hãy nêu ý chính lời bác Tai muốn nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão Miệng trong truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng” ?
Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.
- Cô Mắt phải luôn nhìn.
- Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.
- Bác Tai phải luôn lắng nghe.
- Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không
Vì vậy, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không. Tất cả đã hăm hở đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão.
Hãy tìm cun danh từ trong đoạn văn sau:
Từ hôm đó, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bon thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu chân, cậu taykhoong còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; cô mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy 2 mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác tai nói với cô mắt, cậu chân, cậu tay:
Tới đây thôi. Các bạn giúp mình với! Thank you!
Một ngày;hai ngày;ba ngày;cả bọn;hai mi nặng trĩu;lúa ở trong;ngày thứ bảy
Tại sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với bác Miệng
A. Họ nhận thấy họ phải làm việc cực nhọc quanh năm, còn lão Miệng không phải làm gì vẫn có cái ăn
B. Từ lâu họ đã thấy lão Miệng khác họ
C. Họ không thích tính cách của lão Miệng
D. Cả B và C đều đúng
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau.
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu trên và nêu tác dụng
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau.
Biện pháp tu từ: nhân hoá
Tác dụng: Làm cho những bộ phận của con người : miệng, tai, mắt, chân, tay trở nên giống như con người, sinh động và gần gũi hơn với con người
Xong
Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì:
- Họ nhận thấy họ phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không
- Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.
Vì sao cô Mắt,cậu Chân,cậu Tay,bác Tai so bì với lão miệng?
vì bọn nó làm nhiều,thằng miệng chỷ ăn,thế thôi
vì mọi ng đều nghĩ lão miệng ko làm j mà vẫn dc ăn nên so bì với lão miệng
Vì lão Miệng chỉ suốt ngày ăn , còn cô Mắt , cậu Chân , cậu Tay và bác Tai hằng ngày phải làm việc .
~ Hok tốt ~
P/s : Tui biết bài này nè
Một hôm cậu chân cậu tay bác tai lão miện cô mắt có cuộc gặp gỡ thân mật.họ cùng nhau ôn lại truyện cũ em hãy tưởng tưởng và kể lại cuộc trò truyện ý
Chuyện kể rằng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn chung sống với nhau thân thiết. Chẳng biết nghĩ thế nào mà một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
– Các anh ạ! Càng nghĩ tôi càng tức. Bác Tai với hai anh và tôi quần quật làm việc, mệt nhọc quanh năm. Trong khi đó, lão Miệng lại chẳng làm gì cả. Từ nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão ấy có sống được không!
Cậu Chân, cậu Tay gật gù đồng tình:
– Cô Mắt nói chí phải! Chúng ta đi gặp lão Miệng, nói cho lão biết hãy tự lo thân. Nay đã đến lúc lão phải tự đi kiếm thức ăn, xem lão có làm nổi không nào?
Cả ba kéo nhau đến nhà lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, thấy bác ngồi im lặng như đang nghe ngóng, suy nghĩ điều gì, họ chạy vào nói:
– Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu định nói cho lão biết là từ nay mọi người sẽ không làm để nuôi lão nữa. Bác cháu mình vất vả nhiều rồi, tới lúc phải nghỉ ngơi thôi!
Bác Tai nghe xong gật đầu lia lịa:
– Phải đấy! Phải đấy! Bác sẽ đi cùng các cháu!
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng:
– Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết: Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Bấy lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi!
Chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão bảo:
– Ấy, có chuyện chi thì mọi người hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng nảy thế?
Bốn người kia lắc đầu cả quyết:
– Không, không bàn bạc gì nữa! Từ nay trở đi, ông phải tự lo lấy mà sống. Còn chúng tôi có biết cái gì là ngọt bùi ngon lành đâu, làm chi cho cực!
Nói rồi, họ kéo nhau về và hả hê nghĩ rằng phen này thì lão Miệng cứ là chết đói!
Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng:
– Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?
Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hoà, thân thiết như xưa.
Dàn bài
1.kể tóm tắt lại chuyện trong sgk(chỉ ghi đến hđ hối lỗi của các nv,ko cần ns lên bài học đạo đức)
2.câu nối vd:1(2) năm sau đó,trong đêm thanh mát, bác Tài, cô Mắt,.....,bấy h tình cảm đã rất .....,cùng ngồi ôn lại kỉ niệm cũ.
3.sự tự nhủ của nv trong cuộc:
+ Bác Tai: giá lúc đó tôi sáng suốt hơn 1 chút để khuyên bọn trẻ...
+ Cô Mắt :cũng tại cháu,tự dưng khơi chuyện để rồi........
+ Cậu Chân,tay cũng xen vài lời:.....
+ Lão Miệng : các cháu ko cần bận tâm vì.... bởi vì từ h chúng ta đã ...
4. tất cả lại cùng cười.....
5.quả sv xảy ra 1(2) năm trc ,tất cả đều rút ra bài học:.....
Trong các câu dưới đây những sự vật nào được nhân hoá?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
a, Sự vật được nhân hóa Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay
Một hôm cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng có 1 cuộc gặp gỡ thân mật. Họ cùng nhau nhắc lại chuyện xưa. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện đó. ( đoạn văn , vào ngôi kể thứ 3 )