Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
namblue
Xem chi tiết
Gái
7 tháng 11 2017 lúc 20:03

Quê hương,cội nguồn của văn hóa dân tộc.Thật vậy ,quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên,là nơi ông cha ta nghìn năm bảo vệ và giũ gìn truyền thống dân tộc.Quê hương là những gì thân thương gần gũi và gắn bó nhất trong đời sống hàng ngày ...là những câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể,là những khúc hts ầu ơ ru ta sớm ngày,là những chiếc cuốc,chõng tre ,thúng cha hay làm...Quê hương là nơi chúng ta,những người còn sống báo hiếu cha ông vào dịp lễ tết ,bằng những mâm cơm giản dị tưởng nhớ về người đã khuất.Quê hương không hiện đại và văn minh nhủ đo thị nhưng nó là cội nguồn là lẽ sống ,là bản sắc văn hóa dân tộc mà ta cần thừa hưởng và phát huy.

Vũ Thị Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Đặng Trúc My
4 tháng 4 2021 lúc 12:57

- Vì một môi trường xanh

  Ta không nên vứt rác,

  Bảo vệ cây tươi mát

  Phủ một trái đất xanh.

 

- Nhìn ngoài xa xa kia

  Thấy bóng ai hiền lành

  Đứng ở trước cửa ngỏ

  Chờ bóng con thơ về.

ღ子猫 Konღ
Xem chi tiết
luong thanh binh
20 tháng 3 2018 lúc 18:43

                                          Bốn mùa hoa nở rộ

                              Mùa xuân hoa đào nở

                               Còn có cả bông mai

                               Có cả tầm xuân nữa 

                            Nào quên em cẩm chướng

                           Hạ sang hoa phượng nở

                           Đâu thiếu màu bằng lăng

                             Điệp vàng và sen trắng

                             Tô điểm cho mùa hoa

                       

park jimin
23 tháng 3 2018 lúc 20:27

thời gian như bao cát

làm cho người yêu Ngân 

phải nhớ Ngân rất nhiều

và vào một ngày nọ

thấy người yêu của Ngân

đi với một người khác

một mình Ngân cô đơn

giữa không gian tĩnh lặng

Bùi Thanh Binh
10 tháng 4 2018 lúc 19:39

Từ ngày con thơ bé 

Đến bây giờ khôn lớn 

Tiếng ru hồi khe khẽ 

Vẫn thấm đượm trong lòng 

Yến Nhi
Xem chi tiết
_Mặn_
8 tháng 11 2018 lúc 20:02

Thời gian trôi đi không trở lại

Tóc thầy cô ngày một bạc thêm

Những bụi phấn rơi đầy bục giảng

Rồi một ngày phấn ngừng rơi

Nhưng dòng sông tri thức vẫn chảy xiết

Thầy cô lại tiếp tục công việc của mình

Uơm mầm hạt giống cho nay mai.

K MK NHAK

Love

an otaku
Xem chi tiết
an otaku
14 tháng 12 2021 lúc 23:26

giúp tui ae

 

an otaku
15 tháng 12 2021 lúc 21:04

alo,ae cứu tui zới

 

Nguyễn Ngọc Như Trang
Xem chi tiết
Tinz
12 tháng 11 2019 lúc 21:02

Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Khách vãng lai đã xóa
Tinz
12 tháng 11 2019 lúc 21:03

Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

Khách vãng lai đã xóa
Tinz
12 tháng 11 2019 lúc 21:03

 Tri thức ngày xưa trở lại đây,

    Ân tình sâu nặng của cô thầy!

    Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

    Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

    Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

    Cám ơn người đã lái đò hay!

    Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

    Người đã giúp con vượt đắng cay!

Khách vãng lai đã xóa
Lily E
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
13 tháng 12 2020 lúc 22:51

Tham khảo nhé !

Thành công nhờ có thầy cô

Đỗ Trạng bởi có ông đồ ngày xưa

Dù ai từng trải nắng mưa

Không thầy dạy dỗ thì chưa nên người

 

Con ông Tướng hay ông Trời

Tất cả đều phải vâng lời thầy cô

Nếu không muốn mình ngây ngô

Chậm chạp, yếu đuối, hồ đồ, hư thân,...

 

Muốn hay phải học dần dần

Muốn giỏi thì phải chuyên cần, hăng say

Nền tảng là chữ cô thầy

Mở mang tri thức dựng xây cuộc đời

Đoàn Ngọc Bảo Yến
Xem chi tiết
trần thu thủy
15 tháng 11 2022 lúc 20:33

 đây là mik tự sáng tác bạn coi đc ko:))

Công cha nặng tựa đất trời

Nghĩa mẹ như nước ngoài trời biện Đông

  Ơn cha, mẹ như nắng hồng

Báo ơn cha, mẹ bao giờ mới xong

Đỗ Kim Ngân
Xem chi tiết
Mạnh=_=
10 tháng 3 2022 lúc 18:52

tham khảo

1. Mở bài

4.Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong bài thơ Ngắm Trăng.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

Câu 1: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù của Bác Hồ. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình đối với nhà thơ.

Câu 2: trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.

Câu 3 + 4: Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ.

→ Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

Văn mẫu tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong bài thơ Ngắm Trăng

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách Á đông mà vẫn hiện đại: Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù”:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.

Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống: ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á Đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.

Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu: một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. Ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

mấy câu trên có trong sgk