ai có đề thi vật lí 7 cho mk xin nha
ai có đề thi vật lí lớp 7 cho mình xin nha
1/ Cách xác định giới hạn đo của ampe kế và vôn kế.(Phần này mình không biết vẽ hình nên không đăng được.
2/ Vẽ một sơ đồ mạch điện gồm: 2 nguồn điện mặc nối tiếp,1 bóng đèn, khóa K ở trạng thái đóng,dây dẫn và ampe kế.Dùng mũi tên chỉ đúng chiều của dòng điện theo quy ước trong mạch điện đó.
3/Đổi các đơn vị:
a/450mA=..............A
b/ 3.53A=..................mA
c/ 3.15V=.................mV
d/ 150mV=.................V
4/ Cho mạch điện như hình bên:
a/ Hãy so sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn D1 và D2.
b/ Biết hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là U12=2.3V giữa hai điểm 1 và 3 là U13=4.8V.Hãy tính hiệu điện thế U23 giữa 2 điểm 2 và 3.
có 2 câu hỏi là nguồn điên là gì ?
nêu quy ước về chiều dòng điện
còn lại bạn ôn kĩ phần điện học vẽ sơ đồ mạch điện song song và ôn kĩ đề năm ngoái nha !!!
chúc bạn thi tốt !!!!!!!!!!
bn ở tỉnh nào cop trên mạng ak
mk tỉnh băc ninh lên thi rùi đề giống i sì năm ngoái khác mỗi 2 bài
ai thi vật lí 7 học kì 1 rồi cho mk xin đề với(nếu ko thì cho xin cấu trúc ra đề vs ạ)
Ai có đề thi hk1 lí lớp 6 cho mk nha
Vật lí 6
Học theo đề cương đi chứ đề thi mỗi trường mỗi khác sao cho.
Ai có đề thi hk1 lí lớp 6 cho mk nha
Vật lí 6
CHÚC EM THI HỌC KÌ TỐT
Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây được dùng để đo độ dài:
A. Com pa
B. Thước thẳng
C. Ê.ke
D. Bình chia độ
Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của một thước đo độ dài là:
A. Độ dài giữa hai vạch liên tiếp chia trên thước.
B. Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.
C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. Độ dài của cái thước đó.
Câu 3: Niu tơn là đơn vị của:
A. Trọng lượng riêng
B. Lực đàn hồi
C. Khối lượng riêng.
D. Trọng lực
Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 75 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là
A. 125 cm3
B. 175 cm3
C. 135 cm3
D. 25 cm3
Câu 5: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là:
A. 400 ml và 200 ml.
B. 400 ml và 2 ml .
C. 400 ml và 20 ml
D. 400 ml và 0 ml.
Câu 6: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?
A.Lực đẩy.
B. Lực hút.
C. Lực căng.
D. Lực kéo.
Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
B. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
C. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.
D. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
Câu 8: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh
B. Bập bênh
C. Kéo cắt giấy.
D. Dao cắt giấy
Câu 9: Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 10N thì khối lượng của quả nặng gần bằng:
A. 1kg
B.100g
C. 10g
D. 1g
Câu 10: Trọng lượng riêng của nước là 10000 thì khối lượng riêng của nước là
A. 100000
B. 100
C. 1000
D. 10
Câu 11: Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 1,5m3 dầu hoả là
A. 120kg
B. 400kg
C. 1500kg
D. 1200kg
Câu 12: Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,8 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là
A. 54 N
B. 540N
C. 300N
D. 5400N
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 13 (2 điểm ): Trình bày cách đo thể tích chất lỏng?
Câu 14 (2 điểm) : Máy cơ đơn giản có tác dụng gì ? Cho ví dụ minh họa ?
Câu 15 (3 điểm ) a) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 có nghĩa là gì ?
b) Một quả cầu bằng nhôm có thể tích là 50 dm3. Tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu?
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi HK1 môn Vật lý lớp 6 năm 2019
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | A | D | D | C | A | B | D | A | C | D | B |
II. Tự luận (7 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 13 ( 2 điểm) | Trình bày các bước đo thể tích chất lỏng | |
-) Ước lượng thể tích cần đo. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. -) Đặt bình chia độ thẳng đứng -) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình -) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |
Câu 14 (2 điểm) | Máy cơ đơn giản có tác dụng gì? Cho ví dụ minh họa? | |
- Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. - HS lấy ví dụ được. | 1 điểm 1 điểm | |
Câu 15 (3 điểm) | a) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 có nghĩa là gì? | |
Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 có nghĩa là: 1 m3 nhôm có khối lượng là 2700kg. | 1điểm | |
b) Một quả cầu bằng nhôm có thể tích là 50dm3. Tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu? | ||
- Tóm tắt đúng - Khối lượng quả cầu: m = D.V = 2700.0,05 = 135(kg) - Trọng lượng quả cầu: P = 10.m=10 .135 =1350 (N) - Đáp số đúng: | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
#Châu's ngốc
Có ai thi vật lý chưa nếu ai thi rùi cho mk xin cái đề , thứ tư mk thi rùi
Mk học dốt lý lắm , hu hu À nhớ có đáp án nha
I. Hãy chọn phương án đúng.
1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?
A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
A. 45 cm3.
B. 55 cm3.
C. 100 cm3.
D. 155 cm3.
3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
4. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?
A. 0,02 N. B. 0,2 N. C. 20 N. D. 200 N.
5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
7. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 102 cm. B. 100 cm. C. 96 cm. D. 94 cm.
8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?
A. 4 N/m3. B. 40 N/m3. C. 4000 N/m3. D. 40000 N/m3.
9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000 N. B. Lực ít nhất bằng 100 N.
C. Lực ít nhất bằng 10 N. D. Lực ít nhất bằng 1 N.
10. Trong 4 cách sau:
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Các cách 1 và 3
B. Các cách 1 và 4
C. Các cách 2 và 3
D. Các cách 2 và 4
11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
A. N/m B. N/ m3 C. kg/ m2 D. kg/ m3
13. Đơn vị trọng lượng là gì?
A. N B. N. m C. N. m2 D. N. m3
14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
A. N/ m2 B. N/ m3 C. N. m3 D. kg/ m3
15. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
A. 1 m3 B. 1 dm3 C. 1 cm3 D. 1 mm3
16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m
17. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?
A. D = P.V B. d =P/V C. d = V.D D. d = V/P
18. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.
C. Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.
19. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của ét xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lượng của 1 lít nước nhỏ hơn trọng lượng của 1 lít ét xăng.
B. Trọng lượng riêng của nước bằng 0,7 lần trọng lượng riêng của ét xăng.
C. Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của 10 lít ét xăng.
D. Khối lượng của 1 lít ét xăng bằng 7 kg.
20. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây:
1. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml
2. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml
3. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml
4. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml
Chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?
A. Bình 1 B. Bình 2 C. Bình 3 D. Bình 4
II. Giải các bài tập dưới đây:
21. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên.
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.
22. Từ một tấm ván dài người ta cắt thành 2 tấm ván có chiều dài l1 và l2. Dùng một trong 2 tấm ván này (tấm dài l1) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1 (hình 1).
a. Nếu dùng tấm ván dài l1 để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như thế nào?
b. Nếu dùng tấm ván còn lại (tấm dài l2) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1. Hãy so sánh l2 với l1?
* Cái đề này mình tìm trên mạng
Mình thi rồi nhưng không nhớ đề ( TT)
Chỉ có đề chép trên mạng thôi
Ai có đề thi đề thi chọn lớp từ 6 lên 7 cho mk xin đi mà mai mk thi rồi Pika ! Toán nha Pika!
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Cs ai thi lịch sử và vật lý 7 chưa?
Cho mk xin đề nha!!!!!! Cảm ơn các cậu
mk thi r nè
Bạn cs đề ko cho mik, mik chưa thi nên hơi lo
mik thi rồi nhưng chỉ nhớ 2 câu đó là
1 Nguyên nhân thắn lợi trong 3 cuộc kháng chiến Mông-Nguyên .Nêu công lao của Trần Quốc Tuấn.
2. Nêu cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và rút ra nhận xét.
Học Tốt!!!
ĐỊA LÍ- LỊCH SỬ 6
Ai thi xong địa lí hoặc lịch sử 6 học kỳ 2 rồi cho mk xin đề với.
Nhanh lên nha, mk sắp thi rồi. Ai nhanh mk cho 3 tick.
ai có đề thi sinh học 7 cuối kì cho mk xin nha
ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2015 – 2016
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng bao bọc để giảm sự thoát hơi nước.
- Cổ dài để phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
- Mắt có mi cử động, có nước mắt để bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu để bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân dài, đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt để tham gia di chuyển trên cạn.
Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan (mắt, tai ), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.
So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.
Kiểu bay vỗ cánhKiểu bay lượn
- Đập cánh liên tục
- Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà không đập.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.
.Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
* Bộ Ăn sâu bọ:- Thú nhỏ, mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe → đào hang.
- Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác dài ở mõm.
- Các răng đều nhọn.
* Bộ Gặm nhấm: Răng cửa rất lớn, sắc, thiếu răng nanh, răng cửa cách răng hàm 1 khoảng trống hàm.
* Bộ Ăn thịt:- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.
- Răng nanh lơn, dài, nhọn để xé mồi - Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi
- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.
Câu 4: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.
* Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 5 : Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?
Vì: - Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.
- Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.
- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.
- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh.
- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi trường sống.
Câu 6: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó.
* Động vật có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim,...
* Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
- Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Có 1 cá thể tham gia
- Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể
- Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Có 2 cá thể tham gia
- Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể
Câu 7: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
* Lợi ích của đa dạng sinh học:
- Cung cấp thực phẩm→nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người
- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo
- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc
- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu
* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi
- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư
- Ô nhiễm môi trường
* Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài