Những câu hỏi liên quan
Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Krissy
1 tháng 11 2017 lúc 18:58

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

Nguyễn Ngô Minh Trí
1 tháng 11 2017 lúc 18:52

Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
1 tháng 11 2017 lúc 18:54

ý nghĩa đâu bạn  

Nguyễn Ngô Minh Trí
Lúc nào cũng chỉ biết ng...
Xem chi tiết
Người
2 tháng 12 2018 lúc 11:05

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Đặng Yến Ngọc
2 tháng 12 2018 lúc 11:06

titanic

Người
2 tháng 12 2018 lúc 11:06

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Chanbaek Is real~~ Love...
Xem chi tiết
Dương Hồng Phượng
13 tháng 2 2018 lúc 19:25

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.



 

doraemon
13 tháng 2 2018 lúc 19:26

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Nguyen Phuong Anh
13 tháng 2 2018 lúc 19:41

Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi: - Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài. Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật: - Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho. Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”. Tôi hì hục trèo đèo, lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm, nhưng chi thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Thất vọng quá, tôi ngồi bưng mặt khóc. Bỗng nhiên có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên: - Làm sao con khóc giữa rừng vậy? Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo: - Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”. Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: - Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc? Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo: - Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra! Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về. Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
 

Hoàng Trúc Nhi
Xem chi tiết
minamoto mimiko
9 tháng 5 2018 lúc 19:54

Tối về nhà muộn, trên con đường hoang vắng có một bóng đen xồ ra dí dao vào người tôi: "Cướp đây." Tôi nhanh trí nói: "Con dao của anh không tồi, tôi lấy Iphone 6s plus hồng vàng ra đổi được không?" Không ngờ hắn ta đồng ý. Tôi thông minh biết chừng nào, đến khi cầm lấy con dao kia, tôi lại quát to: "Đừng nhúc nhích, cướp đây." Tên cướp sửng sốt một chút, rồi... lẳng lặng móc súng ra.
 

HAK not Hack
9 tháng 5 2018 lúc 19:53

Sự thật đau lòng 300 USD và 3 quả trứng

Một ông chồng trên giường hấp hối, gọi vợ đến bên mình và hỏi:

– Em ơi, anh không còn sống được nữa. Em hãy nói thật cho anh, trong suốt thời gian chúng mình chung sống với nhau, em đã phản bội anh bao nhiêu lần?

Chị vợ không nói gì, chỉ khóc nức nở.

Ông chồng lại hỏi:

– Thôi, em đã không muốn nói thì hãy giải thích cho anh tại sao trong tủ của em có 3 quả trứng và 300 USD?

Chị vợ thút thít:

– Mỗi lần em phản bội anh, em lại cho vào tủ một quả trứng.

Ông chồng thở phào:

– À, thế là chỉ có 3 lần thôi ư? Còn 300 USD thì sao?

Lần này, chị vợ khóc rất to và giải thích:

– Mỗi lần trứng nhiều quá, em lại đem ra chợ bán và… em đã tiết kiệm được 300 USD.

Nghe đến đó, ông chồng kêu to lên một tiếng và trút hơi thở cuối cùng.

Hoàng Trúc Nhi
9 tháng 5 2018 lúc 19:55

bạn chờ thêm người trả lời nhé !

nguyễn thị đoan trang
Xem chi tiết

rong những truvện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cái quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.

nhí Họa sĩ
7 tháng 2 2018 lúc 19:06

 Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.



k nha <3

Khách vãng lai
7 tháng 2 2018 lúc 19:07

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.
Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú
Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.
Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:
- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.
Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..
Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.
Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

frankie ganes
Xem chi tiết

Vừa đặt chân tới đầu làng, tôi đã được “mục sở thị” mỏm đá nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Người dân bản địa gọi nó là “mỏm đá ma”. Theo quan sát, mỏm đá này khá to, đang ở tư thế nằm ngang, cao khoảng 5m. Đặc biệt, ở dưới “chân” mỏm đá này có một cái hang, người trưởng thành có thể chui vào. Điều đáng nói, xung quanh mỏm đá này có không ít những câu chuyện ma mị mà người dân bản địa vẫn thường truyền tai nhau khiến người nghe không khỏi sởn gai ốc. 

Đến xóm “Cốc Bả”, Châu Quế Hạ (Văn Yên) hỏi các cụ cao niên trong làng cũng chẳng mấy ai hay biết “mỏm đá ma” này có từ bao giờ. Họ khẳng định, từ khi cha sinh mẹ đẻ ra đã thấy. Và kỳ lạ ở chỗ, mỗi ngày mỏm đá này lại “lớn” hơn một chút. “Nhiều người yếu bóng vía đi ngang qua đây đã vô tình gặp phải “ma nữ”. Cũng có người từng bị “ma đuổi” theo về đến tận nhà” — một cao niên quả quyết

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi quyết định tìm đến những người được coi là “nhân chứng sống” trong câu chuyện ma mị này. Anh Dũng, ngụ tại thôn Trạc, là người từng bị “ma theo” về đến gần nhà, hãi hùng nhớ lại: “Nửa đêm nửa hôm, tôi cũng không biết đấy là người hay ma nữa nhưng thấy sợ quá. Lúc trước, nghe mọi người nói ở khu mỏm đá to có ma, tôi không tin. Đúng hôm đó, cũng như mọi hôm, nửa đêm tôi mới lang thang trên con đường làng để trở về nhà".

"Vì con đường này quá quen thuộc nên tôi cũng không mang theo đèn pin, chỉ duy nhất cầm trên tay chiếc điện thoại đen trắng đời cũ. Qua đoạn nhà văn hóa của thôn là đến đoạn đường vắng có mỏm đá. Bỗng dưng thấy lành lạnh, tóc gáy dựng đứng và gai ốc sởn sùi. Quay nhìn lại phía sau, tôi thấy bóng của một người phụ nữ tóc dài, mặc đồ màu trắng đứng trên vách đá nhìn về phía mình”. - anh Dũng tiếp lời.

Người đàn ông tuổi ngoài 30 khi kể lại câu chuyện của mình vẫn chưa kịp “hoàn hồn” trở lại, anh kể tiếp: “Khi đấy, chân tay nhũn ra nhưng vẫn cố chạy thật nhanh để về nhà. Đang chạy, cũng không quên ngoái lại phía sau nhìn xem có “ai” theo mình không, không ngờ “nó” vẫn đuổi theo sau. Từ lúc đấy tôi chỉ “cắm đầu cắm cổ” chạy chứ không dám ngoảnh lại nữa, qua đoạn dốc thẳng dù hết sức lực nhưng vẫn cố chạy đi vượt rào để sang nhà cho nhanh”. 

Sau lần vô tình chạm mặt “ma nữ” ở mỏm đá đầu làng anh Dũng luôn nơm nớp trong tâm trạng hoảng sợ. Theo tìm hiểu riêng của người viết, vì không giữ được bình tĩnh và trấn an được bản thân nên trong lúc chạy “bán sống bán chết” anh bị ngã, chân bị ống nứa cứa khá sâu khiến anh phải điều trị mất một thời gian dài. Cũng từ lần chạm mặt ấy, anh Dũng không dám đi một mình trên đường làng. 

Thấy chúng tôi có chút ngần ngại, tỏ ra ngạc nhiên và không mấy tin vào câu chuyện đầy liêu trai này, anh Dũng chỉ cho tôi đến nhà chú Hùng, ngụ cùng làng Cốc Bả để chứng thực cho sự tồn tại của “ma nữ” ở mỏm đá. 

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhân chứng tên Hùng này, người này chỉ mơ hồ nói: “Tôi thấy mọi người bàn tán nhau rằng dạo trước có một nhóm người là công nhân lái máy xúc đến vùng này để làm việc. Họ đã thuê nhà Nga Kế đầu làng để ở tạm. Theo như mọi người truyền nhau rằng, thời điểm đấy là mùa hè, thời tiết nóng nực nên những người đàn ông ấy mới tính ra sân hè ngủ cho mát. Đến nửa đêm, đang ngủ thì một người trong nhóm cảm giác có “vật” gì đó la đà, di chuyển xung quanh và tiến gần để “sờ mặt”. Chỉ đến khi anh ta mở mắt rồi hét lên thì “cái bóng” ấy mới dần di chuyển đi hướng khác và biến mất”. 

Nguyễn Lương Phương Thảo
25 tháng 2 2019 lúc 15:33

Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết con người đã biết thuần hoá và chăn nuôi dê (sơn dương) cách đây hơn hai vạn năm. Dê nuôi trong chuồng, ban ngày thả cho chúng chạy nhảy kiếm ăn tự do trong vườn rộng, thích hợp nhất là ở miền núi có nhiều đồi núi, đồng cỏ. Đặc tính của dê là hiền lành, nhanh nhẹn, nhút nhát, nhưng cũng lắm khi hung dữ đấu đá, húc lung tung. Dê cũng được chọn vào 12 con giáp trong văn hoá phương Đông gọi là "Thập nhị sinh tiêu" (hay  gọi là Thuộc tướng) rất được nhiều nước trên thế giới áp dụng để ghi chép năm, tháng, ngày giờ, ứng với những người tuổi Mùi để xem tướng số. Bởi vậy, từ lâu đời nhân dân ta cũng hay mượn những đặc tính này của dê để sáng tạo, lưu truyền những  tập truyện cổ dân gian mang tính giáo dục, tự rút ra bài học sâu sắc...

Hầu hết các truyện cổ dân gian về loài dê trong nước ta đều thuộc loại truyện ngụ ngôn, hoặc gần với ngụ ngôn, giai thoại, nhằm mục đích răn dạy, khuyên bảo con người. Trước hết, người ta mượn đặc tính hiền lành và nhút nhát của dê để kể những chuyện mang kết cục về cái chết tất yếu sẽ xảy ra. Người Kinh có hai truyện "Cọp không sợ Dê" lưu truyền nhiều nơi ở miền Bắc, miền Trung, đại để: Một con Dê ăn cỏ dưới chân núi. Các loài thấy Dê quát một tràng dài thì đều khiếp vía chạy trốn. Chỉ có một con cọp ngồi lại, rình trong bụi cây. Cọp quan sát thấy Dê chỉ kêu be be thôi, cọp liền gầm gừ thử một tiếng thì thấy cẳng Dê co quắp cả lại, thậm chí cả lưỡi kêu be be cũng không ra hơi nữa. Biết Dê nhát gan, cọp xông ra vồ bắt ăn thịt một cách dễ dàng. Ở truyện "Dê đánh bạn với cọp" kể: Cọp muốn ăn thịt nai bèn bàn với Dê, Dê chạy tới rủ Nai đi về phía Cọp. Cọp vồ được Nai, xé ra ăn thịt và chia cho Dê một phần nhỏ. Cọp ăn hết phần của mình nhưng vẫn thèm bèn lấy phần của Dê, ăn xong Cọp vồ luôn Dê ăn thịt. Còn ở truyện "Dê đi kiếm ăn với Cọp" cho biết: Cọp muốn ăn thịt hươu bèn đuổi bắt. Hươu đang chạy thì gặp Dê chặn đường để Cọp bắt được Hươu, ăn thịt rồi chia cho Dê một ít. Cọp ăn xong lại lấy luôn phần của Dê, còn doạ ăn thịt Dê. Dê sợ quá bỏ đi mất. Cả hai truyện trên đều kể một cách khá ngắn gọn nhằm giúp con người tự rút ra một bài học: không nên chơi với kẻ ác, chơi với kẻ ác là tự hại mình.

Tuy nhiên, không phải trong loài dê, con nào cũng sợ hãi, có con cũng biết dũng cảm chống trả quyết liệt với kẻ xấu. Truyện "Hai con Dê" là một minh chứng: có hai con Dê rủ nhau đi kiếm cỏ non, nước mát. Dê trắng đi trước, đến nửa đường thì gặp một con sói xông ra, nó doạ sẽ ăn thị Dê. Dê Trắng sợ hãi, liền bị Sói vồ ăn thịt. Một lát sau, Dê Đen cũng đi đến đó, lần này, sói cũng xông ra quát nạt. Thấy vậy, Dê Đen dũng cảm lao vào húc chết con Sói độc ác. Rõ ràng, với truyện này, tác giả dân gian muốn khuyên bảo ta rút ra bài học: Sợ thì chết, dũng cảm thì sống, bảo vệ được bản thân.

Dựa vào bản tính cố chấp của Dê, người ta còn lưu truyền "Hai con dê qua cầu", đến giữa cầu, không con nào chịu lui nên cả hai đều rơi xuống nước với ngụ ý khuyên bảo: trong cuộc sống, con người nên biết nhường nhịn nhau, không nên cố chấp.

Dê còn được đồng bào Mông mô tả là loài vật thông minh, mưu trí thông qua các truyện "Dê, Cáo và Hổ", "Hổ và Cáo". Ở truyện đầu kể về việc Dê vợ luôn phàn nàn Dê chồng lười biếng, hay đi kiếm ăn về sớm nên cả nhà dê cùng kéo nhau đi kiếm ăn, chúng mải mê gặm cỏ cho đến khi trời tối, không kịp về nhà, đành phải tìm một cái hang để ngủ qua đêm. Còn ở truyện sau thì kể một đàn dê sau khi kiếm ăn thường vào ngủ qua đêm tại một hang đá rộng thênh thang. Cả hai truyện sau đó có cùng một nội dung: Một con Cáo mò tới bị Dê doạ phải bỏ chạy, nó gặp một con Hổ đang đi kiếm mồi, bàn nhau cùng buộc đuôi vào nhau rồi đi tới cửa hang Dê. Dê đáp lại những câu hỏi của Cáo và Hổ bằng những câu trả lời thông minh, nào là sừng của nó là hai con dao nhọn để đâm lòi ruột kẻ ác, nào là râu của nó là những sợi dây dùng đan túi đựng tim kẻ ác, hay râu của nó chính là hạt tiêu, hạt dổi làm nước chấm ăn thịt cáo thịt hổ béo khoẻ, ăn thật ngon, thích thú. Hổ và Cáo nghe nói thế, hoảng sợ chạy nhanh vào rừng, làm cho Cáo (vẫn đang bị cột đuôi vào Hổ) vỡ sọ chết, bị Hổ ăn thịt.

Người Mông ở Trạm Tấu có truyện "Sự tích sừng Bò sừng Dê" (Minh Khương sưu tầm) ngoài việc giải thích vì sao sừng bò, sừng dê lại cong, cúp, còn có ngụ ý giáo dục con người chớ nóng vội, tò mò, không giữ lời hứa mà làm hỏng việc. Đó là chuyện chàng A Xang mồ côi cha mẹ từ sớm, tốt bụng, chịu khó làm ăn mà vẫn nghèo. Zừ Nhồng (Thần Trời), thương tình sai đứa trẻ nhà trời xuống trần gian giúp A Xang câu được con rùa vàng, sau một năm nuôi đậy kín trong lồng, rùa vàng đẻ ra rất nhiều vàng. A Xang mổ trâu ăn mừng, đãi đứa trẻ. Chú bé chỉ nhận một đuôi trâu, dặn A Xang để ở trên nương rồi: "Mặc em ăn thế nào tuỳ thích. Anh về nhà giữ kín đừng nói với ai". A Xang làm theo lời chú bé nhưng thấy lạ, tò mò rình xem. Thấy chú bé ăn thịt sống, anh đi nói chuyện với mọi người làm cho họ bàn tán xôn xao. Thấy A Xang không giữ lời hứa, chú bé giận liền đọc lời nguyền:

Sừng bò cong, cúp đằng trước

Sừng dê cong, cúp đằng sau

Sừng cong cúp không thay đổi

Nghèo giàu ta nguyền đổi thay

Chú bé hoá phép sừng bò sừng dê cong cúp để đánh dấu lời nguyền và bảo tại A Xang không giữ lời hứa, sẽ nghèo như xưa. Rồi chú bay về trời. Sau một thời gian, số vàng Rùa cho hoá nước. A Xang lại nghèo xơ nghèo xác. Người ta bảo đấy là bài học đời đời kiếp kiếp không quên.

Người Tày- Nùng ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cũng có "Chuyện sừng dê" trong hệ thống các bài dân ca (lượn) của Pụt (Bụt), do Địch Ngọc Lân sưu tầm. Chuyện kể rằng: Sau tết Nguyên Đán, đồng bào thường đón Slay Pụt về  cúng "mát nhà" làm kỳ yên, cầu phúc, giải hạn... Trước các mâm hương, lễ vật cúng... Slay Pụt lượn suốt cả đêm, kể về những sự tích tiến hoá, phát triển của con người, kể về nguồn gốc cây trồng vật nuôi v.v... Trong đó có một đoạn khá hấp dẫn kể về việc bắt rất nhiều con vật về thử nghiệm, khoác vạy, kéo cày, lúc đầu kể chuyện bắt Dê kéo cày:

Người già đông trăm bản

Trẻ em đông vạn vạn mường

Lấy con gì cày rẫy ăn bí

Lấy con gì cày ruộng ăn cơm?

Tôi liền nhảy xuống bãi

Tôi liền sải xuống thang

Bắt con Dê khoác vạy

Dê mắc vạy không chạy

Dê kéo cày không đi...

Slay Pụt lại cho bắt tiếp các con vật khác về kéo cày thử nghiệm, nhưng chúng đều phản ứng như Dê. Mãi đến lượt con Trâu mới kéo được cày. Từ đó, Trâu trở thành con vật gần gũi một nắng hai sương lao động với người, được coi là đầu cơ nghiệp của người nông dân. Nhưng Trâu thấy bất công vì mình thì lao động vất vả mà các con vật khác thì được sống tự do ngoài rừng, nhiều khi chúng còn đến đục khoét, ăn cắp những thứ mình và con người làm ra. Trâu bèn kiện lên Slay Pụt. Thế là Slay Pụt cho săn bắt Dê và nhiều thú rừng khác như Lợn lòi, Chó sói, Bò tót, Ngựa hoang, Ngỗng trời, Gà rừng, Vịt le, Cừu... về thuần hoá chăn nuôi để thịt dần.

Có hình thể giống nhau và ăn cỏ như nhau nên Dê và Cừu được đưa vào nuôi chung đàn. Dê phát triển nhanh nhưng hay sinh sự, kèn cựa với Cừu, nhiều khi xấu chơi đấu đá, húc lung tung. Bởi ngày đó Dê cậy có cặp sừng cứng nhọn dướn về phái trước, rất ngang tàng:

Dê sừng dương phía trước

Ăn trăm rưởi thứ cây

Khi húc con đằng trước

Lúc đá con phía sau

Làm cho chuồng tan nát

Cho rào dậu tan hoang...

Slay Pụt rèn dạy mãi, Dê vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục húc, đá đàn cừu, ăn cả phần đồng cỏ của Cừu. Cuối cùng Slay Pụt phải dùng biện pháp mạnh: Bẻ bộ sừng các con Dê cho quặp về sau gáy, trơ cái trán ra như hiện nay và ban cho con Cừu bộ lông dày ba bốn tấc:

Bẻ sừng dê ngoặt lại phía sau

Ban cho cừu lông ba bốn tấc

Dê húc đỡ đau đàn

Cừu không xây xứt thịt...

Cách xử lý của Slay Pụt làm cho Dê bớt hung hăng đá húc lung tung, trở thành lành hiền hơn, còn Cừu có bộ lông dày không những đủ bảo vệ làn da của mình mà còn để cho con người cắt tỉa làm len dạ, mực ấm người.

Trong "Sự tích 12 con giáp" kể về việc Ngọc Hoàng thượng đế thuở trời đất mới hình thành đã bận tâm sắp xếp để tổ chức loài người được hoàn chỉnh, có việc định "tuổi", định "số mạng" cho con người, cần chọn được 12 con vật tiêu biểu, đặc trưng để loài người "ẩn" vào đó thì sẽ cố định (cầm tinh) suốt đời này sang đời khác ở thế gian. Chuột khôn ngoan nghe trộm được lệnh Ngọc Hoàng không bỏ lỡ thời cơ nên có mặt sớm nhất, được chọn làm con "đầu đàn" và được giới thiệu con thứ hai, rồi cứ thế lần lượt các con vật giới thiệu nhau cho đủ 12 con giáp, ứng với 12 con giáp theo cung Hoàng đạo của người Việt: Chuột (Tý), Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Mèo (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi). Do Dê là bạn của Ngựa được Ngựa giới thiệu nên Dê được Ngọc Hoàng xếp vào cung Hoàng đạo sau Ngựa, đứng vị trí thứ 8. Và Dê nhớ có một anh bạn thông minh hay ăn trái cây vẫn tự xưng là "Hầu vương" tên là Khỉ, bèn giới thiệu cho Ngọc Hoàng, nên Khỉ được chọn xếp thứ 9, ngay sau Dê. Từ đó, ta thấy con Dê trong 12 con vật trở thành "12 con giáp" của người trần gian cho đến ngày nay.

Tuổi Mùi, theo quan niệm dân gian là người có máu "", thích chuyện chăn gối, nên người tuổi Mùi cũng hay đi vào giai thoại. Ví dụ: Minh Mạng (1820-1840) năm Quý Mùi 1823, Minh Mạng làm bài thơ tự trào, có câu: "Nhất dạ ngũ giao tam hữu dựng", nghĩa là một đêm ngủ với năm bà, thì ba bà mang thai.

Lại có một giai thoại khác kể: xưa có một vị quan thanh liêm và nghiêm khắc. Kẻ xấu tìm cách quà cáp cầu lợi, cầu danh đều không được quan nhận. Chúng mở cuộc điều tra, phát hiện được quan sinh năm Mùi bèn bảo nhau: "Của quan chẳng màng, chắc là gái đẹp chăng? Quan sinh năm Mùi, ắt có máu dê". Nói sao làm vậy. Chúng tìm được cô gái đẹp làm mỹ nhân kế, nhân Tết năm Mùi đưa đến quan. Không ngờ, quan ra lệnh nọc đánh cho mỗi đứa 10 roi rồi tống lao 3 ngày. Người con gái cúi đầu thú tội và xin quan tha, quan nói: "Làm người có nhân cách đừng để cho kẻ xấu dùng vào việc nhơ nhuốc, tội ấy tống lao 3 ngày và 10 roi còn là nhẹ". Còn lũ xấu xa, nằm trong ngục than: "Quan tuổi Mùi nhưng không ... Dê".

Nhìn chung, các truyện dân gian của người Việt Nam về loài Dê dù ở dưới dạng nào cũng ngụ ý khuyên bảo con người nên sống hiền lành, lương thiện, không làm điều ác, điều xấu, nhưng cũng không nên sợ kẻ ác, kẻ xấu, mà phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu để bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại. Đó là những giá trị đạo đức, nhân văn mang tính giáo dục sâu sắc mà nhân dân ta đã truyền lại.

Lưu Thị Xuân nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
Xem chi tiết
Trang 2k7
27 tháng 9 2019 lúc 20:44

cậu chỉ cần thay ''tôi'' bằng ''hai anh em '' hoặc ''thành''

Thảo Linhh
27 tháng 9 2019 lúc 20:46

Bài làm
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi. Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt. Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn: – Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt. Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chựt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi: – Thằng Thành, con Thủy đâu? Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn. – Đem chia đồ chơi ra đi! Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói: – Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát: – Lằng nhằng mãi. Chia ra! Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt: – Thôi thì anh cứ chia ra vậy. Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ: – Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế! – Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả. Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên: – Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
( Nguồn : Mạng )

nguyen minh trang
27 tháng 9 2019 lúc 20:48

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Tú
9 tháng 10 2017 lúc 16:45

    Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

   Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

   Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.

♥ CHÚC BẠN HOK TỐT ♥

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
9 tháng 10 2017 lúc 16:45

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.


 

OoO_TNT_OoO
9 tháng 10 2017 lúc 16:52

Mã Lương mồ côi cha mẹ, tự học vẽ rất giỏi nhưng không có cây bút nào trong tay. Thần linh đã cho em cây bút thần. Em vẽ để giúp cho người nghèo khổ lương thiện. Tên địa chủ trong vùng không thuyết phục được Mã Lương vẽ để thỏa lòng tham lam, hắn nhốt em và định giết, Mã Lương trốn thoát và ngồi trên yên ngựa em vẽ tên, cung để bắn chết tên địa chủ độc ác ấy. Tên vua tham lam bắt Mã Lương thỏa mãn dục vọng của nó. Cuối cùng Mã Lương đã vẽ biển, vẽ thuyền cho vua đi, sau đó vẽ bão tố để chôn vùi tên vua khốn kiếp đó.