Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

linh bui
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
6 tháng 8 2022 lúc 14:10

Câu 1:

Vì để nói lên sự tàn khốc của chiến tranh mang lại và ca ngợi lòng anh dũng của các người chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước

Câu 2:

BPTT: Điệp ngữ 

TD: Làm câu văn thêm sinh động ,tăng sức gợi hình ,gợi cảm.Nói lên sự thô sơ và thiếu thốn về vật chất của chúng ta trong thời kì chiến tranh .

Câu 3:

Từ "trái tim" dùng theo nghĩa chuyển

Ý nghĩa:

 Muốn nói lên " trái tim" chung của các người chiến sĩ , đó là tình yêu nước sâu đậm và lòng gan dạ của họ . Ý chí chiến thắng đã khiến họ có thêm niềm tin , động lực để lái xe vào mặt trận.Cho dù đó là chiếc xe thô sơ nhưng lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước của họ vẫn tồn tại dưới sự tàn khốc và nguy hiểm của chiến tranh.

Bình luận (0)
Xuyen Pham
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 7 2022 lúc 13:57

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: "Đức tính khiêm tốn và giản dị của con người"

Vd: có thể dẫn từ một câu nói về sự khiêm tốn/giản dị, dẫn từ đức tính của Bác Hồ, những người có đức tính đó, câu chủ đề khẳng định liên quan đến khiêm tốn và giản dị,...v...v..

Thân bài:

1.Giải thích:

Khiêm tốn là gì?

--> Là phẩm chất tốt đẹp của con người, cần thiết với mọi người. Là luôn cho rằng mình còn yếu kém và cần học hỏi nhiều hơn.

Giản dị là gì?

--> Là tính cách sống đơn giản, không cầu kỳ và xa hoa. Là sống biết những gì vừa đủ với mình, không mong cầu điều gì quá cao sang.

2. Phân tích và bàn luận:

- Thứ nhất, khiêm tốn sẽ đi đôi với giản dị. Người có sự khiêm tốn không bao giờ sống cẩu tha, xa hoa cầu kỳ.

- Thứ hai, với mỗi con người thì đức tính khiêm tốn giản dị cần được nắm giữ. Đó là truyền thống tốt đẹp mà ông cha để lại.

- Trong cuộc sống, con người cần biết khiêm tốn để bản thân ngày một phát triển tốt đẹp hơn; cần biết giản dị để có được sự thoải mái, sự sống nhẹ nhàng.

- Theo em, không cần quá gò bó bắt buộc mình khiêm tốn giản dị. Mà cái đó vốn xuất phát từ sự thành thực, chúng ta nên rèn luyện nó chứ không nên ép mình có nó.

3. Kết luận, nhận xét:

- Người có cả sự khiêm tốn và giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến, tôn trọng. (D/c: Bác Hồ)

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại vấn đề một lần nữa.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
Quyen Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 7 2022 lúc 20:02

Cuộc sống vẫn cứ trôi, thời gian cũng thế. Và cùng với đó, xã hội càng ngày càng phát triển hơn. Internet hay còn gọi là mạng xã hội cũng được ra đời và nó được mọi người đón nhận một cách tích cực, đặc biệt là với các bạn học sinh hiện nay. Dĩ nhiên, nó có rất nhiều lợi ích như: gọi điện, tìm hiểu thông tin rất nhanh, 2 người ở xa có thể gặp mặt nhau nói chuyện với nhau, quảng cáo hình ảnh buôn bán, giải trí,... Bên cạnh đó, mạng xã hội tiêu tốn thời gian vô ích, bỏ bê chuyện học hành. Sống trong thế giới ảo và quên đi cần phải quan tâm đến những người xung quanh, làm con người dễ lâm vào trạng thái mặc cảm, tự tin, đua đòi. Đặc biệt là với những bạn học sinh, dù lớn hay nhỏ thì mội số bạn không thể khống chế lại với trò chơi ảo, game trên mạng; từ đó không tập trung được vào việc học hành, lười học và dễ sa đọa vào các tệ nạn xã hội, những điều không tốt đẹp không đúng với chuẩn mực xã hội. Nguyên nhân nói chung là vì lười học, ham chơi, ham vui, không suy nghĩ đến tương lai bản thân, không nghĩ đến nỗi khổ làm việc cực nhọc của cha mẹ, không nghĩ đến công sức dạy dỗ của thầy cô. Nói chung là sống vô cảm!. Vừa qua có nữ sinh lớp 8 ở Quảng Nam đăng tải trên Facebook bài viết “Tuyên ngôn học sinh trường THCS Lí Tự Trọng” kêu gọi bạn bè phải bằng mọi cách, kể cả những biện pháp tiêu cực để có thể “qua” đợt kiểm tra học kì I. Không chỉ ở face, hơn thế là ở tiktok - trang mạng xã hội lớn, có một số bạn đưa những hình ảnh, ý kiến không tốt về đạo đức như: chỉ trích, chửi mắng người khác; đăng những dòng chữ liên quan đến vấn đề tế nhị,... Hiện nay, cũng không ít kẻ tung lên Facebook tất cả những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, lăng mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Như thế, ta cần có giải pháp cho vấn đề lớn này. Đó là sử dụng mạng xã hội với thời gian hợp lí, mục đích đúng đắn. Đồng thời, gia đình và nhà trường có những biện pháp tích cực để giảm thiểu lượng thời gian dùng internet của con cái. Và chúng ta cũng có thể tìm đến những thú vui lành mạnh khác để giải trí như đọc sách, vui chơi ngoài chơi, tham gia các hoạt động lành mạnh, làm việc nhà, phát triển sở thích của bản thân,.... Khép lại đoạn văn, ta không nên sử dụng mạng xã hội quá nhiều, cần chú ý vào những việc thực tế hơn là " thế giới ảo".

Bình luận (0)
nguyễn khánh
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
11 tháng 7 2022 lúc 14:24

Tham khảo:

Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ''Không” mà lại “có", có “một trái tim" của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chi cần trong xe có một trái tim. Các điệp ngữ “không có", các từ ngữ tương ứng: “vẫn ... chỉ cần có...” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim” trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị. Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ. Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ... đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
8 tháng 7 2022 lúc 10:23

Mình đã làm hồi hôm qua, bạn chưa xem được câu trả lời thì đây nha:

1.Nội dung:

+ Miêu tả vẻ bề ngoài của xe, mục đích của xe chạy và thông qua đó bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả khi xe chạy.

2. Chỉ:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

=> BPTT: ẩn dụ + hoán dụ

Phân tích hiệu quả: tác giả vừa mượn hình ảnh "một trái tim" để nói đến lòng yêu nước của những con người anh hùng vừa ám chỉ rằng dù có chuyện gì thì xe vẫn chạy, vẫn tiếp tế lương thực,.. cho miền Nam đổi lại tương lai hòa bình của đất nước. Đồng thời thể hiện niềm tự hào, sự vui sướng, sự sâu sắc của tác giả khi nói kể về hoàn cảnh "xe không kính" lúc bấy giờ.

Tác dụng: làm cho câu thơ thêm ý nghĩa, có sự sâu sắc và tinh tế nhẹ nhàng. Tăng giá trị diễn đạt làm người nghe được cảm nhận.

3. Tham khảo:

- Vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi với hình ảnh “những chiếc xe không kính”:

+ Gợi hiện thực tàn khốc của cuộc chiến

+ Miêu tả chân thực con đường ra mặt trận đầy hiểm nguy

- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua sự tư thế ung dung, hiên ngang, bất chấp mọi hiểm nguy + Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy: “Ung dung buồng lái ta ngồi”

+ Họ đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái.

- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua tình cảm đồng đội và trái tim yêu nước:

+ Hình ảnh chân thực “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính

+ Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính

+ Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

Đoạn văn:

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ "Không có...trái tim". Trước hết, chiếc xe đồng hành cùng người lính đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước. Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái không có ở trên , nhà thơ khẳng định một cái có, đó là "một trái tim". Trái tim là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Trái tim ấy dạt dào tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng ... Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mĩ bạo tàn. Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này được trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Thật vậy, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc. Các anh đã dệt nên những bản tình ca bất hủ cho đất nước.

Phép thế:

Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Thật vậy, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc.

Vì thế - Thật vậy

Câu bị động:

 Để ước mơ này được trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. 

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
7 tháng 7 2022 lúc 18:25

1.Nội dung:

+ Miêu tả vẻ bề ngoài của xe, mục đích của xe chạy và thông qua đó bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả khi xe chạy.

2. Chỉ:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

=> BPTT: ẩn dụ + hoán dụ

Phân tích hiệu quả: tác giả vừa mượn hình ảnh "một trái tim" để nói đến lòng yêu nước của những con người anh hùng vừa ám chỉ rằng dù có chuyện gì thì xe vẫn chạy, vẫn tiếp tế lương thực,.. cho miền Nam đổi lại tương lai hòa bình của đất nước. Đồng thời thể hiện niềm tự hào, sự vui sướng, sự sâu sắc của tác giả khi nói kể về hoàn cảnh "xe không kính" lúc bấy giờ.

Tác dụng: làm cho câu thơ thêm ý nghĩa, có sự sâu sắc và tinh tế nhẹ nhàng. Tăng giá trị diễn đạt làm người nghe được cảm nhận.

3. Tham khảo:

- Vẻ đẹp của người chiến sĩ được tác giả tái hiện thông qua sự song hành, sóng đôi với hình ảnh “những chiếc xe không kính”:

+ Gợi hiện thực tàn khốc của cuộc chiến

+ Miêu tả chân thực con đường ra mặt trận đầy hiểm nguy

- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua sự tư thế ung dung, hiên ngang, bất chấp mọi hiểm nguy + Họ chấp nhận những gian khổ bằng tinh thần coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy: “Ung dung buồng lái ta ngồi”

+ Họ đối diện với sự khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc chiến:“gió vào xoa mắt đắng”, “sao trời”, “cánh chim” đột ngột như “sa”, “ùa” vào buồng lái.

- Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua tình cảm đồng đội và trái tim yêu nước:

+ Hình ảnh chân thực “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” đã gợi ra sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc giữa những người lính

+ Cách nói hình ảnh “vì miền Nam phía trước” đã thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của người lính

+ Hình ảnh hoán dụ “một trái tim” đã làm nổi bật “trái tim cầm lái” luôn rực cháy ngọn lửa yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường của người lính.

Đoạn văn:

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ. Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ "Không có...trái tim". Trước hết, chiếc xe đồng hành cùng người lính đã biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước. Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái không có ở trên , nhà thơ khẳng định một cái có, đó là "một trái tim". Trái tim là một hoán dụ nghệ thuật tu từ chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. Trái tim của họ đau xót trước cảnh nhân dân miền Nam sống trong khói bom thuốc súng, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Trái tim ấy dạt dào tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng ... Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mĩ bạo tàn. Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này được trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Thật vậy, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc. Các anh đã dệt nên những bản tình ca bất hủ cho đất nước.

Phép thế:

Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Thật vậy, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những thi phẩm tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc.

Vì thế - Thật vậy

Câu bị động:

 Để ước mơ này được trở thành hiện thực, chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. 

Bình luận (0)
Quyen Phạm
Xem chi tiết
sky12
5 tháng 7 2022 lúc 12:06

     (1) Đọc "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật,ta có thể thấy một phong thái ung dung,luôn hướng tới miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe Trường Sơn được khắc họa một cách sâu sắc qua biện pháp tu từ điệp ngữ "nhìn" ở câu thơ "Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng".(2)Trước hết,việc nhắc lại 3 lần từ "nhìn" đã làm toát lên tư thế hiên ngang,bất khuất cùng bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách của anh bộ độ cụ Hồ.(3) Các anh không né tránh hiện thực gian khổ,khốc liệt với những hố bom còn khét mùi thuốc nổ mặc cho có phải hi sinh thân mình vẫn sẵn sàng lái xe đi qua thật giống như những vần thơ "Mưa bom bão đạn lòng thanh thản".(4) Không chỉ vậy,nổi bật trên khung nền của khói lửa là một sự tập trung cao độ,tinh thần trách nhiệm trong một tâm hồn yêu đời,lãnh mạn,trẻ trung.(5) Nghệ sĩ của ngôn từ Phạm Tiến Duật đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ rất thành công, tăng thêm sức gợi hình,gợi cảm cho cái công trình nghệ thuật của mình và quả thực qua đây,người đọc như được thấm nhuần về ý kiến "Thơ ca bắt rễ nơi lòng người,nở hoa nơi từ ngữ".

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
5 tháng 7 2022 lúc 11:10

  Biện pháp tu từ xuất hiện ở bài thơi "tiểu đội xe không kính" tập 1 ngữ văn 9 ở khổ thơ cuối là biện pháp tu từ điệp ngữ "không". Biện pháp tu từ này đã góp phần nhấn mạnh sự tàn tạ của những chiếc xe không kính, góp phần nêu bật sự khốc liệt của cuộc chiến tranh đồng thời cũng làm nổi bật ý chí quyết tâm của người lính. Quả thực, tác giả sử dụng biện pháp tu từ này đã thành công làm cho câu thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm và đồng thời tạo sự gần gũi với người đọc. Từ đây, ta thấy được tinh thần,ý chí nghị lực chiến đấu của những người lính. 

Bình luận (0)
Phan duy khánh
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
13 tháng 5 2022 lúc 8:02

Tham khảo

 

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ tình cảnh sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy, đặc biệt là trong đoạn thơ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

     Đó chính là cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: “bếp Hoàng Cầm “, “chung bát đũa “, “võng mắc chông chênh”. Đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng.

     Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm ta dùng giữa trời”. Giữa trời là giữa thánh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô… thế mà rất đậm đà. Với Phạm Tiến Duật nói riêng cũng như tất cả những người lính thì tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

     Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là", ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy". Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

     Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ. 

     Vậy đó, đời sống sinh hoạt của người lính mặc dù thiếu thốn, đói mặt với cái đói, cái rét và cả tính mạng của mình mọi lúc mọi nơi, nhưng có tình đồng chí như tình cảm gia đình ruột thịt vậy, họ sẽ không bao giờ cô đơn.

Bình luận (0)
Dream Lily
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 3 2022 lúc 18:58

C1:

tác dụng: giải thích cho nội dung của dòng thơ thứ hai trước đó.

C2:

Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh "trái tim".

C3:

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe.

C4: trong bài có 2 biện pháp tu từ một cái nói trên rồi giờ nói 1 cái nữa nha.

 biện pháp tu từ : Điệp ngữ “ Không có”

tác dụng :

nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn, ác liệt của chiến tranh khiến chiếc xe đều bị thương tích lần lượt từng bộ phận của chiếc xe đã bị bom đạn phá hủy , rơi lại đâu đó trên con đường ra trận  hoặc bị biến dạng do những va đập dữ dội sau trận chiên: Không chỉ có những tấm kính mà đèn xe, mui xe, thùng xe cũng bị thương vì bom đạn.

Bình luận (0)
Dream Lily
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 3 2022 lúc 19:02

1.

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ rất giản dị, pha một chút ngang tàng: Từ thì", "chưa cần"...

2. Tác dụng :góp phần thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn của người lính: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Bình luận (0)