Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu

I. Tìm hiểu chú thích

1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

 Quê mẹ : làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Đinh (TP HCM)

- Quê cha : huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

- Bản thân là con quan, từ nhỏ được học chữ, 12 tuổi cùng cha chạy loạn về Huế sau cuộc nổi dậy của tổng trấn Lê Văn Duyệt.

- 21 tuổi đỗ tú tài ở Gia Định (1843).

-  24 tuổi ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi ông được tin mẹ mất, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả 2 mắt. Từ đó ông mở trường dạy học và làm thuốc tại quê nhà, danh tiếng thầy đồ Chiểu vang khắp 6 tỉnh Nam Bộ

- 1858 : Pháp tấn công Gia Định, ông tham gia kháng chiến, sáng tác thơ văn cổ vũ tinh thần chiến đấu.

-1888 : Ông mất tại Bến Tre.

2. Tác phẩm:

+ Nguồn gốc, vị trí:

- Là một truyện thơ Nôm,  được sáng tác khoảng đầu năm 50 của thế kỉ XIX trong thời gian nhà thơ dạy học và làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân ở Gia Định.

- Đây là tác phẩm lớn đầu tiên của NĐC cốt truyện do ông sáng tạo.

- Truyện dài 2082 câu thơ lục bát.

- Đư­ợc l­ưu truyền khắp các tỉnh Nam Bộ bằng nhiều hình thức sinh hoạt dân gian: hát Vân Tiên, nói thơ, kể truyện…

- Đư­ợc in nhiều lần, phiên âm tiếng quốc ngữ, dịch sang tiếng Pháp và lan rộng ảnh hưởng ra toàn quốc.

+ Nội dung.

- Truyện kể về cuộc đời đầy truân chuyên của 1 nho sinh là Lục Vân Tiên, gồm 4 phần:

+ LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp.

+ LVTgặp nạn được thầnvà dân cứu.

+ KNN gặp nạn và được cứu

+ Đoàn tụ: LVT – KNN gặp lại sum vầy hạnh phúc.

* Chủ đề: Truyền dạy đạo lí làm người, xem trọng tình nghĩa và thể hiện khát vọng công bằng trong xã hội.

+ NT : Truyện thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị, sử dụng phương thức diễn xướng dân gian: kể, hát, nói thơ.

+ ND : Truyền dạy đạo lí làm ngư­ời, đề cao t­ư tư­ởng nhân nghĩa, xem trọng tình nghĩa giữa con người - con ngư­ời : cha con, bạn bè, vợ chồng…; đề cao tinh thần nghĩa hiệp; thể hiện khát vọng của ND về công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống; phê phán lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Tìm hiểu khái quát văn bản. 

- Vị trí : nằm ở phần đầu của truyện. Từ câu 123 – 180.

- Thể loại: truyện thơ Nôm.

- Đại ý: khắc hoạ phẩm chất của 2 nhân vật LVT và KNN

- Nhân vật: Lục Vân Tiên và KNN.

- Bố cục : Chia 2 phần.

Từ đầu...vong®VânTiên đánh cướp.

- Phần còn lại ® Cuộc trò chuyện giữa Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

* Tóm tắt.

+ Là thư sinh trên đường đi thi, gặp dân chạy loạn, biết có cướp dừng lại chủ động tìm vũ khí đánh cướp.

+ Trong tình thế bất ngờ và đơn thương độc mã nhưng ko nao nóng dũng mãnh xông trận (tả đột...) dũng cảm đánh cướp 1mình bảovệ  ng dân.

+ Quan niệm làm việc nghĩa là làm ơn, ko tính toán.

+ Đánh tan bọn cướp ® nghe tiếng khóc ân cần hỏi han ® KNN giãi bày tâm sự, xin được đền ơn ® gạt đi vì chàng cho rằng làm ơn không chỉ để trông người trả ơn ® cách cư xử của người hảo hán. 

- Phảng phất truyện dân gian “Thạch Sanh”. Hình ảnh LVT  gợi nhớ đến hình ảnh Thạch Sanh -> Mô típ đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và của nhân dân trong thời buổi nhiễu nhương, hỗn loạn=> mong người tài đức dám ra tay cứu  dân, giúp đời.

2. Tìm hiểu chi tiết:

a. Nhân vật Lục Vân Tiên

- Hoàn cảnh: đi thi về một mình >< Cướp có bè đảng.-> đơn độc, chỉ có một mình.

- Điều kiện đánh cướp: Vũ khí tự tạo, chỉ có một mình, không có vũ khí,  bẻ cây làm gậy >< bọn cướp đông, hung hãn, có nhiều vũ khí…

- Hành động:“Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: =>Dùng cây làm vũ khí thẳng tới -> dứt khoát.

+ “Tả đột hữu xung” => tung hoành dũng mãnh

-Lời nói:kêu rằng“bớ đảng...hại dân”:

=> tuyên chiến với bọn cướp hung ác, quyết không để chúng hại dân. Cách đánh của chàng công khai đàng hoàng : trỏ mặt, gọi tên như những anh hùng hảo hán xưa.

Đánh cướp cứu người (những người dân khổ đau, khốn khó lầm than)

 - Tác giả ví hành động của LVT với Triệu Tử Long – 1 tướng trẻ của Lưu Bị trong thời Tam Quốc dũng cảm 1mình phá vây quân Tào bảo vệ A Đẩu con của Lưu Bị.

- Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả , ngắn gọn bằng những động từ mạnh, so sánh với viên dũng tướng Triệu Tử Long.

- LVT và TTL đều khí phách anh hùng, kiên quyết quả cảm làm việc nghĩa, dám dũng cảm đối đầu với cái ác, cái bất công.

- Cách đánh của chàng công khai đàng hoàng : trỏ mặt gọi tên như những anh hùng hảo hán xưa

- Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả nhanh , ngắn gọn bằng những động từ mạnh, so sánh với viên dũng tướng Triệu Tử Long

=> Con ng­ười có khí phách, coi trọng lẽ phải, căm ghét áp bức, không sợ gian nguy, đầy tài năng và chí khí…

- Bức vẽ ứng với những câu thơ:”VânTiên tả đột hữu xung

                                          Khác nào Triệu Tử ... Đương Dang.”

- Khát vọng, ước mơ về người anh hùng nghĩa hiệp, có tinh thần vị nghĩa cứu không, phó nguy, dám xả thân vì dân, vì nước.

“ Hỏi ai than khóc ở trong xe này…

- Nàng là phận gái ta là phận trai…

- Làm ơn há dễ trông người trả ơn..."

- Hỏi: Ai than khóc ở trong xe này?” " Lời nói ân cần chứa đựng sự cảm thông, chia sẻ.

-  “khoan…phận trai”:®  coi trọng lễ giáo gia phong, danh dự bổn phận. " Hành vi ứng xử có văn hóa theo quan niệm đạo đức phong kiến: biết giữ lễ cho mình và cho người khác.

- “VT nghe…trả ơn”: -> vô t­ư,  trong sáng, không vụ lợi trong việc cứu người.

- “Nhớ câu…anh hùng”:  -> coi trọng khí phách ng­ười anh hùng.

® Tính cách: trọng nghĩa, khinh tài, chính trực, ngay thẳng, trong sáng, từ tâm, nhân hậu, cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp.

b. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.

- Biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Vân Tiên

+ Những lời nói thể hiện con người KNN:“Quê nhà…Hà Khê”:->chân thật

“Làm con…cũng đành”:->  hiếu thảo

“Lâm nguy…một hồi”:->trong trắng.

“Trước xe … sẽ thưa”: -> nết na.

“Hà Khê… cho chàng”:->  ân nghĩa.

- Nhân vật tự giới thiệu về mình qua lời đối đáp (ngôn ngữ, lời nói).® Lời nói của 1 tiểu thư khuê các, thuỳ mị, nết na.

- Cách xưng hô quân tử, tiện thiếp”: cách nói năng văn vẻ, dịu dàng mực thước, khiêm nhường.

- Cách trả lời rõ ràng khúc triết, vừa đáp ứng đầy đủ lời hỏi thăm, vừa bày tỏ niềm cảm kích, chân thành với LVT,vừa bộc lộ hoàn cảnh éo le:bị cha ép gả nhưng vẫn hiếu thuận nghe lời

® Người con gái hiếu thảo, coi trọng lễ giáo

- Nàng lạy tạ ơn LVT sau đó mời về nhà để đền đáp mặc dù nàng biết đền đáp thế nào cũng không xứng. Cuối cùng nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với LVT

- NT xây dựng nhân vật bằng cách: khắc hoạ tính cách bằng hành động và lời nói.

- Ngôn ngữ đối thoại giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.

- Cách kể chuyện theo trình tự tgian.

 

- Coi trọng nghĩa khí

- Trân trọng giá trị đạo đức truyền thống.

- Khát vọng hạnh phúc

- Khát vọng hành đạo giúp đời.

III. Tổng kết

 

1. Nội dung:

- Đạo lí nhân nghĩa được thể hiện ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh lại bọn cướp.

- Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gáI thuỳ mị, nết na, Kiều Nguyệt Nga một lòng tri ân người đã cứu sống mình.

2. Nghệ thuật

- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động lời nói.

- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với diễn biến tình tiết truyện.

Khách