Nội dung lý thuyết
- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách.
- Bài viết là kết quả cảu quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn, tâm huyết, những kinh nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người- cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
a. Xuất xứ
- Xuất xứ” trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách- Bắc Kinh, 1995.
- Người dịch:Trần Đình Sử.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.
b. Bố cục
Văn bản có thể chia làm ba phần:
-Phần 1 (từ đầu đến “thế giới mới”): Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
-Phần 2 (tiếp đến “tiêu hao năng lượng”): Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.
- Phần 3 (còn lại) : Bàn về các phương pháp đọc sách bao gồm cách lựa chọn sách cần đọcvà cách đọc sách thế nào để có hiệu quả.
- Tầm quan trọng của sách:
+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hóa của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát triển thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
- Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này: “Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ này thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm trước…”.
- Từ cách lập luận trên mà tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khứ, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm…”.
- Là sự hưởng thụ các kiến thức, thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
- Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ.Trước hết tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lạc thường gặp khi chọn sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hóa.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
- Cách lựa chọn sách:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ những cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức kế cận với chuyên môn.
- Phương pháp đọc sách:
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “Trầm ngâm - tích lũy - tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân
- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với rèn luyện nhân cách, tính cách con người:
+ Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.
+ Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà con là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
- Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận:
+ Cần đánh vào thành trì kiên cố.
+ Đánh bại quân tinh nhuệ.
+ Chiếm cứ mặt trận xung yếu.
+ Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố.Chỉ đá bên đông, đấm bên tây hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
-> Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau.
- Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện:
+ Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
+ Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
1. Nghệ thuật
Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung luôn thấu tình, đạt lý.Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ. Đưa ra với tư cách là một học giả uy tín, cách trò chuyện thân tìn, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể, sinh động.
2. Nội dung
Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.