Có ai thi xong cuối học kì rồi thì cho mk đề với . đề Toán nha
mk hứa sẽ tk bn ấy
ai có bài thi khảo sát lớp 6 thì cho mk đề văn với đề toán mk hứa sẽ tk bn ý
Đề 1:
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG | ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM, LỚP 6 |
Câu I (3,0 điểm): Thực hiện phép tính bằng cách hợp lý nhất
a) 64 × 23 + 37 × 23 – 23
b) 33,76 + 19,52 + 6,24
c) 38/11 + (13/16 + 6/11)
Câu II (1,5 điểm): Tìm x biết:
a) 2012 : x + 23 = 526
b) x + 9,44 = 18,36
c) x - 3/4 = 6.1/24
Câu III (2,0 điểm):
Một xe lửa đi từ A lúc 6 giờ 45 phút để đến B với vận tốc 40,5 km/giờ. Dọc đường xe lửa nghỉ tại các ga hết 36 phút. Hỏi xe lửa đến B vào lúc nào, biết rằng quãng đường AB dài 97 km 200m?
Câu IV (2,5 điểm):
Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho AM gấp rưỡi MB, trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AN bằng một nửa AC. Biết diện tích tam giác AMN là 36 cm2. Tính diện tích tứ giác BMNC.
Câu V (1,0 điểm): Tính nhanh:
Đề 2:
https://vndoc.com/s/%C4%91%E1%BB%81+kh%E1%BA%A3o+s%C3%A1t+ch%E1%BA%A5t+l%C6%B0%E1%BB%A3ng+%C4%91%E1%BA%A7u+n%C4%83m+l%E1%BB%9Bp+6+m%C3%B4n+to%C3%A1n+c%C3%B3+%C4%91%C3%A1p+%C3%A1n
Đề toán chỗ đề 2 tha hồ lựa bn nhé!
Đề Văn
PHẦN I. (4 điểm) LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1 (1 điểm) Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c. Ba chìm bảy nổi.
d. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
Câu 2 (1,5 điểm) Một bạn học sinh viết chính tả vì chép vội nên quên hết các dấu câu của đoạn văn sau:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ( ) đó là một truyền thống quý báu của ta ( ) từ xưa đến nay ( ) mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ( )thì tinh thần ấy lại sôi nổi ( ) nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ ( ) to lớn ( ) nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ( ) khó khăn ( ) nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."
(Trích Tiếng Việt lớp 5, trang 13 - Hồ Chí Minh)
a. Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn và chép lại cho đúng.
b. Chỉ ra 1 câu ghép trong đoạn văn trên.
Câu 3 (1,5 điểm) Trong bài Cô giáo lớp em (Tiếng Việt lớp 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã viết:
"Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào của lớp
Xem chúng em học bài"
Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật trong khổ thơ trên? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em thấy được điều đẹp đẽ gì ở các bạn học sinh?
PHẦN II. (6 điểm) TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Hãy miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 môn Ngữ văn
PHẦN I. (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
đục - trongđen - rạng (sáng)chìm - nổinắng - mưaCâu 2. (1,5 điểm)
a. Chép đúng dấu câu được 1đ
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."
b. Chỉ ra đúng câu ghép: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (0,5đ)
Câu 3. (1,5 điểm)
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nhân hóaNội dung: Thấy được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự chăm chỉ, miệt mài học tập của các bạn không những làm cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng mà còn làm cho cảnh vật xung quanh cũng ngừng đùa nghịch để ghé xem các em học bài....Lưu ý: Hs trình bày nội dung đúng, đủ, hay thành một đoạn văn ngắn thì cho tối đa 1,5đ còn trình bày bằng gạch đầu dòng thì cho tối đa 1đ.
PHẦN II (6 điểm)
Bài làm của học sinh đạt các yêu cầu sau:
1. Kĩ năng trình bày: Bài miêu tả cảnh, có bố cục 3 phần. Trình bày theo một trình tự quan sát hợp lí. Biết viết câu, đoạn chuẩn ngữ pháp. Biết dùng từ, các phép tu từ có tính biểu cảm để làm rõ cảnh. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
2. Nội dung bài văn: đạt các ý cơ bản sau và sắp xếp chúng vào từng phần bài văn cho phù hợp, đúng đặc trưng kiểu bài.
MB: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về 1 cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. (0,5đ)
TB: 5đ
Miêu tả được cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo một trình tự nhất định: trình tự không gian thời gian, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại...
KB: 0,5đ. Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.(0,5đ)
Biểu điểm:
Điểm 6: Đạt hoàn hảo các yêu cầu.Điểm 5: Đạt các yêu cầu ở mức cao. Lời văn chưa thật sáng tạo.Điểm 4: Đạt cơ bản các yêu cầu song diễn đạt còn khuôn mẫu, lời văn chưa linh hoạt. Không được sai chính tả.Điểm 3: Đạt các yêu cầu ở mức cơ bản, lời văn chưa dược mạch lạc, chưa cảm xúc.Điểm 2: Đạt yêu cầu về bố cục, nêu được những ý tiêu biểu liên quan đến cảnh, văn viết lủng củng, và còn thiếu cảm xúc.Điểm 1: Bài viết có bố cục ba phần, song trình bày chưa rõ được cảnh cần tả, ý chưa rõ, chưa theo trình tự.Điểm 0: Lạc kiểu bài (Xác định không đúng cảnh trong thời gian không gian hoặc kể)Đề toán:
1:(2,0 điểm) Tính bằng cách hợp lí nhất:
a/173 + 85 + 227 b/43.35 + 43.65
c/1 + 3 + 5 +….+ 97 + 99 d/ 5.25.2.16.4
2: (2,5 điểm)
a) Viết tập hợp A các số chẵn lớn hơn 3 nhưng nhỏ hơn 15?
b) Viết tập hợp B các tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng nhỏ hơn 16 bằng hai cách?
c) Dùng kí hiệu để thể hiện quan hệ giữa tập hợp A và tập hợp B.
3:3:(3,0 điểm) Tìm x, biết:
a/ x – 15 = 3 b/ 2.x + 12 = 36
c/(x + 21) : 8 + 12 = 21 d/ ( 3.x – 18).( x – 9) = 0
4:(1,5 điểm)
Một hình chữ nhật có chu vi là 48 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
Tìm chiều dài, chiều rộng và diện tích hình chữ nhật đó.
5:5:( 1,0 điểm)Cho 100 điểm A1, A2, A3,…., A100 trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.Cứ qua hai điểm ta kẻ được một đường thẳng.
Tính số đường thẳng kẻ được?
Bài thêm: Hai ô tô xuất phát từ A và B cùng 1 lúc và đi ngược chiều nhau, sau 2 giờ chúng gặp nhau. Quãng đường AB dài 200 km. Tính vận tốc của mỗi ô tô biết vận tốc của ô tô đi từ A lớn hơn vận tốc đi từ B là 10km/h ?
Đề văn
1:1:(2 điểm )
Truyền thuyết là gì? Nêu ý nghĩ của tryện “Con rồng cháu tiên”
2: (2: (2 điểm )
Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Từ xa nhìn lại ,cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”.
a.Câu văn trên gồm có mấy tiếng, mấy từ?
b.Hãy điền các từ tròng câu sau vào bảng phân loại
Từ đơn | Từ phức | |
Từ ghép | Từ láy |
3: 3:(1 điểm )Cho tiếng: đẹp
Hãy tạo ra 2 từ ghép và hai từ láy.
4:4:(5 điểm )
Tả cảnh biển quê em vào buổi sáng đẹp trời.
P/s: cũng dễ chứ không khó lắm, bạn giải đi
CÁC BẠN ƠI CHO MÌNH HỎI XEM CÓ AI BIẾT ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 6 CUỐI NĂM NAY KO Ạ? NHẤT LÀ Ở NIH BÌNH NHÉ. MK CẢM ƠN VÀ HỨA SẼ TICK CHO BN NÀO XONG TRƯỚC NHÉ. NHANH LÊN GIÚP MK VỚI CHIỀU NAY MK THI RỒI HUHU...!!! T_T
kb vs mình, mình chỉ cho, mình mời thi hôm qua nè
Có ai có đề thi ĐỊA LÝ lớp 6 cuối học kì II không. Nếu có thì cho mk xin đi. Phải cho đúng hết nha, có đáp án thì càng tốt. Ai nhanh và đúng đề cuối học kì II mk cho 3tk nha.
Nhanh lên, Thứ BA ngày mai mk thi rồi. Vì không có môn ĐỊA LÝ nên mk chọn môn Toán nha!
mk thi r, nhung khac truong nen chac de ko giong dau
Bạn cứ viết đề ra cho mk xem đi. Chắc trúng vài câu đó.
bn nào có đề khảo sát lớp 7 thì cho mk nha để toán với văn đô mk hứa sẽ tk bn do 5 cái
Trường nào mới đc zậy bn?
Năm nào?
Nếu mún tìm thì bn lên google-sama
Văn
Câu 1 (3.0 điểm):
a) Tìm các từ ghép, từ láy có trong các đoạn văn sau:
“Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”
(Khánh Hoài- Cuộc chia tay của những con búp bê)
b.Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lý Lan đã kết thúc như sau:
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Lời kết này có ý nghĩa gì?
Câu 2 (2.0 điểm): Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mêng mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mêng mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
Câu 3 (5.0 điểm): Mùa thu. Nắng như tơ vàng mật ong mới rót. Trời xanh ngăn ngắt. Gió hiu hiu nhè nhẹ. Lòng người cứ dìu dịu ngân ngân không biết thời khắc sáng trưa chiều. Cái nắng gay gắt của chàng trai mùa hạ đã nhường chỗ cho nàng thu; chú ve sầu ngưng kéo cây đàn vĩ cầm để so tơ uốn phím chuẩn bị cho mùa hè năm sau…
Lấy cảm xúc từ đoạn văn trên, em hãy viết một bài văn tả lại cảnh vào thu trên quê hương em.
Toán
Câu 1. (1,5 điểm).Tính
a) (-37) + (-23) + 27
b) (38 – 57) – (35-12-57)
c) 127 – (23.7 + 34:3)
Câu 2. (2,5 điểm).Tìm x, biết:
Câu 3. (1,5 điểm).
1) Tìm số tự nhiên n biết rằng 326 chia cho n thì dư 11, còn 553 chia cho n thì dư 13.
2) Ba lớp 7A, 7B, 7C có tổng số 123 học sinh. Số học sinh của lớp 7A bằng 1/2 số học sinh của hai lớp 7B và 7C. Lớp 7B ít hơn lớp 7C là 2 học sinh. Tính số học sinh của mỗi lớp.
Câu 4. (3,0 điểm).
1) Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O sao cho góc xOy=400.
a) Tính số đo các góc x’Oy, yOx’ và xOy’,
b) Vẽ tia phân giác Ot của góc xOy’.Tính số đo góc tOy’ .
2) Cho góc vuông xOy và tia Oz nằm trong góc xOy. Vẽ góc vuông zOt sao cho tia Oy nằm trong góc zOt. So sánh góc xOz và yOt
Câu 5. (1,5 điểm).
1) Tính tổng
2) Chứng minh rằng hai số tự nhiên liên tiếp là hai số nguyên tố cùng nhau.
Câu 1 (3 điểm)
:
Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từđó:
a. Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt Trời của mẹ em nằm trên lưng.
b. Mặt Trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
c. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Câu 2 (2 điểm)
:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Gậy tre chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !. a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn.
Câu 3 (5 điểm)
:
Hãy tưởng tượng em được gặp thần tượng của mình, hãy kể lại cuộc gặp mặt ấntư ợng đó.
ai thi xong đề thi học kì toán 6 năm 2016-2017 rồi thì cho mik xin đề bài
Có ai thi cuối kì 1 3 môn toán,văn,anh rồi cho mk đề với
Ai thi giữa học kì 1 môn văn 7 thì cho mk xin đề .mk hứa sẽ tik cho các bạn
2017 - 2018 đề trờng minh day co the khong chuan dau
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm):
Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:
a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.
b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.
Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.
b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.
d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.
Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:
a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.
c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.
d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.
Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?
a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên
b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long
Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?
a. Cổng trường mở ra
b. Mẹ tôi
c. Cuộc chia tay của những con búp bê
d. Buổi học cuối cùng
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):
Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?
Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 7
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | B | C | D | B |
B/ PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1:
- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)
- Nêu đủ nội dung:
Cảnh Đèo Ngang hoang sơ ,heo hút ,có sự sống con người nhưng còn thưa thớt ,vắng vẻ(0,5 điểm)Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan:Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả(0,5 điểm)Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)Câu 2:
Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):
Qua Đèo Ngang | Bạn đến chơi nhà |
Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan) - Sự cô đơn thầm lặng của tác giả | Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình) - Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp) |
Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:
- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn ( 1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)
- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:
Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người(0,5 điểm)Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người
Ai có đề thi toán học sinh giỏi với đề thi toán cuối học kì hai không cho mình với
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5
Đề thi 1
100 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5 (Có đáp án) - Đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn ToánĐề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5100 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5Môn thi: Toán
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Bài 1 (3 điểm): Tổng của ba số tự nhiên là 117. Biết rằng số thứ hai lớn hơn số thứ nhất là 5 đơn vị và nhỏ hơn số thứ ba 5 đơn vị. Tìm ba số đó?
Bài 2 (3 điểm): Hòa đố Bình: "Ngày 22 tháng 12 năm 2008 là ngày thứ hai. Cậu có biết ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày thứ mấy không?". Bình nghĩ một lúc rồi lắc đầu chịu thua. Em có tính giúp Bình được không?
Bài 3 (3 điểm): Tìm số có ba chữ số, biết số đó chia cho 2 dư 1, chia cho 5 dư 3 và chia hết cho 3, biết chữ số hàng trăm là 8.
Bài 4 (3 điểm): Thầy giáo ra cho hai bạn một lượng bài toán bằng nhau. Sau vài ngày, bạn thứ nhất làm được 20 bài, bạn thứ hai làm được 22 bài. Như vậy số bài tập thầy giáo ra cho mỗi bạn nhiều gấp 4 lần số bài toán của cả hai bạn chưa làm xong. Hỏi thầy giáo ra cho mỗi bạn bao nhiêu bài toán?
Bài 5 (3 điểm): Hai chú kiến có vận tốc như nhau cùng xuất phát một lúc từ A và bò đến B theo hai đường cong I và II (như hình vẽ bên).
Hỏi chú kiến nào bò về đích trước?
Bài 6 (5 điểm): Mảnh vườn hình chữ nhật ABCD được ngăn thành bốn mảnh hình chữ nhật nhỏ (như hình vẽ).
Biết diện tích các mảnh hình chữ nhật MBKO, KONC và OIDN lần lượt là: 18 cm2; 9 cm2 và 36 cm2.
a) Tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật ABCD.
b) Tính diện tích mảnh vườn hình tứ giác MKNI.
Đáp án
Bài 1: (3 điểm):
Coi số thứ nhất là 1 phần, theo đề bài ta có sơ đồ: (0,5 đ)
Theo sơ đồ ta có: (0,5 đ)
Mỗi phần bằng nhau là: (117 – 5- 5- 5 ): 3= 34
Số thứ nhất là 34 (0,5đ)
Số thứ hai là: 34 + 5= 39 (0,5đ)
Số thứ ba là: 39 + 5 = 44 (0,5đ)
Đáp số: Số thứ nhất: 34 ;Số thứ hai: 39; Số thứ ba: 44 (0,5 đ)
Bài 2. (3 điểm):
Từ năm 1944 đến năm 2008 tròn 64 năm. Do năm 1944 và 2008 đều là các năm nhuận, nên từ năm 1944 đến năm 2008 có: (2008 - 1944) : 4 + 1 = 17 (năm nhuận) (1 đ).
Kể từ sau ngày 22 tháng 12 năm 1944 đến ngày 22 tháng 12 năm 2008 có 16 ngày 29 tháng 2. Do đó số ngày sau ngày 22 tháng 12 năm 1944 đến ngày 22 tháng 12 năm 2008 là: 365 x 64 + 16 = 23376 (ngày). (1 đ)
Vì 23376 : 7 = 3339 (dư 3) nên suy ra ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày thứ sáu.
Bài 3. (3 điểm):
Bài 4. (3 điểm):
Số bài tập của 2 bạn còn lại đúng bằng 1/4 số bài tập thầy giáo ra cho mỗi bạn, vậy số bài tập của 2 bạn còn lại đúng bằng 1/8 tổng số bài tập thầy ra cho 2 bạn. (0,75 đ)
Vậy 7/8 số bài tập thầy ra cho 2 bạn đúng bằng : 22 + 20 = 42 (bài tập). (0,75 đ)
Tổng số bài tập thầy ra cho 2 bạn là: 42 x 8/7 = 48 (bài tập). (0,75 đ)
Số bài tập thầy ra cho mỗi bạn là: 48 : 2 = 24 (bài tập). (0,75 đ)
Bài 5. (3 điểm):
Chú kiến bò từ A đến B theo đường cong II đi được quãng đường là:
Vậy hai chú kiến đến B cùng một lúc. (1 đ)
Bài 6. (5 điểm):
a) (2,5 điểm). Tỉ số diện tích của hình chữ nhật IOND và OKCN là: 36 : 9 = 4 (lần). (0,5đ)
- Hình chữ nhật IOND và OKCN có chung cạnh ON do đó IO = OK x 4. (0,5đ)
- Hình chữ nhật AMOI và MBKO có chung cạnh MO, mà độ dài cạnh IO = OK x 4. Do đó diện tích hình chữ nhật AMOI bằng 4 lần diện tích hình chữ nhật MBKO. (0,5đ)
- Diện tích hình chữ nhật AMOI là: 18 x 4 = 72 (cm2). (0,5đ)
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 72 + 18 + 9 + 36 = 135 (cm2). (0,5đ)
b) (2,5 điểm). Diện tích hình tam giác MOI là: 72 : 2 = 36 (cm2). (0,5đ)
Diện tích hình tam giác MOK là: 18 : 2 = 9 (cm2). (0,5đ) Diện tích hình tam giác OKN là: 9 : 2 = 4,5 (cm2). (0,5đ)
Diện tích hình tam giác OIN là: 36 : 2 = 18 (cm2). (0,5đ)
Diện tích hình tứ giác MKNI là: 36 + 9 + 4,5 + 18 = 67,5 (cm2). (0,5đ)
ai lớp 7 mà thi giữa kì 1 rồi thì cho mk xin đề nhé ai nhanh tk luôn ( toán 7) ( tỉnh thái bình)
Link đây :
https://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/4263264
Chúc thi tốt