Lục Vân Tiên gặp nạn

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích thuộc phần 2 của Truyện Lục Vân Tiên (Câu 938-976).

2. Chủ đề

Đoạn trích thể hiện sự đối nghịch giữa cái thiện và cái ác.

3.  Kết cấu

Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:

- 8 câu đầu: hành động tội ác của Trịnh Hâm.

- 32 câu còn lại: Việc làm nhân đức của Ngư ông.

@91455@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hành động tội ác của Trịnh Hâm

* Động cơ thấp kém:

- Do ghen ghét, đố kỵ, tâm địa độc ác nhẫn tâm, hành động giết người.

- Không sợ bị bại lộ.

- Không có người cứu.

- Từ khi gặp nhau ở trường thi, Trịnh Hâm đã ghen ghét đố kỵ với tài năng của Lục Vân Tiên:

* Hành động của kẻ bất nhân, bất nghĩa:

Trịnh Hâm là người so đo

Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng

Khoa này Tiên ắt đầu công

Hâm dẫu có đạu cũng không xong rồi.

- Thói ghen ghét đố kỵ biến hắn thành kẻ độc ác, nhẫn tâm, việc hãm hại Lục Vân Tiên cả khi chàng đã bị mù chứng tỏ cái ác đã ăn sâu vào bản chất của Trịnh Hâm.

- Trịnh Hâm đã tìm cách giết tiểu đồng của Lục Vân Tiên trước để dễ bề giết Lục Vân Tiên, sau đó nói dối,lừa Lục Vân Tiên về quê.

Hâm rằng: anh chớ ngại tình

Tôi xin đưa tới đông thành mới thôi.

* Hành động giết người có âm mưu sắp đặt kỹ lưỡng và chặt chẽ:

- Bất nhân: giết một con người tội nghiệp (tàn phế).

- Bội nghĩa: Vì Lục Vân Tiên là bạn của Trịnh Hâm (đã từng trà rượu khi đến trường thi).

- Vân Tiên có lời nhờ cậy:

Tình trước ngãi sau

Có thương xin cứ giúp nhau phen này

Trịnh Hâm cũng đã hứa hẹn:

Đương cơn hoạn nạn gặp nhau

Người lành lỡ bỏ người sau sao đành.

Che giấu tội ác, đánh lừa mọi người, xảo quyệt.

-> Trịnh Hâm là hiện thân của cái ác, cái ác trở thành bản chất trong con người hắn.

- Tác giả gửi gắm lòng tin ở cái thiện vào những người lao động bình thường, truyền cho người đọc niềm tin vào cuộc đời.

- Ngôn ngữ tự sự, mô tả mộc mạc, giản dị mà vẫn gợi cảm, giàu chất thơ, tình tứ phóng khoáng, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, biểu hiện khát vọng và niềm tin yêu cuộc đời của tác giả.

@91456@

2. Việc làm nhân đức và cao cả của ông Ngư

- Đối lập với tính ích kỷ, nhỏ nhen đến thành ác độc của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung, nhân ấi, hào hiệp của ông Ngư. Sau khi cứu sống Vân Tiên, biết tình cảnh khốn khổ của chàng, ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng, dù chỉ là chia sẻ cuộc sống đói nghèo "hẩm hút" tương rau, nhưng chắc chắn sẽ đầm ấm tình người: "Hôm mai hẩm hút với già cho vui". Ông cũng không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp: "Dốc lòng nhơn nghĩa, hà chờ trả ơn".

- Cái thiện còn được biểu hiện qua cuộc sống đẹp của ông Ngư.

- Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của chính mình cũng chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu khát vọng về một cuộc sống tưoi đẹp, về một lối sống đáng mơ ước đối với con người.

-> Gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường, Nguyêcn Đình Chiểu đã bộc lộ quan điểm nhân dân rất tiến bộ. Từng trải cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu hiểu rất rõ những cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang (như Thái sư đương triều, Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm,...), những vẫn còn những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại bền vững nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, trọng nghĩa khinh tài.

@91457@

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Sắp xếp tình tiết hợp lý.

- Xây dựng hình tượng nghệ thuật đặc sắc: bút pháp ước lệ và hiện thực, xây dựng một Ngư ông vừa mang tính cách người quân tử vừa là hiện thân cảu người lao động.

2. Nội dung

- Sự đối lập giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, thể hiện niềm tin của nhà thơ vào đạo đức nhân dân thông qua việc miêu tả hành động tội ác cảu Trịnh Hâm và việc làm nhân cách cao thượng của Ngư Ông.

@91458@@91459@