Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Vũ Khoan (1937)

  Ông là nhà hoạt động chính trị đã từng làm Thứ Trưởng bộ Ngoại giao, Bộ trưởng bộ Thương mại, nguyên Phó Thủ Tướng Chính phủ.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Xuất xứ: Bài viết đặng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, được in vào tập "Một góc nhìn của tri thức", NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

- Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đầu của Thế kỉ XXI, thời điểm quan trọng trên con  đường phát triển và hội nhập thế giới.

b. Phương thức diễn đạt

Nghị luận bình luận về một vấn đề tư tưởng trong đời sống xã hội.

c. Bố cục: gồm 3 phần

- Mở bài: (Từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”): Nêu luận điểm chính.

- Thân bài: (Tiếp theo đến “kinh doanh và hội nhập”): Bình luận và phân tích luận điểm bằng hệ thống luận cứ (3 luận cứ).

- Kết bài: (Còn lại): Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ.

@92096@@92097@

II. Đọc hiểu văn bản

- Luận điểm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

- Hệ thống luận cứ:

+ Luận cứ 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. 

+ Luận cứ 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

+ Luận cứ 3: Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam cần nhận thức rõ.

1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. 

- Đây là một luận cứ quan trọng, mở đầu cho hệ thống luận cứ, có ý nghãi đặt vấn đề - mở ra hướng lập luận toàn bài.

- Các lý lẽ nêu lên để xác minh cho luận cứ này là:

+ Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.

+ Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

@92098@

2. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

Luận cứ này được triển khai trong hai ý:

- Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.

- Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

@92099@

3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần nhận thức rõ.

- Điều đáng chú ý ở đây là tác giả không chia thành hai ý rõ rết: điểm mạnh và điểm yếu, mà cách lập luận là nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó lại là điểm yếu. Cách nhìn như vậy thấu đáo và hợp lí, không tĩnh tại: trong cái mạnh lại có thể chứa đựng cái yếu, nếu xem xét từ một yêu cầu nào đó. Cụ thể, những điểm mạnh, điểm yếu được chỉ ra như sau:

+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

+ Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với độ khẩn trương.

+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.

+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc ngoại quá mức, thói "khôn vặt", ít giữ chữ "tín".

* Trình tự lập luận:

- Tính hệ thống chặt chẽ, có tính định hướng của các luận cứ.

- Kết thúc hệ thống luận cứ bằng cách khẳng định lại luận điểm đã nêu ở phần mở đầu:

+ Lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vất bỏ điểm yếu.

+ Phải làm cho lớp trẻ, chủ nhân của đất nước nhận rõ điều đó.Làm quen với những thói quen tốt ngay từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.

- Thái độ của tác giả: Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch.

- Tác dụng: Giúp mọi người tránh được tâm lý ngộ nhận tự đề cao quá mức, tự thỏa mãn, không có ý thức học hỏi, cản trở, sự có hại đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Tác giả không dùng cách nói trang trọng, cũng không sử dụng nhiều tri thức uyên bác, sách vở.

- Ngôn ngữ của bài là ngôn ngữ gắn liền với đời sống, dùng cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.

- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ: "nước đến chân mới nhảy", "liệu cơm gắp mắm", "trâu buộc ghét trâu ăn",...

2. Nội dung

- Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của con người trong hành trang vào thế kỉ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta khi bước vào thế kỉ mới.

- Qua bài viết, nhận thức được những mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của con người Việt Nam để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng để trở thành một người công dân tốt.

@92101@@92100@