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy vô cùng thích thú trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long. Biển ở đây còn mang một vẻ đẹp rất riêng khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng. Cảnh sắc quyện lại dệt nên những gam màu tuyệt diệu. Khi màn đêm buông xuống, vào những đêm trăng, mặt nước như được dát bạc quyện với màu sẫm của những đảo đá mờ xa khiến cho vịnh Hạ Long trở nên huyền ảo như thật như mơ.

Hùng vĩ và bí ẩn, đầy cảm hứng và vô cùng độc đáo , vịnh Hạ Long thật xứng đáng là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất. Những hòn đảo nhỏ như được chấm lên trên nền xanh ngọc của biển, cùng theo đó là những hang động kỳ bí được tạo nên bởi sóng và gió, những cánh rừng xanh biếc rộn rã tiếng chim hót, thật kỳ ảo. Sương mù có thể làm cho tầm nhìn bị hạn chế nhưng lại góp phần làm cho vịnh Hạ Long thêm lung linh kỳ ảo. Ta đang ngỡ ngàng trước cảnh vật thơ mộng này, thoắt đã hiện lên cảnh vật khác, mới lạ và đầy vẻ quyến rũ. Các ngõ ngách lúc khép, lúc mở, lúc là hành lang thẳng tắp lung linh nước trời, lúc uốn lượn dưới chân những quả núi cao vút đổ bóng râm huyền bí xuống mặt nước yên ắng. Có khi thuyền ta đang đi, bỗng nhiên một dãy đảo sừng sững vụt hiện lên trước mặt, chắn ngang lạch nước, ngỡ đã cùng đường. Như­ng không, khi thuyền ta l­ướt tới, dãy đảo như­ né mình, mở ra các lối ngoặt bất ngờ dẫn ta đi sâu vào rừng đảo vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cảnh vật của biển đảo Hạ long thoắt ẩn,thoắt hiện, với sự biến đổi chừng như­ giây lát đã làm cho biết bao du khách ngạc nhiên, say đắm.

Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực… Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.

Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.

Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Mùa xuân giữa sóng nước mênh mông trong làn sương bạc che phủ, những đảo đá trở nên uyển chuyển mềm mại, bồng bềnh trên sóng nước. Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy, từ mặt nước bao la. Toàn vịnh mang một màu đỏ rực chuyển dần sang màu xanh lam. Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc đua nhau lướt trên mặt vịnh xô vào bờ. Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc.

Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Phú
Xem chi tiết
dang kim chi
5 tháng 1 2017 lúc 20:32

ồ xin lỗi em ở chị ko có hok chương trình vnen đâu nha

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Ánh
Xem chi tiết
Đàm Tú Vi
Xem chi tiết
World football superstar...
15 tháng 1 2019 lúc 20:38

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.

Bình luận (0)
World football superstar...
15 tháng 1 2019 lúc 20:38

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.

Bình luận (0)
World football superstar...
15 tháng 1 2019 lúc 20:38

Từ Thành phố Mỹ Tho, vượt qua hơn 30km, chúng ta sẽ đến Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
* Dòng họ Phạm:  là một trong 10 dòng họ lập nghiệp lâu đời nhất tại Gò Công, có công khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế và chấn hưng phong hóa tại vùng này. Khảo sát tại thực địa, chúng ta thấy từ trước đời Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Khoa (Tổ bốn đời của ông) đã có mộ chỉ ở Gò Rùa. Riêng bản thân ông là nông dân khẩn hoang lập ấp từng làm Điền Tuấn Quan và suốt đời chăm lo giống má cấy cày cho dân khắp miền, nổi tiếng là “ông ba bị” lập xã lương (kho dự trữ lương thực các xã phòng đói kém).
Ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa, lớn lên theo học với Sùng Đức Tiên sinh, Võ Trường Toản. Ông thi khoa Bính Thìn 1784 đổ Tam Trường, vào tới trường ông bị bệnh bất ngờ phải bỏ thi về làm ruộng. Tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, sau đó được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau mấy lần bị gièm pha, suýt mang trọng tội. Nhờ tính nhã nhặn, tận tụy, nên ông đã giữ được những chức vụ cao quý:
   - Chưởng trưởng Đà sự (trông coi sự lưu thông của đê điều)
   - Lập xã thương (lo cứu đói cho dân)
   - Quản khâm thiên giám (Giám đốc đài thiên văn)
   - Quốc sử quán Tổng tài (chỉ huy viết sử)
Mùa hạ 1825 ông mất vì bệnh đưa về chôn nơi Sơn Qui. Đến 1849 ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ” tước Đức Quốc Công.
* Khu quần thể kiến trúc độc đáo: Lăng Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1826, là nơi yên nghỉ của con người anh tú thuộc dòng họ Phạm Đăng vào thế kỉ 18 – 19, đó là Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (Ông ngoại vua Tự Đức và là thân sinh của Từ Dũ Thái Hậu – vợ Vua Thiệu Trị).
Cách thị xã Gò Công khoàng 2km, Lăng Hoàng Gia nằm trên thế đất cao, có dáng con rùa nằm. Trên khuôn viên gần 3.000m2, Lăng Hoàng Gia được chia thành hai khu rõ rệt. Nhìn từ chính diện là ngôi từ đường, nơi thờ phụng 5 đời của dòng họ Phạm Đăng gồm : Phạm Đăng Khoa (tước Thiêm Sử Phủ), Phạm Đăng Dinh (tước Bình Thanh Bá), Phạm Đăng Hưng (tước Đức Quốc Công), Phạm Đăng Long (tước Phước An Hầu ) và Phạm Đăng Tiên (tước Mỹ Khánh Tử). Chính vì thế người đời khi nhắc đến những con người của dòng họ Phạm Đăng thường nói gọn là : Công – Hầu – Bá – Tử - Phủ, để nói đến chức tước của gia đình nhà họ Phạm. Ngôi từ đường được làm từ rất nhiều gỗ quý, hoa văn chạm trổ tinh tế và đẹp mắt.
Theo lối nhỏ dẫn về phía bên phải là khu lăng mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một công trình cổ mang đậm nét kiến trúc của những lăng mộ ở Huế. Lăng mộ không xây theo hình “Ngưu Phanh” (trâu nằm) hay “Mã Phục” (ngựa quì) là hai kiểu thông thường dành cho các văn thần võ tướng ngày trước, mà xây theo hình thể “đảnh trụ” (hình chóp) như chiếc nón quan ngày xưa, rẽ thành tám cánh tựa búp măng sen. Trước đây đã từng có người nói là do Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi nên mới có kiến trúc như vậy. Nhưng theo người quản gia tại đây thì hoàn toàn không phải. Đức Quốc công được chôn nằm, đầu quay về núi… Lăng mộ được bảo vệ bởi tứ kiệt “ Long – Lân – Quy – Phụng ” làm cho lăng mộ vừa cổ kính, vừa toát lên vẻ uy nghiêm lạ thường.
Phía bên ngoài và bên hữu có nhà văn bia, trong có bia kỉ niệm do Phan Thanh Giản soạn và Trương Quốc Dụng hiệu kiểm, còn bia chỉ bằng đá trắng Quãng Nam cũng do ông Giản và ông Dụng soạn, 1857 thì khi đưa về Gia Định bị bọn xâm lược giặc Pháp chiếm lấy (tháng 12 – 1860), viên đại úy Barbé của Pháp bị quân ta giết chết tại Đồng Nai, quân Pháp đem tấm bia này xóa hết chữ Hán, rồi viết lên chữ Pháp để làm bia cho Barbé đặt tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau ngày 30 – 4 thống nhất đất nước, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa, tấm bia được mang vào đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa năm 1993, năm 1997 tấm bia được mang về Gò Công và đặt tại lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng cho đến ngày nay. Tuy đã bị quân Pháp xóa dấu vết cũ trên bia, nhưng ngày nay chỉ cần rửa sạch rồi dùng phấn trắng xoa lên, chữ Hán ngày xưa vẫn hiện lên rất rõ ghi theo chức tước năm 1825.
Ngoài cùng khu mộ xây cung tường có 4 trụ gạch đứng.
Ngoài những chi tiết trên, mộ này còn một nét đặc biệt nữa đó là phần:
“Phong chuẩn” (Tường xây làm ẩn phong sau dấu) đắp nổi hình 5 con sư tử từ nhỏ đến lớn, biểu hiện ngũ tước (Công, Hầu, Bá, Tử, Phủ).
Ngoài ra là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống dân tộc, Lăng Hoàng Gia còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo cần được bảo vệ. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nước nhà, và là nguồn tư liệu quý giá cho lớp trẻ Việt Nam mai sau. Chính những yếu tố đặc biệt ở nơi này, Lăng Hoàng Gia đã được Nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 2002.

Bình luận (0)
_Lương Linh_
Xem chi tiết
pham hoang long
17 tháng 2 2019 lúc 8:49

chịu

Bình luận (0)