Nội dung lý thuyết
Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Sau bốn câu thơ nói về gia đình họ Vương ( bậc trung lưu, con trai út là Vương Quan), tác giả dành tới hai mươi bốn câu thơ để nói về Thúy Vân, Thúy Kiều.
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:
- Bốn câu đầu: Vẻ đẹp chung của chị em Vân - Kiều.
- Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Mười hai câu còn lại: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều.
- “Đầu lòng hai ả tố nga”: Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa sang trọng.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
- Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm tượng trưng, thể hiện vẻ đẹp trong trắng, thanh tao, trang nhã đến mức hoàn hảo. Nhưng mỗi người vẫn mang một vẻ đẹp riêng.
- Mai: mảnh dẻ, thanh tao.
- Tuyết: trắng trong và thanh khiết.
-> Tác giả đã chọn lấy hai hình ảnh mỹ lệ trong thiên nhiên để ngầm so sánh với người thiếu nữ.
2. Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Câu thơ đầu vừa giới thiệu vừa khái quát đặc điểm nhân vật: "Vân xem trang trọng khác vời"
+ Hai chữ "trang trọng" nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Vân. Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên trời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
- Tác giả sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh đặc sắc, kết hợp với những thành ngữ dân gian để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân, qua đó, dựng lên một chân dung khá nhiều chi tiết có nét hình, có màu sắc, âm thanh, tiếng cười, giọng nói.
- Sắc đẹp của Thúy Vân sánh ngang với nét kiều diễm của hoa lá, ngọc ngà, mây tuyết.. toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời.
-> Thúy Vân là cô gái có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy: Miêu tả nét đẹp của Thúy Vân trước, sau đó mới khắc họa rõ nét vẻ đẹp của Kiều.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
- Khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều, cả vẻ đẹp về nhan sắc lần tài năng đều có phần hơn so với cô em gái của mình:
+ "Làn thu thủy, nét xuân sơn".
+ "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
+ "Nghiêng nước, nghiêng thành".
- Đặc tả đôi mắt để nói lên vẻ đẹp của Kiều. Tác giả không chỉ nhấn mạnh, vẻ đẹp về ngoại hình mà còn nhấn mạnh vẻ đẹp ẩn sâu nơi tâm hồn Kiều “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt ấy như biết nói, đó là một đôi mắt trong trẻo và tinh tú như những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên, của tạo hóa, và còn có phần lấn át cả vẻ đẹp của tạo hóa. Nó khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”. Những biểu trưng cho vẻ đẹp của trời đất mà còn phải ghen hờn với vẻ đẹp ấy. Dùng điển cố “Nghiêng nước nghiêng thành”- sắc đẹp của Tây Thi, cộng thêm “hoa nhường, nguyệt thẹn” - sắc đẹp của Dương Quý Phi, 2 mĩ nhân nổi tiếng của lịch sử nhan sắc Trung Quốc làm đòn bẩy để nói về nhan sắc khác người, hơn đời của Kiều, Nguyễn Du đã tô điểm cho nhân vật của mình, khiến nàng có vẻ đẹp độc nhất vô nhị.
- Không những có một nhan sắc vô song, tài năng của Kiều cũng vào bậc xưa nay hiếm thấy:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
- Cầm, kỳ, thi, hoa xưa nay vốn là những món nghề của bậc trâm anh, thế phiệt. Ai có một trong những ài năng ấy thôi, cũng đã là một bậc thiên tài. Mà Kiều lại hội tụ cả 4 tài năng ấy. Sự tài năng của Kiều cùng với nhan sắc vô song ấy, chính là mầm họa của cuộc đời nàng.
-> Chính trong đoạn trích, Nguyễn Du cũng ngầm dự báo trước:
- Đặc biệt khúc đàn mà nàng cảm âm sâu sắc nhất, gảy lên là khiến cho “não nhân” người nghe đều não nùng, thương xót lại chính là “thiên bạc mệnh”.Phải chăng số phận của nàng đã được an bài cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh.
- Tác giả đã hết lời ca ngợi một người con gái hội tụ cả vẻ đẹp về nhan sắc, tâm hồn và tài năng, và dường như ông cũng muốn báo tước một số phận trắc trở, một cuộc đời đầy sóng gió sẽ đến với nàng.
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận.
- Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,dùng điển cố.
2. Nội dung
- Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến.
- Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng, yêu thương, quan tâm, lo lắng cho số phận con người.
3. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du
Một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo ở Truyện Kiều là sự đề cao những giá trị con người. Đó có thể là nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân,... Gợi tả tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp toàn vẹn " mười phân vẹn mười". Ở đây nghệ thuật lí tưởng hóa hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người.