Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu

Nội dung lý thuyết

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)

- Sinh ra ở quê mẹ: Gia Định.

- Con quan, được dạy chữ từ nhỏ. 12 tuổi ông theo cha Nguyễn Đình Huy, chạy loạn về quê nội Huế. Tại đây ông tiếp tục học hành, đỗ tú tài ở Gia Định 1843. Năm 1849, ông ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi thì mẹ mất trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả hai mắt.

- Học giỏi, đỗ tú tài năm 26 tuổi.

- Bị mù, từ đó mở trường dạt học và làm thuốc tại quê nhà.

- 1858, Pháp đánh vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu chạy về Cần Giuộc.

- Ba Tri Phát mua chuộc ông không được: “Đất vua đã mất, riêng tôi nào có đáng gì?”.

- Ông mất năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

-  Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.

* Sự nghiệp sáng tác:

- Trước khi Pháp xâm lược: Lục Vân Tiên (Chiến đấu bảo vệ đạo đức, công lý).

- Sau khi Pháp xâm lược: thơ văn yêu nước chống Pháp.

* Quan niệm sáng tác:

- Văn chương là vũ khí chiến đấu.

- Các tác phẩm văn chương của ông hầu hết đều viết bằng chữ Nôm.

+ Dương Từ Hà Mậu gồm 3456 câu lục bát.

+ Chạy tây 1859.

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1861.

+ 12 bài thơ ddieeud Trương Định và tế Trương Định 1864.

+ 12 bài thơ điếu Phan Tông 1868.

+ Văn tế nghĩa sĩ trận vọng lục tỉnh 1874, Ngư tiều y thuật vấn đáp.

2. Tác phẩm.

- Gồm hơn 2000 câu thơ lục bát.

- Ra đời đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. Gồm 4 phần:

1. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp.

2. Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.

3. Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn chung thủy với Lục Vân Tiên.

4. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.

* Giá trị nội dung, nghệ thuật:

- Nội dung: Truyền dạy đạo lý làm người. Đề cao tư tưởng nhân nghĩa, tác phẩm có tính chất tự thuật, nhân vật Lục Vân Tiên chính là hình ảnh và ước mơ của tác giả: ca ngợi, đề cao đạo đức, nhân nghĩa (Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh).

+ Xem trọng tình nghĩa con người với con người trong xã hội, tình nghĩa cha con, nghĩa vợ chồng, bạn bè, yêu thương cưu mang, giúp đỡ bạn bè lúc hoạn nạn…

+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.

+ Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới công bằng và những điều tốt dẹp trong cuộc đời. Phê phán, lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa (Võ Công, Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm).

- Nghệ thuật:

+ Truyện thơ Nôm lục bát.

+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, sử dụng những phương thức diễn xướng dân tộc; kể thơ, hát Vân Tiên, nói thơ…

=> Ước mơ khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu có được đôi mắt sáng, đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Ước mơ đó đã được gửi gắm vào nhân vật.

* Vị trí đoạn trích:

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

- Đoạn trích thuộc phần II của truyện.

- Trong đoạn trích, Lục Vân Tiên là nhân vật chính.

- Hình ảnh Lục Vân Tiên gợi nhớ đến hình ảnh Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên. Để nhân dân dễ hiểu những vấn đề tư tưởng đạo đức của chính thời đại nhân dân đang sống.

@91446@

II.Đọc - hiểu văn bản

1. Kết cấu chính

- Truyện Lục Vân Tiên cũng như các truyện truyền thống trong văn học Việt Nam thường có kiểu kết cấu ước lệ, gần như đã thành khuôn mẫu. Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc nhưng họ vẫn được phù trợ, cưu mang (khi thì nhờ con người, khi thì nhờ các thế lực thần linh), đến cuối cùng đều nạn khỏi tai qua, được đền trả xứng đáng, kẻ xấu phải bị trừng trị. Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức, kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy những sự bất công, vô lí, vừa nói lên khát vòn ngàn đời của nhân dân ta: ở hiền thì gặp lành, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.

2. Nhân vật Lục Vân Tiên

- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua một môtip quen thuộc ở truyện Nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân tình đến tình yêu...Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân.

- Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm (thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người cuộc sống đương thời...). Đây là một chàng trai vừa rời trường học, lòng đầy ham hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống "bất bằng" này là thử thách đầu tiên, cũng là cơ hội hành động cho chàng.

- Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không tong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp.Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người "vị nghĩa vong thân" (vì việc nghĩa quên thân mình), cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.

- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp, chàng cũng từ chối nhận trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng họa một bài thơ thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Dường như Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.

=> Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

@91447@@91449@@91450@

3. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

Ở đoạn thơ này, hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chỉ được biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên.

- Trước hết, đó là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: Cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều hỏi thăm ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

- Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là một cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: "Lâm nguy chẳng gặp giải nguy - Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi".

- Nàng áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ: "Lấy chi cho phỉ tấm lòng người". Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.

=> Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được cảm mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa.

 @91451@@91452@@91453@

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ đối thoại kết hợp với những từ chỉ hoạt động mạnh mẽ.

- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ.

- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.

2. Nội dung

Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

@91454@