Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, mất năm 2014.

- Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

- Tham gia kháng chiến chống Pháp.

- 1945, tập kết ra bắc, viết văn.

- Kháng chiến chống Mỹ ông về Nam Bộ, tiếp tục kháng chiến, viết văn…

- Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim; đề tài chính; cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Tác phẩm viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được đưa vào tập truyện cùng tên.

- Đoạn trích thuộc phần giữa truyện.

b. Tóm tắt truyện

- Phần đầu của truyện trên đường cùng đoàn cán bộ đi công tác, ông Ba (tên người kể chuyện) được cô giao liên rất trẻ dẫn đường, đó là tuyến đường bọn địch lùng quét rất gắt gao.

- Hành lý và tư trang ông Ba mang theo chỉ có tài liệu và một kỷ vật của người bạn gửi ông trước lúc hy sinh, 1 cây lược bằng ngà voi nhờ ông đem về trao tận tay cho người con gái.

- Phần trích học: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới co dịp về nhà thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho ông không còn giống với người trong ảnh chụp mà em biết, cho nên em đối xử với ba như người xa lạ.

- Đến lúc Thu nhận ra ba, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.

- Ở nơi căn cứ, người cha giành hết tình cảm thương nhớ, yêu quý con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cho cô con gái bé bỏng.

- Trong một trận càn ông đã hy sinh trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao chiếc lược ngà cho bạn.

c. Tình huống truyện

- 2 tình huống truyện thể hiện sâu sắc tình cảm cha con ông Sáu: 

+ Tình huống 1: là cuộc gặp gỡ của cha - con sau 8 năm, con không nhận ra cha, khi con nhận ra cha thì cha phải đi (bộc lộ tình cảm mãnh liệt của Thu với cha).

+ Tình huống 2: ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm làm cây lược tặng con. Lúc sắp hi sinh, ông chỉ kịp trao cho đồng đội chiếc lược nhờ chuyển cho con gái (bộc lộ tình cảm sâu sắc của cha đối với con gái).

@91709@@91710@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Tình cảm của Thu đối với cha

a. Trước khi Thu nhận ra ông Sáu là cha

Bé Thu

- Nghe gọi giật mình, tròn mắt nhìn.

- Nó ngơ ngác, lạ lùng.

- Con bé thấy lạ quá…muốn hỏi đó là ai?

- Mặt nó bỗng tái đi…vụt chạy, kêu thét lên: Má!Má!

* Ông Sáu:

- Cái tình cha con cứ nôn  nao.

- Không thể chờ thuyền cập bến, nhún chân, nhảy tót lên.

- Bước vội vàng…kêu to…Thu! Con...

- Vết thẹo dài đỏ ửng, giần giật…

- Sự xuất hiện của ông Sáu khiến bé Thu ngờ vực. Nó sợ hãi, lảng tránh ông. Chứng kiến phản ứng của Thu trước sự vồ vập của cha, ông Sáu bất ngờ, không hiểu vì sao bé lại có thái độ như vậy.

- “Anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại… hai tay buông xuống như bị gãy”.

- Trong suốt mấy ngày, mặc cho ông Sáu tìm mọi cách vỗ về, gần gũi con bé, nhưng nó vẫn xa lánh.

+ Anh vỗ về, con bé đẩy ra.

+ Anh mong con gọi ba con bé chẳng gọi.

+ Mẹ bảo gọi ba ăn cơm: nó gọi trống không.

+ Nồi cơm to đang sôi: nó không nhờ chắt nước.

+ Ông Sáu gắp cho cái trứng cá: nó hất ra.

+ Ông Sáu tát nó một cái: nó òa khóc, bỏ sang nhà bà ngoại.

=>Bé Thu một đứa bé gan lì, ương bướng và cương quyết. Bé Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật dành cho ba. Em chỉ nhận khi biết chắc chắn đó là ba mình.

b. Khi bé Thu nhận ra cha

- Sau khi sang bà ngoại, bà giải thích, Thu hiểu ra vì sao ba có cái thẹo dài trên mặt, sự nghi ngờ trong em đã được giải tỏa.

- Trạng thái ân hận, nuối tiếc.

- Nó nằm im lăn lộn, thỉnh thoảng thở dài như người lớn, cũng vì thế mà vào buổi sáng lúc ông Sáu chia tay mọi người ra đi, con bé trở về thì bà nó đã phải đi rồi.

@91711@@91712@@91713@

2. Tình cha con sâu nặng của ông Sáu

- Nỗi ân hận day dứt vì lỡ đánh con.

- Những đêm rừng, nằm võng…nhớ con…anh cứ ân hận, nỗi khổ tâm đó giày vò anh.

- Lời dặn của đứa con lúc chia tay “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông làm một cây lược bằng ngà cho con bé mới được.

-> Những chi tiết chân thực, bộ lộ rõ tình cảm xúc động của người cha lúc xa con. Càng nhớ, càng thương con, càng xót xa ân hận vì đã lỡ đánh con và lời dặn dò ngây thơ của đứa con bé bỏng cứ vang lên trong tâm khảm - khiến người cha trăn trở - không yên. Dường như lúc nào ông cũng nghĩ đến điều đó, chính tình cảm dành cho con đã thôi thức ông thực hiện bằng được lời hứa.

- Khi tìm được khúc ngà voi, ông Sáu hớt hải chạy về, “tay cầm khúc ngà đưa lên khoe tôi, mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

- Ông Sáu vô cùng sung sướng, vui mừng vì cuối cùng ông cũng đã có thể thực hiện được lời hứa với đứa con bé bỏng mà ông vô cùng thương nhớ.

- Việc ông sắp làm không chỉ là cách giúp ông thực hiện lời hứa, mà chủ yếu là giúp ông giải tỏa nỗi ân hận vì đã lỡ đánh con, lại còn giúp ông bày tỏ nỗi niềm nhớ thương đối với đứa con:

+ Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỷ mỷ và cố công như người thợ bạc.

+ Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

+ Những đêm nhớ con, anh lấy cây lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt…

+ Có cây lược, anh càng mong gặp lại con: “Người cha dồn  hết tình cảm yêu thương, mong nhớ đứa con vào làm cây lược, món quà cho con mà ông đã hứa.

- Ông làm cây lược bằng sự tập trung cao độ, dường như mỗi chiếc răng lược, mỗi con chữ khắc trên sống lung lược đều là hiện thân tình cảm của ông đối với con.

 - Chiếc lược ngà ông làm đã trở thành  kỷ vật quý giá, thiêng liêng với ông, nó đã làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách.

- Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương đã xảy ra: Trong một trận càn của kẻ thù, ông Sáu đã hi sinh khi chưa tận tay cầm được chiếc lược ngà trao cho cô con gái bé bỏng.

-> Nó thể hiện tình cảm sâu nặng của người cha đối cới con trong hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, éo le, khắc nghiệt.

- Chiến tranh luôn đồng nghĩa cớn đau thương, mất mát, nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cha con - tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, vừa cho ta thấy cụ thể nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh.

- Tình cảm mà ông Sáu dành cho con thật sâu nặng, tình cảm ấy là bất diệt trước sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh.

@91714@

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.

- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.

- Chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe: Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan, vừa bộc lộ sâu sắc cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình.

- Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con - vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng.

- Xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lý.

- Nghệ thuật khắc họa tâm lý, xây dựng tình cách nhân vật.

2. Nội dung

Truyện Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.