tả quang cảnh thôn xóm làng em vào 1 ngày giáp tết
tả quang cảnh thôn xóm làng em vào 1 ngày giáp tết
tả quang cảnh thôn xóm làng em vào 1 ngày giáp tết
Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.
Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.
Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi.
Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả.
Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.
Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.
Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.
Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,
Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.
Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.
Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sang người ta đã lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần vào bản nhạc “chợ Tết” những tiếng “quạc quạc, héc héc”.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm”, tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày bán tràn lên cả mặt đê. Nào là lợn, gà, thịt, cá, tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết, lịch, câu đối, tranh lợn, gà đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là hàng quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không đi xem được nhiều vì chợ quá đông, phải đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần 12 giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ông và bố thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mở, giò thủ. Tôi được giao nhiệm vụ lấy chanh và tro đánh sánh bộ đò bàn thờ bằng đồng. Một lúc sau là dàn hòa âm nghe rất vui tai: nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai – quả là vui như ngày Tết.
Buổi tối hôm ấy, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể sự tích “ông đẩu rau”, bà và mẹ vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết ngày xưa khi chưa có tôi. Lúc đó, ngày Tết chỉ có vài vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ … Thế mà Tết này nào là bánh chưng, nào giò, nào thịt gà, cá nướng. Ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần, “thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dần la liệt những bức tranh Đông Hồ. Thấy tôi nhìn mãi lên bức tranh đó, ông tôi nhìn vào từng bức tranh rồi giải thích cho tôi.
Đây là bức tranh “Lợn có khoáy âm dương” và Tranh gà mẹ nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà mình chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ nhiều con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh “Đám cưới chuột”, vừa thể hiện mong ước cuộc sống vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mớ cho đàn chuột tổ chức cưới xin. Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng năm mười năm trước. Về khuya, tôi buồn ngủ quá liền nằm xuống chiếu cạnh nồi bánh chưng. Ấm quá tôi ngủ lúc nào chẳng hay …
Tôi đang mơ cái gì đó như lạc vào vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ông đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì thấy trong tay là cái bánh chưng còn nóng, anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi, Tết đã đến rồi … Tôi vội rửa mặt, thay quần áo đến thăm thằng bạn, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vù năm nay nhà nó mất mùa, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lut. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì nhà nó đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Tìm ý cho bài văn tả lại quang cảnh khu phố, xóm thôn nơi em ở trong những ngày giáp Tết.
(Mấy bạn nhớ là TÌM Ý hoi nha)
Quang cảnh khu phố / xóm thôn những ngày giáp tết:
- Cảnh thiên nhiên:
+ Cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật tốt tươi, mưa xuân,...
+ Những cành đào, cành quất, hoa mai tô điểm cho sắc xuân ở phố phường thêm rực rỡ.
- Cảnh sinh hoạt của con người:
+ Mọi người hối hả để hoàn thành những công việc còn dở dang, trở về đoàn viên cùng gia đình.
+ Người mua bán ồn ào, tấp nập, sắm sửa cho ngày Tết.
+ Mọi nhà đều dọn nhà, trang trí nhà cửa, đây đó ông bà dạy con cháu gói bánh chưng, lưu giữ những hương vị của ngày Tết truyền thống,...
- Liên hệ bản thân: Gia đình em đã chuẩn bị những gì để đón Tết? Em giúp bố mẹ những gì để đón Tết? Cảm nhận của em về ngày Tết truyền thống (háo hức? trông đợi? những mong ước cho năm mới? lời chúc Tết chuẩn bị gửi tới những người thân?...)
hãy tả lại quang cảnh xóm em trong những ngày giáp TẾT
Tham khảo :
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi bánh chưng thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.
Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.
Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!
Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.
Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.
Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.
Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.
#H
Link : Tả quang cảnh thôn xóm làng em vào 1 ngày giáp tết - Nguyễn Quang Minh Tú
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Bạn tham khảo nhé !!!
trong nhung ngay giap tet moi nguoi trong xom em va ca em nua da phai di cach li nhung ngasy nay chan vl . het
Lập dàn bài: Tả cảnh thôn xóm em vào 1 ngày đẹp trời hoặc ngày Tết.
I. Mở bài
Đường phố ở quê em vào buổi sáng thật đẹp.
II. Thân bài
a. Trời chưa sáng hẳn
- Không khí mát mẻ, dễ chịu.
- Đường phố thưa người.
- Một số nhà còn đắm chìm trong giấc ngủ say.
- Một số nhà dã thức giấc, ánh đèn hắt chiếu ra đường phô'.
- Ánh đèn cao áp bên vệ đường vẫn còn tỏa sáng.
- Có những người đi tập thể dục buổi sáng.
- Hàng cây bên vệ dường còn ướt dẫm sương đêm.
- Chim chóc vẫn còn đang ngái ngủ.
- Vang vọng tiếng chó sủa trong những ngõ phô".
- Văng vẳng tiếng gà gáy sáng.
b. Trời sáng rõ
- Cây cối như bừng tỉnh giấc.
- Tiếng chim sơn ca ríu rít trên cành.
- Xe chở hàng hoạt động trên đường.
- Đèn điện tắt, ánh mặt trời rạng dần ở đăng đông.
- Các cửa hàng cửa hiệu hai bên đường mở cửa.
- Mọi nhà thức giấc.
c. Một trời lên (giờ cao điểm)
- Ánh nắng rải nhẹ trên đường.
- Cây cối òa tươi trong nắng sớm.
- Từng đàn chim bay lượn trên cao.
- Xe cộ qua lại đông đúc trên đường.
- Các bà, các cô bán rau quang gánh đến chợ.
- Học sinh tung tăng cắp sách đến trường.
- Những chiếc xe đủ loại, chở hàng tấp nập trên đường.
- Đường phố náo nhiệt trong một ngày mới bắt đầu.
III. Kết bài
- Em tự hào vì đường phố quê hương em mỗi ngày một tươi đẹp, khang trang.
- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để góp phần xây dựng quê hương.
P/s : Mình chỉ có đoạn văn,bạn tự trích ra nhé!
Không khí ngày đầu xuân thật dễ chịu. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Trong không khí khắp nơi lan toả mùi hương hoa ngào ngạt và những loài hoa thi nhau phô sắc. Cả xóm em cũng tưng bừng trong không khí vui vẻ đó. Từng ngôi nhà với mái ngói đỏ tươi như được cởi bỏ cái áo cũ kỹ của những năm trước mà khoác trên mình chiếc áo đẹp của năm mới. Những cây ăn quả to cao, hay lắc lư cái đầu, ngày thường rất trầm tư thì hôm nay vui vẻ, luôn nở nụ cười vui đùa cùng nàng tiên mùa xuân vậy. Những cây hồng nhung trong vườn cũng rộn ràng khoe sắc. Cánh hồng mịn màng, đỏ thắm đầy vẻ kiêu hãnh và như rất biết ơn nàng tiên mùa xuân đã làm cho nó đẹp hơn. Con đường làng được khoác bộ áo mới sạch sẽ, mát mẻ. Ở trên cao ngang hai bên đường có chăng khẩu hiệu: "Chúc mừng năm mới".
Đề bài: Tả cảnh ngày Tết ở quê em
Bài làm
Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.
Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.
Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.
Tả cảnh ngày Tết ở quê em – Văn lớp 6
Vào những ngày đầu năm mới, mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế, người ta thường nói đến những chuyện vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận dữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm, vì người ta cho rằng, như vậy sẽ xui xẻo cả năm. Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo, bởi lẽ, người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa.
Những ngày Tết, nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có. Nhà tôi, mẹ cũng chuẩn bị những món ăn thật ngon để sắp làm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Mẹ bảo rằng, ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu, ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm những món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và cầu mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình mình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn. Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi, những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh thiêng nhất. Khi đó, cả gia đình tôi cúi cẩn trước ban thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm. Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ, là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết, thay vào đó chỉ có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.
miêu tả quang cảnh thôn xóm em vào 1 ngày đông giá rét
Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù vào những sáng sớm mùa đông. Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia. Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông. Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn. Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng. Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.
Bầu trời thôi không còn màu xanh ngắt nữa mà như một chiếc vung thiếc khổng lồ, và dường như thấp hơn so với bình thường. Cây cối trở nên tàn úa, cằn cỗi, lá rụng dần và cuối cùng chỉ còn những cành cây trơ trụi in trên nền trời run rẩy. Gió càng lúc càng mạnh, đi cùng với nó là thần mưa và thần băng giá thành một bộ tam uy hiếp đe doạ con người và cảnh vật. Chim chóc bay đi hết, bầu trời buồn vắng, thương nhớ đến ngấn ngơ và trở nên ảm đạm.
Ngoài đường dường như ít người đi lại hơn, chỉ có công việc mới buộc con người ra khôi nhà, còn tất cả đều ở trong nhà tránh rét. Gió luồn theo các kẻ hở của cửa sổ, và vách nứa. Những nhà nghèo phải lấy giấy dán lại, hoặc giẻ nhét lấp các lỗ hở cho đỡ lạnh. Em mặc trong người những bốn chiếc áo mà vẫn thấy lạnh run. Bà em lúc nào cũng ngồi bên bốp lửa, hai tay xoa xoa vào nhau. Buổi sáng ngủ dậy mới từ trong chăn chui ra thật không dễ chút nào, nhất là khi phải nhúng tay vào nước lạnh để rửa mặt. Tay vừa chạm nước đã phải rụt lại ngay như phải bỏng, vì nước lạnh tê cứng nhức buốt cả tay. Có những lúc trời lạnh quá ghi bài không được, chữ viết cứ y như là giun bò trên trang giấy. Ai ra đường cũng đội mũ, trùm khăn kín mít, không còn nhận ra được người quen hay lạ. Người cứ to kềnh càng cả ra “mập đột biến”.
Những lúc nhìn cảnh trời mưa dầm dề, lòng lại nôn nao nhớ cái nắng vàng đến lạ. Vui nhất trong buổi tốì mùa đông là cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, vừa uống nước chè nóng và ăn mứt gừng, hoặc bắp rang. Chuyện trò rôm rả. Lúc ấy mới thấy hết ý nghĩa của mái ấm gia đình, của tình thương yêu. Và là mứt gừng lúc đó cũng thơm và ngon lắm. Nó ngấm vào hồn ta, lòng ta đến hết cuộc đời.
Dẫu biết rằng người này thích mùa hè, kẻ kia thích mùa xuân, nhưng quy luật tuần hoàn của thiên nhiên, của tạo hoá là luân chuyến theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Bạn yêu nó hay ghét nó đều phải trải qua, đều phải chịu đựng hay đón nhận. Hãy vui vẻ lên, mùa đông vẫn có cái đáng yêu của nó. Và nếu không có sự lạnh lẽo của mùa đông làm sao bạn hiểu hết giá trị của mùa hè rực rỡ, hay sự dịu ngọt của mùa thu.
Mùa đông lạnh giá đã về, con người cũng như cảnh vật giường như co mình lại để chống lại cái lạnh giá của mùa đông. Mùa đông đến làm thay đổi mọi cảnh sắc và con người trên quê hương em. Hôm nay đã vào giữa mùa đông, trời rất lạnh, không khí trong làng cũng khác hẳn ngày thường.
Mùa đông, bầu trời thường u ám, hiếm có ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Buổi sáng hôm nay, sương muối phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước song một màu lam thẩm.
Trong xóm làng, mọi người đang í ới gọi nhau. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, vài chiếc lá vàng lìa cành phất phơ trong gió. Những cây cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những cơn gió lớn, dòng nhựa trong cây dạt dào tuôn chảy. Hơi thở của đất trời dường như nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng ngai ngái của phù sa, đất mới. Trên các mái rơm mái xịt, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi…
Nếu thời tiết không lạnh giá, cả xóm làng sẽ âm vang tiếng cười đùa của lũ trẻ, của những người nông dân đang làm việc. Trời lạnh giá con đường làng chỉ lác đác người qua lại. Ngoài ngõ xóm, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ đông xuân sắp đến. Trên các bờ ao, vài bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi móc con da dưới vệ sông… Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ.
Buổi trưa thời tiết ấm hơn, cũng đến giờ mọi người đi làm về. Người và cuốc xẻng, trâu, bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng một màu trắng xóa của nước đã được cải tạo, cày, bừa. Dười làn nước lạnh giá như vậy, mọi người vẫn hăng say làm việc. Họ quả là những người nông dân cần cù chịu khó, nhờ tinh thần hăng say lao động của những người nông dân mà chúng ta có lúa gạo để ăn. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt lúa hạt gạo, vì nó là sương máu của những người lao động.
Khi chiều xuống, nhà nhà lại ngồi quanh đống lửa, nấu cơm, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Dưới sông, từ sau khúc quanh co vắng lặng, tiếng cá quẫy tũng toẵng trên những mạn thuyền, tiếng lanh canh của những chiếc xuồng nan đang kéo lưới. Màu tối lan dần từ dưới mặt sông, ngã dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Mảng sáng của ánh ngày đã dần dần nhường chỗ cho màn đêm. Đường làng thật vắng, một vài tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, vẻ thăm dò, chờ đợi…
Những chú dế con bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn, nó rón rén từng bước rồi tung tăng trên thảm cỏ, chúng thưởng thức lá non và uống sương đêm. Có đôi ánh đom đóm chấp chới trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rích ngoài hiên.
Mùa đông thật lạnh lẽo, nhưng người dân quê em vẫn gồng mình lên trước cái lạnh giá để làm việc, họ vẫn dầm mưa dãi nắng để làm ra của cải, xây dựng quê hương. Những cánh đồng màu vẫn mơn mởn tươi tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Thật đáng tự hào về quê hương tươi đẹp, đáng tự hào về những người con của quê hương
Hãy tả quang cảnh nơi em ở vào một ngày giáp Tết
Mùa xuân xinh đẹp đang đến với mọi nhà. Làng quê vốn yên tĩnh của em sôi động hẳn lêntrong những ngày giáp tết Nguyên Đán này.Tiết trời vẫn còn se se lạnh nhưng bầu trời như đã cao hơn, rộng hơn những ngàyđông giá rét. Nắng xuân dìu dịu thêu hoa lên cây lá, xóm thôn. Đường làng, ngõ xóm đượcvệ sinh phong quang sạch sẽ trông rộng rãi, quang đãng hẳn ra. Những băng cờ, khẩuhiệu chào xuân mới rực rỡ, tươi thắm được các anh chị thanh niên treo lên khắp nơi từmấy hôm trước. Trong xóm, các gia đình đều sửa sang, sơn quét lại nhà cửa, vườn tược đểkịp vui tết. Bác Quý cạnh nhà em đang cắt xén lại hàng râm bụt. Vừa làm, bác lại vừanheo mắt ngắm nghía ra vẻ hài lòng lắm. Còn bác gái thì phơi ra sân mớ hành, mớ lá đểchuẩn bị làm dưa, gói bánh.Trong các ngõ xóm, bọn trẻ chúng em tíu tít chạy từ nhà này sang nhà khác hớnhở khoe với nhau những bộ quần áo mới, những thứ mà gia đình mình mua sắm được.Trên đường làng, người, xe cộ đi lại tấp nập, nhộn nhịp, trái ngược hẳn với vẻ yên tĩnh củangày thường. Thỉnh thoảng, một vài người xa quê về ăn tết, tay nặng những chiếc túixách căng phồng, vừa bước vừa nhìn quanh như để nhận ra sự thay đổi của quê hương.Dòng sông Kiến vốn trong xanh, yên ả bây giờ cũng náo nhiệt hẳn bởi tiếng những máichèo dạt dào khua nước, bởi tiếng ca-nô phành phạch xé nước lao nhanh hoà với tiếngnói, tiếng cười vang lên rộn rã.Trước vườn mỗi nhà, những bông hoa xuân rực rỡ đang đua nhau toả hương khoesắc, nào lay ơn, thược dược, hồng,..Thích nhất là những "nàng" mai chúm chím sắc hoavàng tưoi. Tất cả như đang ngời lên trong nắng xuân dìu dịu. Hương hoa quả, bánh, mứtquyện với hương nhang tạo nên một hương vị đặc biệt lan toả khắp thôn xóm.Không khí náo nức, tưng bừng của một mùa xuân mới đang tràn ngập khắp nơi.Lòng em cũng xao xuyến, lâng lâng khi được sống những ngày giáp tết vui vẻ, sôi nổi trênquê hương yêu dấu của mình.
thx nhưng mà bạn ơi, kết bài thân bài và mở bài đâu( dù sao bài vẫn hay)
Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.
Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.
Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi.
Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả.
Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.
Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.
Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.
Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,
Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.
Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.
Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước
tả lại quang cảnh ở nơi em ở vào ngày giáp tết
Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.
Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.
Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi.
Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả.
Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.
Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.
Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.
Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,
Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.
Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.
Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.
Nguồn : Google
~Study well~
#SJ
Cái rét se lạnh của mùa đông đã qua đi, những tia nắng ấm áp bắt đầu ló dạng trên bầu trời vốn chỉ có một màu xám xịt. Và đây cũng là thời điểm người dân ở xóm em náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc.
Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
– Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.
Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.
Xuân đến nhẹ nhàng không báo trước, xuân âm thầm không thành tiếng để đến khi ta nhận ra mùa xuân đã tràn về trên cành lá, và cả trong lòng người. Bỗng thấy không khí náo nức của nhà nhà người người đón xuân sang. Những ngày như thế ở gia đình tôi luôn vui hơn bao giờ hết.
Những ngày tết đến xuân về, những hoạt động gia đình tôi thay đổi không theo quỹ đạo thường ngày, và cả căn nhà cũng thấy khác nữa. Xuân đến trên những cành đào đang chớm nở, đó cũng là lúc căn nhà tôi được khoác trên mình chiếc áo khác. Công việc quanh năm bận rộn khiến bố mẹ không có thời gian dọn dẹp và chăm chút cho ngôi nhà của mình. Ngay sau hôm có lịch nghỉ tết chính thức, cả gia đình đã bắt tay vào việc tham gia tô lại màu sắc cho căn nhà mình. Bố mẹ tôi phụ trách việc quét dọn những nơi ở trên cao và sơn lại màu mới cho căn nhà. Chúng tôi thì có nhiệm vụ là dọn dẹp phòng ở của mình và những nơi như nhà bếp. Vì lâu rồi chưa dọn dẹp nên công việc cũng khá nhiều. Cả nhà đều đeo khẩu trang và quần áo gia đình, tuy vất vả nhưng mọi người đều rất vui vì được làm cùng nhau. Sau khi dọn dẹp, ngôi nhà khoác lên mình một chiếc áo mới. Chiếc áo màu xanh của hi vọng và mọi thứ đều tinh tươm, sáng bóng. Khi ấy, tết đã bước vào đến cửa rồi.
Những ngày sau, chúng tôi chuẩn bị đồ đạc để rước tết vào nhà. Hai chị em tôi náo nức cùng mẹ đi mua quần áo tết. Những chiếc áo thật đẹp, bộ nào cũng muốn mua hết, chúng tôi phải khó khăn lắm mới chọn lựa được bộ mình thích nhất trong đó. Sau đó chúng tôi lại tíu tít cùng mẹ đi mua đồ ăn ngày tết: nào mứt, nào hoa quả và bao nhiêu là bánh kẹo. Khi về, chúng tôi đã thấy một cây đào đã được để giữa sân. Cây đào có thế rồng bay rất nhịp nhàng, trên cành còn có biết bao nhiêu là lộc và nụ hoa mới nhú. Đúng là bố của tôi, luôn biết cách chọn cây. Vậy là nhà tôi lại bắt đầu trang trí và làm mới tổ ấm của mình để đón năm mới. Những câu đối trước cửa, những phong bao lì xì và dây kim tuyến trên cây, và còn hoa ly, hoa lay ơn cho những chiếc bàn. Không gian trầm tĩnh, tẻ nhạt hằng ngày được thay bằng những màu sắc rực rỡ và không khi ấm áp của ngày tết.
Nhà tôi không có truyền thống gói bánh chưng nhưng không khí vui tươi của gói bánh đã được thay bằng những giây phút cùng nhau dọn dẹp, đi mua đồ và cả giờ khắc đón giao thừa quý giá nữa. Cả nhà quây quần bên nhau, không điện thoại, không máy tính, chỉ có những vòng tay ấm áp và những con mắt háo hức chờ những màn pháo hoa. Vào khoảnh khắc 0 giờ 0 phút, mọi người đều vỡ òa trong niềm vui, niềm hạnh phúc cho một khởi đầu “vạn sự như ý”.
Những ngày tết còn vui hơn nữa khi bố mẹ tôi được gặp lại những người thân lâu nay, chúng tôi được mặc quần áo mới, được nhận lì xì và còn cả chúc tết ông bà nữa. Là tết đến gieo cho chúng ta niềm vui hay chính là niềm vui của mỗi người lan tỏa làm nên không khí tết?
Mặc dù tiếc nuối vì những ngày tết vui vẻ mà ngắn ngủi nhưng dù sao tôi cũng đã có những giây phút thật hạnh phúc như thế. Và khi điều gì thật khó có được thì chúng ta mới càng trân trọng nó hơn, phải không?
hãy tả lại quang cảnh quê em vào những ngày giáp tết
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.
Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.
Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.
Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.
Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.
Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.
Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.
Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.
Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...
Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.
_Chúc bạn học tốt nhé, năm mới nhận đc nhiều điều may mắn_